Hy vọng rằng bài viết về áp lực thi cử trong mùa thi này sẽ giúp bạn có tâm lý phòng thi tốt và đạt được điểm cao nhất
"ÁP LỰC THI CỬ" - ĐÂY CÓ PHẢI LÀ CĂN BỆNH BẠN ĐANG MẮC PHẢI?
Bạn có hay bị “run” mỗi lần bước vào phòng thi?
Dạo gần đây mình hay nhận được các câu hỏi rất thú vị từ các bạn học sinh đang ôn thi:
"áp lực thi cử quá ad ơi, làm thế nào để bớt run trước khi vào phòng thi?”,
“ Mỗi lần vào phòng thi, không hiểu sao em hay bị đau bụng, chóng mặt. Nhưng khi thi xong các triệu chứng đó lại biến mất không lý do! Có cách nào khắc phục việc này không ạ?”
Bạn có đang mắc phải căn bệnh này?
Và đó có phải nguyên nhân chính khiến bạn làm bài không tốt, đạt điểm kém trong mỗi kì thi?
Thành thật với bạn, ngày trước, mỗi lần bước vào phòng thi, mình cũng hay bị những “ triệu chứng” như vậy. Và thầy cô, cha mẹ thường cho là do mình chưa chuẩn bị kĩ lưỡng, hay kiểu học tài thi phận. Và rồi, mình cũng “ lỡ trót dại” tin lời thầy cô, lần sau chuẩn bị thật kĩ càng, kĩ hết sức có thể trước ngày thi.
Nhưng....
Sự thật đáng buồn là......
áp lực thi cử vẫn không giảm
Cho dù mình có chuẩn bị kĩ càng như thế nào, căn bệnh đó vẫn xuất hiện.
Cho dù mình có chuẩn bị kĩ càng như thế nào, kết quả vẫn kém như thế.
Bạn biết không, mình áp lực lắm... và mình bắt đầu đổ lỗi do bản thân quá kém, mình hoàn toàn mất sự tự tin. Một điều thú vị là, khi đó, kết quả học tập của mình ngày càng kém dần và ngày càng tệ hơn.
Bạn có đang ở trong tình trạng giống mình?
Áp lực thi cử là một hiện tượng tâm lý tiêu cực ảnh hưởng đến hơn 40% bạn học sinh trên toàn thế giới. Hiện tượng này không những làm ảnh hưởng đến các bài kiểm tra, mà còn ảnh hướng tới cuộc sống và tình hình học tập của bạn.
Tệ ại đến mức, căn bệnh này không những ảnh hưởng tới các bạn học sinh, mà còn ảnh hưởng tới sinh viên, những anh chị đi làm khi tới các kì kiểm tra năng lực.
Bạn biết không? Bản thân những bài kiểm tra không phải là nguyên nhân khiến bạn lo lắng, mà chủ yếu do những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực về chúng mới là nguyên nhân của hiện tượng này.
Trước khi bạn đọc chi tiết từng cách khắc phục, mình muốn tặng bản quyển sách tuyệt vời chia sẻ 10 bí quyết đột phá điểm số trong 2 tháng tới. (quyển sách đã có hơn 20,000 lượt tải)
Thrive Leads Shortcode could not be rendered, please check it in Thrive Leads Section!
# Thứ nhất: Lối suy nghĩ hoàn hảo khiến bạn bị áp lực thi cử
Trong một cuộc thi, bạn có muốn mình đứng nhất? Bạn có muốn mình đạt điểm tuyệt đối?
Ơ, hỏi vậy mà cũng hỏi! Tất nhiên là CÓ rồi!
Haha, chính những suy nghĩ đó là nguyên nhân khiến bạn ngày càng sợ phòng thi còn hơn là sợ CỌP. Mỗi lần bị điểm kém, mỗi lần có một sai sót nào trong bài kiểm tra, bạn sẽ tự mặc định mình là kẻ thất bại.
Nói thẳng ra, bạn sợ mắc sai lầm. Một nỗi sợ ngu ngốc nhất, đáng ghét nhất - kẻ thì số 1 của thành công. Hãy luôn nhớ rằng:
"thất bại là mẹ thành công"... không ÔNG NỘI CỦA THÀNH CÔNG mới đúng.
Chỉ cần bạn làm hết sức của mình, không cẩu thả, không rong chơi... kết quả bạn nhất được dù tốt hay xấu cũng là bậc thang đưa bạn đến tương lai tuyệt vời hơn.
Bên cạnh đó, não bộ của chúng ta chỉ chứa được 7-10 kí tự. Vậy nên, khi bạn lo lắng cũng là lúc bạn tự làm yếu đi khả năng ghi nhớ của bản thân, giảm đi trí thông minh của bạn.
# Thứ hai: Sự thiếu tự tin của bản thân
Thiếu TỰ TIN là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến bạn mắc phải căn bệnh này.
Hồi lớp 10, mình cực kì nhút nhát ,“ sợ” & thiếu tự tin.
Mình sợ mọi người không thích mình nên trong các cuộc trò chuyện mình thường là người im lặng.
Mình sợ mọi người chê cười mình nên mình không dám bắt chuyện với người lạ
Mình sợ các kì thi nên mình luôn bị điểm kém trong các cuộc thi.
Thời gian đó là một chuỗi ngày rất khủng khiếp với mình. Và lúc đó, có một người bạn rất là dễ thương đã nói với mình một câu nói mà khiến mình như được khai sáng
“Sao lại phải sợ? Không thử làm sao phải sợ? Đến cả mày không tự tin vào bản thân mày có thể làm được thì lấy tư cách gì để thuyết phục người khác phải tin mày làm được?”
Đó là lúc mình suy nghĩ lại những nỗi sợ, những hành động của bản thân liệu có thật sự như mình vẫn suy diễn. Và mình bắt đầu thay đổi.
Mình học cách nói chuyện khéo léo hơn để tự tin trong giao tiếp.
Mình học cách chỉnh chu bản thân hơn để tự tin bắt chuyện với người lạ.
Và mình tìm cách để khắc phục nỗi sợ trong phòng thi, tự tin mình làm đúng và kết quả thay đổi rõ rệt.
KHÔNG TỰ TIN vào khả năng của mình là điều ảnh hưởng đến kết quả của bạn rất quan trọng. Cách suy nghĩ này có thể kích hoạt vùng não điều khiển sợ hãi của bạn.
Khi rơi vào trạng thái này, thì não bộ của bạn sẽ tự động đặt ra những câu hỏi, như là: “ Liệu rằng có điều gì xấu đang xảy ra hay không?”, “ Tương lai sẽ đi về đâu nếu mình trượt bài kiểm tra này?”.
Vậy nên, việc thiếu tự tin vào bản thân khiến cho trí thông minh của bạn bị giảm sút, làm giảm thành tích học tập rất nhiều.
"Tự tin là khắc tinh của áp lực thi cử đó nhé"
Lời mời tham gia vào Tự Học 365 Insider (nhóm tinh hoa của những người tự tin)
# Thứ 3: Chuẩn bị không cẩn thận
Một nguyên nhân cực kì quan trọng khiến bạn luôn bị điểm kém đó là chuẩn bị không chu đáo trước kì thi. Nhiều bạn vẫn luôn “nhởn nhơ” với kì thi, luôn cho mình khoảng thời gian nghỉ ngơi như “ Tuần sau thi mà, cuối tuần ôn vẫn chưa muộn!” hay “ Chỉ thi học kì thôi mà, đâu quan trọng. Chơi chút rồi tính tiếp!”.
Nhiều bạn chỉ muốn có kết quả, nhưng không muốn bỏ nỗ lực và thời gian để “ mày mò”, “ nghiên cứu”.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do bạn mất đi động lực học tập, trở nên dễ dàng với bản thân, không có kế hoạch học tập rõ ràng. Bạn không những mất tự tin, lo lắng, mà còn gian lận trong thi cử.
Vậy, liệu có liều thuốc nào giúp bạn chữa những căn bệnh này không?
Theo tiến sĩ Marie Cheour- tác giả của cuốn sách Test Anxiety Cure đã đưa ra một số giải pháp:
#Giải pháp 1: Bạn hãy biến bài kiểm tra thành sự lựa chọn và bạn có “ quyền” được sai sót khi sai phạm chúng.
Bạn hãy thả lỏng bản thân trước khi bước vào phòng thi, để não bộ của bạn thật thoải mái. Đừng quá áp lực về điểm số và thứ hạng.
Có một câu nói rất thú vị như thế này: “ Điểm số không phải là đích đến. Nó chỉ là phương tiện để giúp bạn đi tới mục tiêu một cách nhanh nhất mà thôi!”
Mục tiêu càng lớn thì bạn cần phải có số điểm tốt. Mục tiêu bình thường thì bạn cần có mức điểm khá. Và khi bạn xác định được mục tiêu của bản thân, điểm số sẽ không còn là vấn đề của bạn nữa. Vậy nên, hãy cho bản thân có quyền được lựa chọn, bạn sẽ thấy áp lực giảm xuống và bớt run hơn, Wow một sự thay đổi khá kinh ngạc đấy!
#Giải pháp 2: Lên kế hoạch thật cụ thể cho cuộc thi
Đây là điều kiện cần để bạn chuẩn bị tâm lý thật vững vàng trước khi bước vào phòng thi, và việc này cũng khiến bạn yên tâm hơn mỗi lần hoàn thành xong một bài thi. Điều này có nghĩa bạn cần chia nhỏ từng môn, chia nhỏ thời gian để ôn thi, không nên ôn dồn các môn cùng một lúc.
Bạn nên liên tục tổng hợp kiến thức. Chẳng hạn, hôm nay bạn học môn lý, tối về đọc lại và làm bài tập ngay, tránh bị quên. Và bạn có thể sử dụng giấy ghi nhớ, tự ra các bài kiểm tra để kiểm tra đi kiểm tra lại kiến thức của bản thân.
Một điều cũng rất là quan trọng, đó là bạn không nên “ học vẹt”. Nếu bạn khi khối A, hãy học chuyên sâu, hiểu rõ từng vấn đề trong từng môn, từng bài tập. Bài nào khó quá, hãy làm đi làm lại một dạng đó đến khi nào ổn hãy chuyển sang dạng khác. Hãy nắm chắc một kiến thức trước khi học một điều gì mới!
Và nếu bạn đang muốn cho một lộ trình học tập chính xác có thể tìm hiểu về Tự Học 365 Master, giúp bạn nắm chắc các ôn để học giỏi hơn và đỗ đại học từ lớp 10 đến lớp 12.
# Giải pháp 3: Ngưng việc Tự trách bản thân
Hồi cấp 3, sau mỗi bài kiểm tra, mỗi lần kết quả kém mình tự nhốt mình trong phòng và liên tục trách móc bản thân.
Mình đoán bạn cũng có những hành động như thế, phải không nào?
Và đó là việc làm vô cùng “ ngu ngốc”!
Tại sao lại trách bản thân khi mình đã cố gắng hết sức?
Hãy trân trọng, yêu quý bản thân nhiều hơn. Nếu ba mẹ, thầy cô có trách bạn thì hãy xem như đó là động lực để mình cố gắng trong những bài kiểm tra lần sau.
Thay vì tự dằn vặt, bạn hãy suy nghĩ , “ Tại sao mình bị điểm kém?”, “ Điều gì đáng ra mình có thể làm tốt mà mình đã không làm để có kết quả như vậy?”. Khi bạn biết lỗi sai của bạn đang nằm ở đâu, và đó là lúc bạn đang tiến đến mục tiêu gần hơn, trưởng thành hơn.
Càng THẤT BẠI thì bạn càng có CƠ HỘI để học hỏi, để tích lũy kiến thức.
“ THIÊN TÀI không phải là người giỏi nhất, mà họ là người luôn nhìn thấy CƠ HỘI sau mỗi lần thất bại và trong khó khăn của họ!”
Vậy nên, để chữa những “ căn bệnh lây lan” mỗi khi xuất hiện trong phòng thi, bạn hãy thử sử dụng những “ liều thuốc” ở trên để xem có hiệu quả không nhé! Hi vọng sau khi bạn sử dụng những liều thuốc đó xong sẽ chữa được “ căn bệnh” này, có cho bản thân một “ bí quyết” trước khi bước vào kì thi THPTQG 2020 nhé!
Hy vọng bài viết về giảm áp lực thi cử này giúp bạn tối đa trong kì thi săp tới. Goodluck
Làm thế nào để vẽ sơ đồ tư duy trong 5s?
NÃO TRÁI NÃO PHẢI: Phương pháp kết hợp trong học tập
LÀM CHỦ THỜI GIAN – Biến ước mơ trở thành hiện thực
KIÊN TRÌ – Cái giá phải trả trên con đường thành công
Từng bước tiến đến tương lai!
Cách luyện đề tăng ít nhất 20% điểm thi đại học
Page [tcb_pagination_current_page] of [tcb_pagination_total_pages]