[LỜI GIẢI]   Câu 4: (4,0 điểm) Cảm nhận của em về màn kết trong vở kịch “Hồn Tr - Tự Học 365
LUYỆN TẬP TRẮC NGHIỆM 50000+ CÂU HỎI

DÀNH CHO MỌI LỚP 6 ĐẾN 12

TRUY CẬP NGAY
XEM CHI TIẾT

  Câu 4: (4,0 điểm) Cảm nhận của em về màn kết trong vở kịch “Hồn Tr

 
Câu 4: (4,0 điểm)
Cảm nhận của em về màn kết trong vở kịch “Hồn Tr

Câu hỏi

Nhận biết

II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm)

Câu 4: (4,0 điểm)

Cảm nhận của em về màn kết trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.


Đáp án đúng:

Lời giải của Tự Học 365

Giải chi tiết:

1.  MỞ BÀI:

Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vị trí màn kết của vở kịch, dẫn đề...

- Tác giả Lưu Quang Vũ: một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.

- Tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những vở kịch gây được nhiều tiếng vang nhất của Lưu Quang Vũ. Vở kịch được viết năm 1981.

2.  THÂN  BÀI:

 - Giới thiệu tình huống kịch: Trương Ba là người nhân hậu, thanh cao, khoáng hoạt phải trú nhờ trong xác hàng thịt dung tục, thô lỗ → rơi vào bi kịch → quyết định trả xác để được “ là tôi toàn vẹn”

- Mô tả lại đoạn kết:

+ Kết thúc vở kịch, Trương Ba Chết, nhưng hồn ông vẫn còn đó “giữa màu xanh cây vườn, Trương Ba chập chờn xuất hiện”, và ông đã nói với vợ mình những lời tâm huyết, hàm chứa ý nghĩa “ Tôi đây bà ạ. Tôi ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta…Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu…”.

+ Cu Tị sống lại và đang cùng ngồi với cái Gái trong khu vườn. Cái Gái “Lấy hạt na vùi xuống đất…”cho nó mọc thành cây mới. Ông nội tớ bảo thế. Những cây sẽ nối nhau mà khôn lớn.Mãi mãi…”

- Ý nghĩa:

+ Những lời nói của Trương Ba, phải chăng đó là sự bất tử của linh hồn trong sự sống, trong lòng người. Điều đó tô đậm thêm nhân cách cao thượng của Trương Ba và khắc sâu thêm tư tưởng nhân văn của tác phẩm.

+ Hình ảnh cái Gái ăn quả Na rồi vùi hạt xuống đất:

* Biểu tượng cho sự tiếp nối những truyền thống tốt đẹp ( “ Ông nội tớ bảo vậy”) là tâm hồn, là nhân cách Trương Ba.

* Biểu tượng cho sự sống bất diệt của những giá trị tinh thần mang tính nhân văn cao đẹp (“mãi mãi”).

* Khẳng định niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện và cái đẹp.

+ Ý nghĩa của sự sống nhiều khi không phải ở sự tồn tại sinh học mà chính là sự hiện diện của người đã khuất trong tâm tưởng, nỗi nhớ, tình yêu của những người còn sống. Vẻ đẹp tâm hồn sẽ trường tồn dài lâu, bất tử so với sự tồn tại của thể xác

+ Có thể nói, đây là một đoạn kết giàu chất thơ với ngôn từ tha thiết, thấm đẫm tình cảm và có dư ba bởi những hình ảnh tượng trưng về sự sống nảy nở ( “ vườn cây rung rinh ánh sáng”, hai đứa trẻ cùng ăn quả na rồi gieo hạt na xuống đất cho nó mọc thành cây mới). Đó là khúc ca trữ tình ca ngợi sự sống, ca ngợi những giá trị nhân văn mà con người luôn phải vươn tới và gìn giữ.

=> Tác giả gửi gắm thông điệp về cuộc sống: sự sống thật sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên,hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Hạnh phúc của con người là chiến thắng được bản thân, chiến thắng sự dung tục, hoàn thiện được nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý

3. KẾT BÀI:

- Khái quát lại vấn đề

- Rút ra bài học cho bản thân.

App đọc sách tóm tắt miễn phí

Ý kiến của bạn