Khi đặt con lắc vào điện trường đều có véc tơ cường độ điện trường $\overrightarrow{E}$ thì nó chịu tác dụng của trọng lực $\overrightarrow{P}$ và lực điện trường $\overrightarrow{F}=q\overrightarrow{E}$, hợp của hai lực này ký hiệu là $\overrightarrow{P'}=\overrightarrow{P}+\overrightarrow{F}$. (1).
P’ được gọi là trọng lực hiệu dụng hay trọng lực biểu kiến.
Chu kì dao động nhỏ của con lắc là $T'=2\pi \sqrt{\frac{\ell }{g'}}$.
Do đó để xác định được chu kì T’ ta cần xác định được gia tốc trọng trường hiệu dụng g’. Ta xét một số trường hợp thường gặp:
$\overrightarrow{E}$ có hướng thẳng đứng xuống dưới ( hay kí hiệu là $\overrightarrow{E}\downarrow $ )
Khi đó thì để xác định chiều của $\overrightarrow{F}$ ta cần biết dấu của q.
$\bullet $Nếu q<0, khi đó $\overrightarrow{F}\downarrow \uparrow \overrightarrow{E}$, ( hay $\overrightarrow{F}$ngược chiều với $\overrightarrow{E}$ ). Từ đó $\overrightarrow{F}$hướng thẳng đứng lên trên, từ (1) ta được: $P'=P-F\Leftrightarrow mg'=mg-\left| q \right|E\Leftrightarrow g'=g-\frac{\left| q \right|E}{m}$
$\to $ Chu kỳ dao động của con lắc khi đặt trong điện trường là: $T'=2\pi \sqrt{\frac{\ell }{g'}}=2\pi \sqrt{\frac{\ell }{g-\frac{\left| q \right|E}{m}}}$
$\bullet $Nếu q>0, khi đó $\overrightarrow{F}\uparrow \uparrow \overrightarrow{E}$, ( hay $\overrightarrow{F}$cùng chiều với $\overrightarrow{E}$ ). Từ đó $\overrightarrow{F}$hướng thẳng đứng xuống dưới, từ (1) ta được: $P'=P+F\Leftrightarrow mg'=mg+\left| q \right|E\Leftrightarrow g'=g+\frac{\left| q \right|E}{m}$
$\to $ Chu kỳ dao động của con lắc khi đặt trong điện trường là: $T'=2\pi \sqrt{\frac{\ell }{g'}}=2\pi \sqrt{\frac{\ell }{g+\frac{\left| q \right|E}{m}}}$
$\overrightarrow{E}$ có hướng thẳng đứng lên trên.
$\to $Chu kỳ dao động của con lắc khi đặt trong điện trường là: $T'=2\pi \sqrt{\frac{\ell }{g'}}=2\pi \sqrt{\frac{\ell }{g+\frac{\left| q \right|E}{m}}}$
$\to $ Chu kỳ dao động của con lắc khi đặt trong điện trường là: $T'=2\pi \sqrt{\frac{\ell }{g'}}=2\pi \sqrt{\frac{\ell }{g-\frac{\left| q \right|E}{m}}}$
Nhận xét:
Tổng hợp cả hai trường hợp và các khả năng trong hai trường hợp trên ta thấy rằng khi véc tơ cường độ điện trường E có phương thẳng đứng (chưa xác định lên trên hay xuống dưới ) thì ta luôn có $g'=g\pm \frac{\left| q \right|E}{m}$. Từ đây, dựa vào gia tốc g’ lớn hơn hay nhỏ hơn g và dấu của điện tích q ta có thể xác định được ngay chiều của véc tơ cường độ điện trường.
Chúng ta có thể hiểu tổng quát như sau:
Nếu $\overrightarrow{E}$ hướng xuống ( cùng chiều với trọng lực ) ta có: $g'=g+\frac{\left| q \right|E}{m}$
Nếu $\overrightarrow{E}$hướng lên ( ngược chiều với trọng lực ) ta có: $g'=g-\frac{\left| q \right|E}{m}$
$\overrightarrow{E}$ có phương ngang, khi đó $\overrightarrow{F}$ cũng có phương ngang.
Do trọng lực P hướng xuống nên $\overrightarrow{F}\bot \overrightarrow{P}$.
Từ đó, $P{{'}^{2}}={{P}^{2}}+{{F}^{2}}\Leftrightarrow {{(mg')}^{2}}={{(mg)}^{2}}+{{(\left| q \right|E)}^{2}}$
$\Rightarrow g'=\sqrt{{{g}^{2}}+{{\left( \frac{\left| q \right|E}{m} \right)}^{2}}}\Rightarrow T'=2\pi \sqrt{\frac{\ell }{g'}}$
Góc lệch của con lắc so với phương ngang ( hay còn gọi là vị trí cân bằng của con lắc trong điện trường ) là $\alpha $ được cho bởi $\tan \alpha =\frac{F}{P}=\frac{\left| q \right|E}{mg}$
VẬT LÝ LỚP 12