[LỜI GIẢI] Cho đoạn thơ sau: "Buồn trông cửa bể - Tự Học 365
LUYỆN TẬP TRẮC NGHIỆM 50000+ CÂU HỎI

DÀNH CHO MỌI LỚP 6 ĐẾN 12

TRUY CẬP NGAY
XEM CHI TIẾT

Cho đoạn thơ sau:

"Buồn trông cửa bể

Cho đoạn thơ sau:
<p style="text-align: justify;">"Buồn trông cửa bể

Câu hỏi

Nhận biết

(2,0 điểm)

Cho đoạn thơ sau:

"Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi."

(Nguyễn Du, trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" - SGK Ngữ văn, tập I - NXBGD 2008, tr. 94)

a) Nêu khái quát nội dung của tám câu thơ trên? Để diễn tả thành công nội dung đó, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật đặc sắc gì của văn học trung đại? (0,5 điểm)

b) Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ từ vựng nào? Hiệu quả của những biện pháp tu từ từ vựng đó? (1,5 điểm)


Đáp án đúng:

Lời giải của Tự Học 365

Giải chi tiết:

a) Nội  dung  của  tám câu thơ:  Diễn tả  tâm trạng buồn  lo  của Thuý

Kiều khi ở lầu Ngưng Bích trước thực tại phũ phàng của số phận.

- Bút pháp nghệ thuật đặc sắc trong tám câu thơ là bút pháp tả cảnh ngụ

tình.

b/ 

- Những biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong tám câu thơ:

+ Điệp ngữ: "buồn trông".

+ Ẩn dụ: ở các hình ảnh cánh buồm xa xa, ngọn nước mới sa, hoa trôi man mác, nội cỏ rầu rầu, gió cuốn mặt duềnh, ầm ầm tiếng sóng.

 

- Tác dụng:

+ Điệp ngữ: được lặp đi lặp lại nhiều lần diễn tả nỗi buồn triền miên, nặng nề, mênh mông, dường như không dứt trong lòng Kiều. Đồng thời, điệp ngữ đã góp phần tạo nên âm hưởng trầm buồn cho đoạn thơ.

+ Ẩn dụ: góp phần diễn tả thân phận éo le và tâm trạng buồn rầu, lo

lắng cho cuộc sống hiện tại và tương lai của Thuý Kiều.

App đọc sách tóm tắt miễn phí

Ý kiến của bạn