[LỜI GIẢI] Thí sinh chọn một trong hai câu sau: Câu 3b: (5,0 điểm) Trình bày - Tự Học 365
LUYỆN TẬP TRẮC NGHIỆM 50000+ CÂU HỎI

DÀNH CHO MỌI LỚP 6 ĐẾN 12

TRUY CẬP NGAY
XEM CHI TIẾT

Thí sinh chọn một trong hai câu sau: Câu 3b: (5,0 điểm) Trình bày

Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu 3b: (5,0 điểm)
Trình bày

Câu hỏi

Nhận biết

II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)

Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

Câu 3b: (5,0 điểm)

Trình bày cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua hai nhân vật Tnú (trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành) và Việt (trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi) .


Đáp án đúng:

Lời giải của Tự Học 365

Giải chi tiết:

YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG :

- Xác định đúng kiểu đề : Nghị luận văn học .

- Cần vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận trong văn nghị luận và các phương thức biểu đạt khi làm bài.

- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, câu ; văn viết có cảm xúc.

YÊU CẦU VỀ KIẾM THỨC:

1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN: (0,5 điểm)

- Chủ nghĩa anh hùng cách mạng là nguồn cảm hứng chủ đạo của văn học Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Truyện ngắn «  Rừng xà nu » của Nguyễn Trung Thành và « Những đứa con trong gia đình » là 2 tác phẩm xuất sắc phản ánh cuộc chiến đấu của con người Việt Nam trong kháng chiến.

- Qua hai nhân vật Tnú và Việt, tác giả Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi đã ca ngợi vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong kháng chiến.

2. GIẢI THÍCH: (0,5 điểm)

Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong văn học là sự thể hiện của lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu bất khuất chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ tổ quốc của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là sự trung thành với lí tưởng cách mạng được thử thách trong những hoàn cảnh khốc liệt, qua đó bộc lộ được vẻ đẹp của phẩm chất anh hùng có tính chất tiêu biểu cho cả dân tộc. 

3. CẢM NHẬN VỀ VẺ ĐẸP CỦA CHỦ NGHĨA ANH HÙNG CÁCH MẠNG TRONG KHÁNG CHIẾN QUA HAI NHÂN VẬT :

a. NHÂN VẬT TNÚ : (1,25 điểm)

- Tnú là đứa con của làng Xôman, nơi từng người dân đều hướng về cách mạng, bảo vệ cán bộ.

- Tnú rất gắn bó với cách mạng :

 + Từ nhỏ, Tnú là một cậu bé gan góc, dũng cảm, trung thực, được giác ngộ cách mạng ;

 + Khi thoát ngục Kontum trở về, Tnú đã là một chàng trai cường tráng, được tôi luyện qua nhiều thử thách, trở thành một chiến sĩ kiên cường, bất khuất, trung thành với cách mạng.

+ Vẻ đẹp của nhân vật bộc lộ sáng chói qua đoạn cao trào đầy kịch tính của truyện khi vợ con bị giặc giết, bản thân anh bị kẻ thù đốt cháy mười đầu ngón tay bằng chính nhựa xà nu của quê hương, khơi dậy cao độ lòng căm thù giặc của cả buôn làng.

- Tnú là một con người giàu tình cảm yêu thương: yêu thiết tha bản làng,  gắn bó thân thiết với cảnh và người ở quê hương mình; yêu thương vợ con tha thiết, ấp ôm một kỉ niệm đớn đau về cái chết của vơ con.

- Câu chuyện của Tnú được cụ Mết kể lại trong một không khí trang nghiêm của núi rừng. Lối kể như lối kể khan của người Tây Nguyên, lời kể đan xen lời trần thuật ở ngôi thứ ba như sống lại cái không khí linh thiêng hào hùng của những thiên sử thi Tây Nguyên và toát lên vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời chống Mĩ .

b. NHÂN VẬT VIỆT : (1,25 điểm)

- Là đứa con trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng ở Nam Bộ.

- Việt có nét riêng dễ mến lộc ngộc, vô tư của cậu con trai mới lớn,  nhưng sự trẻ con vô tư vẫn không ngăn cản Việt trở thành một dũng sĩ giệt Mĩ. Ngược lại, chính nó càng làm cho phẩm chất anh hùng của Việt ngày thêm độc đáo. Thù nhà, nợ nước đã nuôi dưỡng Việt trở thành một chiến sĩ giải phóng gan góc, có ý chí chiến đấu dũng cảm, kiên cường :

+ Khi còn nhỏ dám xông thẳng vào đá thằng giặc vừa giết hại cha mình.

+ Khi chưa đủ tuổi tòng quân, Việt nằng nặc đòi đi cầm súng trả thù cho ba má.

+ Khi xung trân, Việt chiến đấu rất dũng cảm.

+ Khi bị thương, lạc đồng đội, Việt vẫn trong tư thế chờ tiêu diệt giặc.

- Việt là người rất giàu tình cảm, gắn bó với gia đình : hình ảnh những người thân trong gia đình lúc nào cũng ở trong tâm trí. Trong hoàn cảnh bi đát nhất, Việt luôn nghĩ về người thân để tìm điểm tựa cho tâm hồn, tiếp thêm sức mạnh tinh thần để anh vượt qua khó khăn trở ngại.

- Nhân vật được khắc họa sống động, chân thực nhờ nhà văn chọn lối trần thuật theo ngôi thứ ba của người kể truyện tự giấu mình nhưng điểm nhìn, lời kể thì theo giọng điệu của nhân vật. Nói cách khác, Nguyễn Thi đã trao ngòi bút của mình cho Việt để qua dòng hồi ức, Việt có thể tự viêt về mình bằng ngôn ngữ, giọng điệu riêng.

4. SO SÁNH HAI NHÂN VẬT :

a. NÉT CHUNG : (0,5 điểm)

- Họ đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, của dân tộc.

- Họ đã chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau thương mất mát của cả dân tộc: Những đau thương đó hun đúc tinh thần chiến đấu, lòng căm thù giặc sâu sắc của con người Việt Nam.

 - Cả hai nhân vật được miêu tả, khắc họa, ngợi ca bằng cảm hứng sử thi và có ý nghĩa điển hình. Ở họ có sự kết tinh sức mạnh, tình cảm, lí tưởng cao đẹp của cộng đồng qua các thế hệ .

a. NÉT RIÊNG : (0,5 điểm)

- Tnú là nhân vật được kết tinh từ vẻ đẹp tiêu biểu nhất của con người mang đậm dòng máu, tính cách của núi rừng Tây Nguyên với hình ảnh, vóc dáng vạm vỡ chứa trong đó cái mênh mang, trong sạch, hoang dại của núi rừng. Qua hình tượng Tnú, Nguyễn Trung Thành còn gợi ra được số phận và phẩm chất của cả cộng đồng trong cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng thân yêu.

- Việt đậm chất Nam Bộ ở ngôn ngữ, tính cahcs sôi nổi, bộc trực, trọng nghĩa. Việt là nhân vật tiêu biểu cho lớp trẻ, nòng cốt của thờ đại cách mạng. Qua nhân vật Việt, nhà văn đã ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong mỗi gia đình.

3. KHÁI QUÁT LẠI VẤN ĐỀ. ĐÁNH GIÁ, MỞ RỘNG VẤN ĐỀ (0,5 điểm)

Hai nhân vât trong hai tác phẩm đã góp phần thể hiện phong cách riêng của mỗi nhà văn, đã làm nổi bật những tấm gương cao đẹp, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bồi dưỡng khí phách, tâm hồn cho những thế hệ mai sau.

App đọc sách tóm tắt miễn phí

Ý kiến của bạn