Có hai đặc điểm quan trọng của bài toán về trường hợp mặt phẳng tiếp xúc với mặt cầu
· Điều kiện tiếp xúc d(I;(P))=R.
· Tâm I sẽ nằm trên đường thẳng D đi qua điểm tiếp xúc và vuông góc với mặt phẳng (P).
Bài tập 1: Lập phương trình mặt cầu (S) tiếp xúc (P):3x+y+z−4=0 tại điểm M(1;−2;3) và đi qua A(−1;0;1). |
Lời giải chi tiết
Do (S) tiếp xúc với (P) tại M(1;−2;3) nên IM⊥(P)⇒IM qua M(1;−2;3) và có vectơ chỉ phương →u=→n(P)=(3;1;1) suy ra IM:{x=1+3ty=−2+tz=3+t
Gọi I(1+3t;−2+t;3+t). Ta có IM2=IA2⇔11t2=(3t+2)2+(t−2)2+(t+2)2
⇔12t+12=0⇔t=−1.
Suy ra I(−2;−3;2);R=IA=√11⇒(S):(x+2)2+(y+3)2+(z−2)2=11.
Bài tập 2: Lập phương trình mặt cầu (S) tiếp xúc (P):x+2y+3z+10=0 tại điểm M(2;−3;−2) và đi qua A(0;1;2). |
Lời giải chi tiết
Do (S) tiếp xúc với (P) tại M(2;−3;−2) nên IM⊥(P)⇒IM qua M(2;−3;−2) và có vectơ chỉ phương →u=→n(P)=(1;2;3) suy ra IM:{x=2+ty=−3+2tz=−2+3t
Gọi I(2+t;−3+2t;−2+3t). Ta có IM2=IA2⇔14t2=(t+2)2+(2t−4)2+(3t−4)2
⇔36−36t=0⇔t=1⇒I(3;−1;1);R=IA=√14.
Phương trình mặt cầu (S):(x−3)2+(y+1)2+(z−1)2=14.
Bài tập 3: Trong không gian Oxyz, phương trình nào dưới đây là phương trình mặt cầu có tâm I(−1;2;−1) và tiếp xúc với mặt phẳng (P):2x−y+2z−3=0?
A. (x−1)2+(y+2)2+(z−1)2=3. B. (x−1)2+(y+2)2+(z−1)2=9. C. (x+1)2+(y−2)2+(z+1)2=3. D. (x+1)2+(y−2)2+(z+1)2=9. |
Lời giải chi tiết
Bán kính mặt cầu tâm I là: R=d(I;(P))=|2.(−1)−2−2−3|√4+1+4=3.
Do đó phương trình mặt cầu là: (x+1)2+(y−2)2+(z+1)2=9. Chọn D.
Bài tập 4: Có bao nhiêu mặt phẳng song song với mặt phẳng (α):x+y+z=0 đồng thời tiếp xúc với mặt cầu (S):x2+y2+z2−2x−2y−2z=0?
A. 1. B. 0. C. vô số. D. 2. |
Lời giải chi tiết
Mặt cầu có tâm I(1;1;1); R=√3.
Mặt phẳng cầm tìm có dạng (P):x+y+z+m=0 (Do (P)//(α)⇒m≠0).
Điều kiện tiếp xúc: d(I;(P))=R⇔|m+3|√3=√3⇔[m=0 (loai)m=−6. Chọn A.
Bài tập 5: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho đường thẳng d:{x=ty=−1z=−t và hai mặt phẳng (P):x+2y+2z+3=0 và (Q):x+2y+2z+7=0. Phương trình mặt cầu (S) có I∈d và tiếp xúc với cả hai mặt phẳng (P) và (Q) có phương trình là:
A. (x−3)2+(y+1)2+(z+3)2=94. B. (x−3)2+(y+1)2+(z+3)2=49. C. (x+3)2+(y−1)2+(z−3)2=94. D. (x+3)2+(y−1)2+(z−3)2=49. |
Lời giải chi tiết
Gọi I(t;−1;−t)∈d, do (S) tiếp xúc với cả 2 mặt phẳng (P) và (Q) nên:
d(I;(P))=d(I;(Q))=R⇔|1−t|3=|5−t|3⇔t=3⇒R=23.
Phương trình mặt cầu cần tìm là: (x−3)2+(y+1)2+(z+3)2=49. Chọn B.
Bài tập 6: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho đường thẳng d:x−13=y+11=z1 và mặt phẳng (P):2x+y−2z+2=0. Phương trình mặt cầu (S) có tâm thuộc đường thẳng d có bán kính nhỏ nhất, tiếp xúc với (P) và đi qua điểm A(1;−1;1) là:
A. (x−1)2+(y+1)2+z2=1. B. (x−1)2+(y+1)2+z2=4. C. (x+1)2+(y−1)2+z2=1. D. (x+1)2+(y−1)2+z2=4. |
Lời giải chi tiết
Do I∈d ta gọi I(1+3t;−1+t;t) khi đó IA=d(I;(P))=R
⇔√11t2−2t+1=|5t+3|3=R⇔9(11t2−2t+t)=(5t+3)2⇔[t=0⇒R=1t=2437⇒R=7737
Do (S) có bán kính nhỏ nhất nên ta chọn t=0;R=1⇒I(1;−1;1)⇒(S):(x−1)2+(y+1)2+z2=1.
Chọn A.
Bài tập 7: [Đề thi chuyên ĐH Vinh 2017] Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt cầu (S) đi qua điểm A(2;−2;5) và tiếp xúc với các mặt phẳng (α):x=1; (β):y=−1; (γ):z=1. Bán kính của mặt cầu (S) bằng:
A. √33. B. 1. C. 3√2. D. 3. |
Lời giải chi tiết
Gọi I(a;b;c) ta có: d(I;(α))=d(I;(β))=d(I;(γ)) suy ra R=|a−1|=|b+1|=|c−1|.
Do điểm A(2;−2;5) thuộc miền x>1; y<−1; z>1 nên I(a;b;c) cũng thuộc miền x>1; y<−1; z>1.
Khi đó I(R+1;−1−R;R+1). Mặt khác IA=R⇒(R2−1)+(R−1)2+(R−4)2=R2⇔R=3. Chọn D.
TOÁN LỚP 12