Th12 23

TH365 Team

Bạn đang đọc bài viết tại Blog Tự Học 365. Nhấn vào đây để tìm hiểu thêm.

Trước khi đọc bài viết đặt câu hỏi cho giáo viên này, nếu bạn chưa nhận lời mời tham gia Tự Học 365 Insider hãy tham gia ngay nhé: https://tuhoc365.vn/tu-hoc-365-insider/

ĐẶT CÂU HỎI cho GIÁO VIÊN  HIỆU QUẢ?

“ Xong bài giảng rồi! Có ai muốn hỏi gì không?”

  •  “ Mạnh dạn lên nào, đừng sợ! Bạn nào có thắc mắc gì cứ đưa ra câu hỏi nào!”

           ............. Lại một không khí im lặng............

  • “ Hiểu hết 100% rồi phải không? Nếu không có bạn nào đặt câu hỏi thì hôm sau làm bài bị điểm kém đừng trách tôi đấy nhé!”

        Một kịch bản quen thuộc như cơm bữa đúng chứ?

        Mỗi lần học xong bài giảng, giáo viên sẽ hỏi lại một câu “ Em đã hiểu bài đó chưa?” khiến chúng ta rất bối rối. Chúng ta luôn được học cách khuyến khích đưa ra câu hỏi, hỏi nhiều lên thì quá trình học mới nhanh và thực tế, lớp học cũng mới sôi động hơn.

Nhưng thực tế.................

     Từ nhỏ tới lớn, chúng ta không được học cách đưa ra câu hỏi như thế nào cho hợp lí.  

     Điều chúng ta được dạy, ngày nào cũng dạy, như lời sấm truyền là cách học thuộc lòng câu trả lời. NHƯ MỘT CON VẸT

Dần dần, mình chỉ tiếp gọi dạ bảo vâng, đôi khi chưa hiểu, muốn hỏi nhưng lại sợ hỏi NGU, hỏi CÂU AI CŨNG BIẾT thậm chí CHẲNG BIẾT HỎI.

Quả là một thiệt thòi rất lớn. khi bạn muốn học một điều gì từ giáo viên hay các thủ khoa, bạn không biết cách đặt cho người đối diện một câu hỏi đúng nghĩa? 

"Chất lượng những câu hỏi, thể hiện chất lượng cuộc sống của bạn"

Nghĩa là sao?

Khi bạn đặt ra một câu hỏi chất lượng thì sẽ nhận được câu trả lời tương xứng. Nhưng khi bạn đặt câu hỏi một cách mơ hồ thì cũng rất làm khó người đưa ra câu trả lời.

Vậy nên, việc đặt câu hỏi cũng là một kĩ năng cực kì quan trọng để bạn giỏi hơn, cũng như kiến tạo tương lai của chính mình.

Cho nên, hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho bạn cách đặt câu hỏi cho thầy cô giáo về những điều bạn thắc mắc, để bạn giỏi hơn.

Tiện đây mình cũng đã chia sẻ nghệ thuật kết bạn và nhờ hướng dẫn của những bạn, anh chị học giỏi, hay những sinh viên trường đại học mơ ước của bạn. Trong chương 4 "Công thức trở thành thiên tài học tập" quyển sách Tôi lái máy bay đến đại học". Bạn có biế không? Khi bạn có được người hướng dẫn tận tình, việc học của bạn sẽ tiến nhanh như diều gặp gió. 

Bạn đã sẵn sàng chưa nào? Hãy cùng mình đi tìm hiểu " Bí quyết" nhé!

Trước khi đi tim cách đặt câu hỏi, thì chúng ta phải hiểu rõ lí do:               

Tại Sao Bạn Lại KHÔNG Hỏi Được giáo viên?

    Hồi còn học cấp 3, mỗi lần giáo viên giảng bài xong, mình vẫn đang có nhiều vấn đề thắc mắc trong đầu nhưng lại không biết hỏi thế nào. Một phần vì mình sợ, một phần mình cũng không biết làm thế nào để đặt ra câu hỏi trọng tâm, và giáo viên cho mình một câu trả lời chính xác nhất.

  Thông thường, sẽ có 3 lí do chính khiến bạn KHÔNG hỏi được:

  •  Thứ nhất, không quan tâm: Đó là khi bạn không mấy quan tâm đến bài giảng, bài tập đó và bạn không có gì thắc mắc về nó
  • Thứ 2, không có gì để hỏi
  • Thứ 3, không biết hỏi cái gì: Cũng hiểu hiểu nhưng lại không biết hỏi cái gì. Dẫn đến nỗi khổ là “ chờ” người khác đưa ra câu hỏi đúng với ý mình.

     Vậy,  Làm thế nào để “ ĐẶT CÂU HỎI” cho hiệu quả?

        ĐẶT CÂU HỎI không phải là một HÀNH ĐỘNG, mà đó là một KĨ NĂNG!”

   Bình thường, bạn sẽ đặt cho giáo viên một câu hỏi như thế nào?

     -  “ Cô ơi, bài tập 1 của bài 3 em chưa hiểu rõ lắm, cô có thể giảng lại giúp em được không?”

     - “ Cô ơi, làm thế nào để học giỏi hơn ạ? Hôm trước em có nghe cô nói mà vẫn chưa hiểu rõ lắm ạ?”

   Thông thường, bạn sẽ đặt những câu hỏi như thế, đúng chứ? 

   Và giáo viên thường sẽ giảng lại cho bạn toàn bộ bài đó, nói y chang lúc cũ khiến bạn vẫn không nắm được ý mà mình thắc mắc. Khi hỏi lại lần nữa, giáo viên sẽ cáu gắt, và bạn cảm thấy “ sợ” khi đặt câu hỏi, đúng chứ?

    Và đó là cách đặt câu hỏi thông thường của hầu hết tất cả các bạn học sinh. Bạn thường đưa ra một câu hỏi chung chung nhưng lại yêu cầu người khác trả lời một cách rất mạch lạc, chi tiết và rõ ràng.

  Cách đặt câu hỏi cũng như khi bạn đưa ra một đề bài ​để​​​ người khác giải. Đề bài càng rõ ràng, mạch lạc, chi tiết, nhiều dữ liệu thì bạn càng dễ giải hơn, đúng chứ?

      Vậy nên, mỗi lần đặt câu hỏi, hãy suy nghĩ thật kĩ vấn đề bạn đang thắc mắc, hãy đưa ra một câu hỏi để làm thế nào, người trả lời có thể đưa ra một câu thuyết phục, nhanh nhất có thể.

      Chẳng hạn, nếu bạn hỏi mình :” Bạn ơi, bí quyết để trở thành học sinh TOP đầu là gì hả bạn?”

      Khi đó, tất nhiên mình sẽ không đưa ra cho bạn một câu trả lời ngắn gọn được. Và phải mất một khoảng thời gian rất lâu để mình trình bày cách đặt ra mục tiêu, cách kiên trì, cách học hiệu quả,... Bạn sẽ cảm thấy dài dòng, không thể nhớ hết được và cũng không thể làm được ngay trong cùng một lúc.

       Thay vào đó, bạn có thể hỏi:”Mình đã dành thời gian rất nhiều để học, để làm bài tập nhưng thấy kết quả học tập vẫn như cũ. Mình cũng đi hỏi bạn bè, những lỗi sai mình cũng hay để ý nhưng không hiểu sao khi đi thi điểm số mình không cao. Bạn có cách nào khắc phục điều này không?”. Khi đó, mình sẽ chỉ cho bạn những hành động cụ thể để làm điều đó.

      Vậy nên, thay vì đưa ra một câu hỏi chung chung, bạn nên tìm hiểu câu hỏi, hiểu rõ vấn đề mình cần hỏi, càng rõ ràng càng tốt , người nghe mới có thể đưa cho bạn mộ câu trả lời một cách chính xác. Khi đó là lúc người đưa ra câu trả lời sẽ đưa ra những chia sẻ, dạy thêm nhiều kiến thức mới, mở rộng bài toán theo nhiều hướng giải khác nhau, và bạn sẽ học thêm được rất nhiều. Đó là lý do tại sao giáo viên thường muốn bạn đặt ra câu hỏi để tiến bộ hơn trong học tập.

                      Làm thế nào để ĐẶT CÂU HỎI đúng cách?

      Thông thường, sẽ có 2 cách để bạn đặt câu hỏi cho hiệu quả:

     Chẳng hạn, khi bạn xem video “5 phương pháp học tập hiệu quả” trên kênh Tự Học 365, có nhiều chỗ bạn đang còn mơ hồ nhưng không biết hỏi như thế nào, bạn có thể áp dụng 2 cách hỏi dưới đậy:

   #Cách thứ 1: Hỏi để tiếp thu kiến thức

     Chẳng hạn, khi bạn xem phương pháp thứ nhất về chia nhỏ thời gian, nhưng vẫn chưa biết trong khoảng thời gian 5-10 phút có nên giải trí bằng việc lướt facebook không:” Anh ơi, em có xem video của anh và em cũng hiểu rõ hơn 5 phương pháp học so với khi đọc trong sách. Nhưng em đang thắc mắc, liệu trong 5-10’ đó có nên lướt điện thoại không anh? Hay chỉ ngồi thư giãn bằng cách ăn hoa quả, uống nước thôi ạ?”.

       Khi đó, người trả lời sẽ hiểu rõ bạn đang thắc mắc vấn đề nào trong một đoạn video nghìn từ của họ. Kiểu câu hỏi này gọi là “ Yes- No question”. Đưa ra một câu hỏi để xác định lại xem ý đó mình hiểu đúng chưa, xác nhận lại thông tin

        Nếu bạn không biết tóm gọn lại ý nghĩa vấn đề bạn đang hỏi, bạn cũng có thể trích nguyên lời giảng của giáo viên ra, sau đó nhấn mạnh lại chỗ mình đang thắc mắc. Việc đó cũng đồng nghĩa bạn đang nói với giáo viên bạn rất chăm chú nghe giảng, chỉ có vấn đề đó bạn chưa hiểu, và không làm cho giáo viên khó chịu khi giảng lại.

Thrive Leads Shortcode could not be rendered, please check it in Thrive Leads Section!

     #Cách thứ 2: Hỏi để áp dụng vào thực tế:

      Ví dụ khi bạn xem xong video “ ​5 phương pháp hiệu quả trong học tập​​​”, bạn liên tưởng để khi áp dụng, nhưng vẫn còn lo lắng, thì có thể hỏi theo cách “ Anh ơi, em xem xong phương pháp 2 của anh xong, em có ý tưởng khi chia nhỏ từng mục tiêu ra thì em nên vẽ sơ đồ tư duy. Nhưng em không biết vẽ sơ đồ tư duy như nào, anh có thể hướng dẫn em được không ạ?”  

     Bạn đã biết cách liên tưởng phương pháp học tập vào trong thực tế, điều này bạn làm rất tốt!

     Nhưng, sẽ tốt hơn nếu bạn biết cách nói rõ cách làm ra sau đó mới hỏi tiếp, chẳng hạn:” Anh ơi, em có xem 5 phương pháp học tập hiệu quả hôm trước anh có chia sẻ, và em nghĩ ở phương pháp thứ 2 khi chia nhỏ mục tiêu, chia nhỏ bài học em nên vẽ sơ đồ tư duy. Em có ý tưởng vẽ sơ đồ tư duy thế này, anh xem có chỗ nào chưa hợp lí anh sửa lại giúp em với nhé ạ:

    + Bước 1: Em sẽ chọn 1 chuyên đề làm quả, ví dụ như quả của em sẽ là Ankin

    + Bước 2: Sau khi đã có quả, tiếp theo em sẽ ra các nhánh nhỏ như công thức cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học, các phản ứng,....

     Anh xem như thế có hợp lí không anh?”

      Và nếu bạn có hình ảnh minh họa cho ý tưởng của bạn sẽ càng tốt.

   Như thế, người đưa ra câu trả lời sẽ cảm giác được bạn có tìm hiểu câu hỏi, có tinh thần học hỏi rất cao, họ sẽ đưa cho bạn một câu trả lời chính xác, dễ hiểu nhất có thể.

    Với các cách đặt câu hỏi như trên, đòi hỏi bạn phải lắng nghe bài giảng của thầy cô giáo, ghi lại những vấn đề mà bạn đang thắc mắc, càng cụ thể  thì câu trả lời càng rõ ràng. Và bạn nên thường xuyên đặt câu hỏi. Nếu bạn chưa từng “ hỏi”, hãy vận dụng các cách mà mình chia sẻ thử xem nhé.  Hãy sôi nổi hơn trong lớp học, biết cách đặt câu hỏi khiến cho giáo viên chia sẻ hết những gì họ có, khiến họ không “ khó chịu” khi trả lời  nhé!

       “ Người hỏi phải bỏ ra 90% NỖ LỰC để hệ thống, trình bày quan điểm, chuẩn bị câu hỏi, đưa ra câu hỏi rõ ràng. Và người trả lời mình chỉ mong đợi 10% câu trả lời từ họ mà thôi!”

       Và khi đó, bạn sẽ dễ dàng hơn khi nhận được câu trả lời từ người khác, giúp bản thân nhìn nhận nhiều khía cạnh từ một vấn đề hơn. Nếu bạn đọc xong bài này, bạn có băn khoăn hay câu hỏi gì thì hãy comment lại bên dưới nhé!

Page [tcb_pagination_current_page] of [tcb_pagination_total_pages]

3 2 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
như ý
như ý

nhưn em lại ko bt nên hỏi từ đâu
và rất thắc mắc nhx khi hỏi riêng nhx vẫn thấy giáo viêng giảng chung chung ấy ạ