[LỜI GIẢI] Cho đường tròn O đường kính AB Dây cung MN vuông góc vớ - Tự Học 365
LUYỆN TẬP TRẮC NGHIỆM 50000+ CÂU HỎI

DÀNH CHO MỌI LỚP 6 ĐẾN 12

TRUY CẬP NGAY
XEM CHI TIẾT

Cho đường tròn O đường kính AB Dây cung MN vuông góc vớ

Cho đường tròn O đường kính AB Dây cung MN vuông góc vớ

Câu hỏi

Nhận biết

Đáp án đúng:

Lời giải của Tự Học 365

Phương pháp giải:

a) Vận dụng dấu hiệu nhận biết: Tứ giác có tổng hai góc đối nhau bằng 180 độ là tứ giác nội tiếp.

b) \(\Delta ANB \sim \Delta KHB\,\,\,\left( {g.g} \right)\)\( \Rightarrow NB.HK = AN.HB\)

c) \(HM \bot OM\) tại M.

Vậy HM là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại M (đpcm)

Giải chi tiết:

a) Chứng minh tứ giác AHKM nội tiếp trong một đường tròn

Xét (O), có \(\angle AMB = 90^\circ \) ( góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

Xét tứ giác AHKM có: \(\angle AMK + \angle AHK = 90^\circ  + 90^\circ  = 180^\circ \). Mà 2 góc này ở vị trí đối diện

\( \Rightarrow \) Tứ giác AHKM nội tiếp trong một đường tròn. (dhnb)

b) Chứng minh rằng \(NB.HK = AN.HB\)

Vì dây cung MN vuông góc với đường kính AB tại I \( \Rightarrow \) I là trung điểm của MN (quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây cung)

\( \Rightarrow \) \(AI\) là đường trung trực của \(MN\)

\( \Rightarrow AM = AN\) (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng)

\( \Rightarrow cungAM = cungAN\) (hai dây bằng nhau chắn hai cung bằng nhau).

\( \Rightarrow \angle MBA = \angle NBA\) (2 góc nội tiếp chắn hai cung bằng nhau)

Xét (O), có: \(\angle ANB = 90^\circ \) ( góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

Xét \(\Delta ANB\) và \(\Delta KHB\) có:

\(\begin{array}{l}\angle ANB = \angle KHB\,\,\,\,\left( { = 90^\circ } \right)\\angle ABN = \angle ABM = \angle HBK\,\,\,\left( {cmt} \right)\ \Rightarrow \Delta ANB \sim \Delta KHB\,\,\,\left( {g.g} \right)\end{array}\)

\( \Rightarrow \dfrac{{NB}}{{HB}} = \dfrac{{AN}}{{KH}}\)(cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)

\( \Rightarrow NB.HK = AN.HB\) (đpcm)

c) Chứng minh HM là tiếp tuyến của (O).

Vì tứ giác AHKM là tứ giác nội tiếp (cmt)

\( \Rightarrow \)\(\angle HMA = \angle HKA\) (2 góc nội tiếp cùng chắn cung HA)(1)

Xét \(\Delta KHA\) vuông tại H có \(\angle KAH + \angle HKA = {90^0}\)

Xét \(\Delta ANB\) vuông tại N có \(\angle NAB + \angle ABN = {90^0}\)

Mà  \(\angle KAH = \angle NAB\) (đối đỉnh) \( \Rightarrow \angle HKA = \angle ABN\)(2)

Mà \(\angle ABM = \angle ABN\,\,\,(cmt);\) \(\angle ABM = \angle BMO\) (do tam giác BMO cân tại O)

\( \Rightarrow \angle ABN = \angle BMO\)(3)

Từ (1), (2) và (3) \( \Rightarrow \angle HMA = \angle BMO\)

Mà \(\angle AMO + \angle BMO = \angle AMB = 90^\circ \) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn).

\( \Rightarrow \angle AMO + \angle HMA = 90^\circ  \Rightarrow \angle HMO = {90^0}\) \( \Rightarrow HM \bot OM\) tại M.

Vậy HM là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại M (đpcm)

Ý kiến của bạn