+ Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng bằng \(90^\circ \)
+ Hai góc cùng phụ với một góc thì hai góc đó bằng nhau.
+ Góc của một tam giác có số đo bằng tổng số đo hai góc trong không kề với nó.
+ Trong tam giác cân, đường phân giác đồng thời là đường trung trực.
+ Ba đường trung trực của tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác.
Giải chi tiết:
Xét \(\Delta ABH\) vuông tại \(H\) có : \(\angle B + \angle HAB = 90^\circ \)
Xét \(\Delta ABC\) vuông tại \(A\) có : \(\angle B + \angle C = 90^\circ \)
\( \Rightarrow \angle C = \angle HAB\) (cùng phụ với \(\angle B\))
Ta có: \(\angle AEB\) là góc ngoài của \(\Delta AEC\)
\( \Rightarrow \angle AEB = \angle {A_2} + \angle C\)
Mặt khác: \(\angle EAB = \angle {A_1} + \angle HAB\)
Mà \(\angle {A_1} = \angle {A_2}\) và \(\angle C = \angle HAB\)
\( \Rightarrow \angle AEB = \angle EAB\)
\( \Rightarrow \Delta ABE\) cân tại \(B\)
\( \Rightarrow \) Đường phân giác của \(\angle B\) đồng thời là đường trung trực của \(AE\)
Chứng minh tương tự, ta có : đường phân giác của \(\angle C\) đồng thời là đường trung trực của \(AD\)
Xét \(\Delta ADE\) có các đường trung trực của \(AE,AD\) giao nhau tại \(K\)
\( \Rightarrow K\) là giao điểm các đường trung trực của \(\Delta ADE\).
Vậy giao điểm các đường phân giác của \(\Delta ABC\) là giao điểm các đường trung trực của \(\Delta ADE\).