[LỜI GIẢI] Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b )
LUYỆN TẬP TRẮC NGHIỆM 50000+ CÂU HỎI

DÀNH CHO MỌI LỚP 6 ĐẾN 12

TRUY CẬP NGAY
XEM CHI TIẾT

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b )

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b )
<p clas

Câu hỏi

Nhận biết

II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b )

Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn ( 5,0 điếm)

Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau:

"Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thỉên không"

Dịch thơ:

"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không"

( “Chiều tối”, Hồ Chí Minh, Ngữ văn lớp 11 tập 2, Nxb Giáo dục).

"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa"

( “Tràng giang”, Huy Cận, Ngữ văn lớp 11 tập 2, Nxb Giáo dục)


Đáp án đúng:

Lời giải của Tự Học 365

Giải chi tiết:

Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm rõ những ý chính sau đây

I. KHÁI QUÁT VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM ( 0,5 điểm)

- Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà cách mạng lỗi lạc mà còn là nhà thơ lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Mộ ( Chiều tối) là một bài thơ đặc sắc trong tập “Nhật kí trong tù”. Vẻ đẹp tâm hồn của chủ thể trữ tình đã hỉện lên qua bức tranh chiều tối miền sơn cước mang đậm màu sắc Đường thi cổ điển ở hai câu đầu bài thơ.

- Huy Cận là gương mặt tiêu biểu của phong trào Thơ Mới 1932-1945. “Tràng giang” là một trong những kiệt tác của thi ca hiện đại, của Thơ Mới, cũng là tác phẩm tiêu biểu nhất cho hồn thơ Huy Cận trước 1945, in trong tập “Lửa thiêng”( 1940). Màu sắc Đường thi cổ điển và hình ảnh con người cá nhân ảo não, cô đơn của văn học lãng mạn được thể hiện rõ nét trong hai câu đầu của khổ 4.

II. CỤ THỂ

1.VỀ ĐOẠN THƠ TRONG BÀI “CHIỀU TỐI” ( 1,5 điểm)

a. NỘI DUNG:

- Qua hình ảnh một cánh chim về tổ cuối ngày, một đám mây cô đơn chầm chậm trôi ngang qua bầu trời, hai câu thơ đã làm hiện lên bức tranh thiên nhiên chiều tối miền sơn cước êm đềm, tĩnh lặng và man mác u buồn.

- Đây là bức tranh thiên nhiên hiện lên qua cái nhìn của người tù trên đường chuyển lao, từ đó có thể nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của chủ thể trữ tình: tư chất nghệ sĩ tinh tế, tình yêu thiên nhiên, nỗi cô đơn và niềm buồn nhớ quê hương đất nước...

b.NGHỆ THUẬT:

- Bút pháp chấm phá, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, thể thơ tuyệt cú cổ điển...

2.VỀ ĐOẠN THƠ TRONG BÀI “TRÀNG GIANG” ( 1,5 điểm)

a.NỘI DUNG:

- Bức tranh thiên nhiên đẹp trong sáng,, tráng lệ với sắc mây lấp lánh ráng chiều, với cánh chim như một tia nắng rơi xuống giữa hoàng hôn.

- Thiên nhiên đẹp song vẫn buồn vì thấm đượm cảm hứng vũ trụ, vì sự tương phản giữa bầu trời chiều với lớp ỉớp mây cao hùng vĩ và cánh chim nhỏ bé cô đơn. Cái tôi cá nhân ảo não của chủ thể trữ tình cũng hiện ra từ sự rợn ngợp trước không gian.

b.NGHỆ THUẬT:

- Bút pháp chấm phá, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, thể thơ thất ngôn cổ điển...

III.VỀ SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA HAI ĐOẠN THƠ ( 1,5 điểm)

a. TƯƠNG ĐỒNG:

- Cùng tái hiện bức tranh nhiên nhiên trong hoàng hôn u buồn thông qua tiếng thơ thấm đượm chất Đường thi cổ điển.

b.KHÁC BIỆT:

 -  Chủ thể trữ tình của “Chiều tối” là một nhà thơ cách mạng, cô đơn nơi đất khách quê người, buồn nhớ quê hương đất nước, vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt, trìu mến ngấm nhìn những vẻ đẹp thiên nhiên..., thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của một thi sĩ “ chiến sĩ.

-  Chủ thể trữ tình của “Tràng giang” là một thi nhân lãng mạn thời Thơ Mới 32-45, mang tâm thế ảo não cô đơn của cái tôi cá nhân nhỏ bé đối diện với vũ trụ mênh mông, rợn ngợp...

App đọc sách tóm tắt miễn phí

Ý kiến của bạn