[LỜI GIẢI] Cho ∆ ABC cân tại A. Gọi H,K  lần lượt là trung điểm của BC  và AC . - Tự Học 365
LUYỆN TẬP TRẮC NGHIỆM 50000+ CÂU HỎI

DÀNH CHO MỌI LỚP 6 ĐẾN 12

TRUY CẬP NGAY
XEM CHI TIẾT

Cho ∆ ABC cân tại A. Gọi H,K  lần lượt là trung điểm của BC  và AC .

Cho ∆ ABC cân tại A. Gọi H,K  lần lượt là trung điểm của BC  và AC .

Câu hỏi

Nhận biết

Cho \(\Delta ABC\) cân tại A. Gọi \(H,\,K\) lần lượt là trung điểm của \(BC\) và \(AC\) .

a. Chứng minh tứ giác \(ABHK\) là hình thang.

b. Trên tia đối của tia \(HA\) lấy điểm \(E\) sao cho \(H\) là trung điểm của cạnh \(A{\rm{E}}\) . Chứng minh tứ giác \(ABEC\) là hình thoi.

c. Qua A vẽ đường thẳng vuông góc với \(AH\) cắt tia \(HK\) tại \(D\) . Chứng minh \(A{\rm{D}} = BH\) .

d. Vẽ \(HN \bot AB\left( {N \in AB} \right)\), gọi I là trung điểm của AN. Trên tia đối của tia BH lấy điểm M sao cho B là trung điểm của HM. Chứng minh: \(MN \bot HI\)


Đáp án đúng:

Lời giải của Tự Học 365

Giải chi tiết:

a. Xét \(\Delta ABC\) có: \(H,\,K\)  lần lượt là trung điểm của \(BC\)  và \(AC\) (gt)

\( \Rightarrow HK\) là đường trung bình của \(\Delta ABC\) (dấu hiệu nhận biết đường trung bình của tam giác)

\( \Rightarrow HK//AB\) (tính chất đường trung bình của tam giác)

\( \Rightarrow \) tứ giác \(ABHK\)  là hình thang (dhnb)

b. Xét tứ giác \(ABEC\)  có: \(H\)  là trung điểm của \(A{\rm{E}}\)  và \(BC\)  (gt) nên suy ra tứ giác \(ABEC\)  là hình bình hành (dhnb)

Lại có, \(\Delta ABC\) cân tại \(A\;\left( {gt} \right) \Rightarrow AB = AC\)   (tính chất tam giác cân)

\( \Rightarrow \) Hình bình hành \(ABEC\)  có hai cạnh bên bằng nhau nên là hình thoi (dhnb)

c. Vì \(\Delta ABC\) cân tại \(A\)  (gt), mà \(AH\)  là trung tuyến

\( \Rightarrow \) \(AH\)  cũng là đường cao của \(\Delta ABC\)

\( \Rightarrow AH \bot BC\)

Mà \(AD \bot AH\left( {gt} \right) \Rightarrow AD//BH\;\;\left( { \bot AH} \right)\)

Lại có: \(AB//DH\) (do \(D,\,H,\,K\)  thẳng hàng)

\( \Rightarrow \) Tứ giác \(ADHB\)  là hình bình hành (dhnb)

\( \Rightarrow AD = BH\) (tính chất)

d. Gọi \(O\) là trung điểm của \(HN\) và \(I\) là trung điểm của \(AN\left( {gt} \right) \Rightarrow I{\rm{O}}\) là đường trung bình của \(\Delta ANH\) (dhnb)

\( \Rightarrow I{\rm{O}}//AH\) (tính chất)

Mà \(AH \bot BC \Rightarrow OI \bot BC\)  hay \(OI\) là đường cao của tam giác \(BIH.\)

Xét \(\Delta BIH\) có đường cao HN và IO cắt nhau tại O nên O là trực tâm của \(\Delta IBH\)

\( \Rightarrow BO\) là đường cao của \(\Delta IBH\)

Hay \(BO \bot IH.\;\;\;\left( 1 \right)\)

Xét \(\Delta MNH\) có: \(B\) là trung điểm của \(MH,\;\;O\) là trung điểm của \(NH.\)

\( \Rightarrow BO\) là đường trung bình của \(\Delta MNH\) \( \Rightarrow BO//MN\) (tính chất đường trung bình của tam giác) (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(MN \bot HI\) .

Ý kiến của bạn