[LỜI GIẢI] Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = AC. Gọi M là trung điểm của BC, D - Tự Học 365
LUYỆN TẬP TRẮC NGHIỆM 50000+ CÂU HỎI

DÀNH CHO MỌI LỚP 6 ĐẾN 12

TRUY CẬP NGAY
XEM CHI TIẾT

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = AC. Gọi M là trung điểm của BC, D

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = AC. Gọi M là trung điểm của BC, D

Câu hỏi

Nhận biết

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = AC. Gọi M là trung điểm của BC, D là trung điểm của cạnh AC.

a) Chứng minh rằng: \(\Delta AMB=\Delta AMC\) và \(AM\bot BC\)

b) Từ A kẻ đường thẳng vuông góc với BD, cắt BC tại E. Trên tia đối của tia DE lấy điểm F sao cho

DF = DE. Chứng minh rằng: \(\Delta A\text{D}F=\Delta C\text{D}E,\) từ đó suy ra: \(AF\parallel CE\);

c) Từ C dựng đường thẳng vuông góc với AC, cắt AE tại G. Chứng minh rằng: \(\Delta BA\text{D}=\Delta ACG;\)

d) Chứng minh rằng: AB = 2CG.


Đáp án đúng:

Lời giải của Tự Học 365

Giải chi tiết:

 

a) Theo đề bài ta có: \(\Delta ABC\) vuông tại A và AB = AC.

 \(\Rightarrow \Delta ABC\) vuông cân tại A.

\(\Rightarrow \angle ABM=\angle ACM={{45}^{0}}\) (2 góc đáy bằng nhau) \(\)

Xét \(\Delta AMB\) và \(\Delta AMC\) ta có:

BM = MC (M là trung điểm của BC)

AB = AC (theo giả thiết)

\(\angle ABM=\angle ACM\) (chứng minh trên)

 \(\Rightarrow \Delta AMB=\Delta AMC\ (c-g-c)\) (đpcm)

\(\Rightarrow \angle BAM=\angle CAM\)

Mà \(\angle BAC=\angle BAM+\angle MAC={{90}^{0}}\Rightarrow \angle BAM=\angle CAM=\frac{1}{2}\angle BAC={{45}^{0}}\)

Xét tam giác AMB, ta có:

\(\begin{align}  & \angle ABM+\angle BAM+\angle AMB={{180}^{0}} \\  & \Leftrightarrow {{45}^{0}}+{{45}^{0}}+\angle AMB={{180}^{0}} \\  & \Leftrightarrow \angle AMB={{90}^{0}} \\ \end{align}\)

\(\Rightarrow AM\bot BC\) (đpcm) \(\Delta AMB\)

b) Xét tam giác ADF và tam giác CDE ta có:

            AD = DC (D là trung điểm AC)

            DE = DF (theo giả thiết)

            \(\angle A\text{D}F=\angle C\text{D}E\) (2 góc đối đỉnh)

\(\Rightarrow \Delta A\text{D}F=\Delta C\text{D}E\ (c-g-c)\)(đpcm)

\(\Rightarrow \angle DAF=\angle DCE\) (2 góc tương ứng)

Lại thấy \(\angle DCE\)  và \(\angle DAF\) là cặp góc so le trong bằng nhau \(\Rightarrow AF\parallel CE\)(đpcm)

c) Xét 2 tam giác vuông BAD và ACG ta có:

            \(\angle CAG=\angle AB\text{D}\) (cùng phụ với góc \(\angle BAG\))

AB = AC (theo giả thiết)

\(\Rightarrow \Delta BA\text{D}=\Delta ACG\ \)(cạnh góc  vuông – góc nhọn kề cạnh ấy) (đpcm)

d) Ta có: \(\Delta BA\text{D}=\Delta ACG\ \left( cmt \right)\)

\(\Rightarrow A\text{D}=CG\) (2 cạnh tương ứng)

Ta lại có: \(A\text{D}=\frac{1}{2}AC=\frac{1}{2}AB\)

\(\Rightarrow 2CG=AB\)(đpcm)

Ý kiến của bạn