[LỜI GIẢI] Cho Delta ABC cân tại A đường cao AH Trên tia đối của t - Tự Học 365
LUYỆN TẬP TRẮC NGHIỆM 50000+ CÂU HỎI

DÀNH CHO MỌI LỚP 6 ĐẾN 12

TRUY CẬP NGAY
XEM CHI TIẾT

Cho Delta ABC cân tại A đường cao AH Trên tia đối của t

Cho Delta ABC cân tại A đường cao AH Trên tia đối của t

Câu hỏi

Nhận biết

Đáp án đúng:

Lời giải của Tự Học 365

Phương pháp giải:

+ Vị trí trọng tâm: Trọng tâm của một tam giác cách mỗi đỉnh một khoảng bằng \(\dfrac{2}{3}\) độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy.

+ Nếu hai cạnh và góc xen giữa hai cạnh của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa hai cạnh của tam giác kia thì hai tam giác này bằng nhau.

+ Tam giác cân có hai góc ở đáy và hai cạnh bên bằng nhau

+ Trong một tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền thì bằng một nửa cạnh huyền.

+ Trong tam giác cân, đường cao đồng thời là đường tuyến, đường phân giác, đường trung trực của tam giác đó.

+ Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng mà trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song với nhau.

Giải chi tiết:

a) Vì \(\Delta ABC\) cân tại \(A\) và \(AH\) là đường cao

\( \Rightarrow AH\) là đường trung tuyến \( \Rightarrow HB = HC = \dfrac{1}{2}BC\)

Ta có \(EH = CE + HC\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow EH = BC + \dfrac{1}{2}BC = \dfrac{3}{2}BC = \dfrac{3}{2}CE\ \Rightarrow CE = \dfrac{2}{3}EH\end{array}\)

Xét \(\Delta ADE\) có:

      \(EH\) là đường trung tuyến

      \(CE = \dfrac{2}{3}EH\)

\( \Rightarrow C\) là trọng tâm của \(\Delta ADE\)

b) Xét \(\Delta ADE\) có :

      \(AM\) là đường trung tuyến

\( \Rightarrow MD = ME\)

Áp dụng định lí đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông trong \(\Delta EHD\) vuông tại \(H\), ta được : \(MH = ME = MD\)

\( \Rightarrow \Delta MHE\) cân tại \(M\) \( \Rightarrow \angle MHE = \angle MEH\)

Dễ dàng chứng minh được \(\Delta EHA = \Delta EHD\left( {c.g.c} \right)\)\( \Rightarrow \angle AEH = \angle DEH\) (2 góc tương ứng)

\( \Rightarrow \angle MHE = \angle AEH\left( { = \angle DEH} \right)\)

Mà hai góc nằm ở vị trí so le trong nên \(HM//AE\) (đpcm)

Ý kiến của bạn