Bài toán: Cho hàm số y=f(x). Biện luận số nghiệm của phương trình f[u(x)]=m.
§ Bước 1: Đặt t=u(x) ta cần xác định miền giá trị của t và tương ứng với mỗi giá trị của t có bao nhiêu giá trị của x.
(Ta có thể lập bảng biến thiên hàm số t=u(x) để nhận xét và tìm miền của t).
§ Bước 2: Dựa vào đồ thị, biện luận số nghiệm của phương trình f(t)=m từ đó suy ra số nghiệm của phương trình f[u(x)]=m.
Bài tập 1: [Đề thi tham khảo năm 2018] Cho hàm số y=f(x) liên tục trên R và có đồ thị như hình vẽ bên
Tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình f(sinx)=m có nghiệm thuộc khoảng (0;π) là A. [−1;3) B. (−1;1) C. (−1;3) D. [−1;1) |
Lời giải chi tiết
Đặt t=sinx, với x∈(0;π)⇒t∈(0;1]. Khi đó f(sinx)=m⇔f(t)=m.
Dựa vào đồ thị hàm số, để f(t)=m có nghiệm thuộc (0;1] ⇔−1≤m<1. Chọn D.
Bài tập 2: Cho hàm số y=f(x)=x3−3x2+1 liên tục trên Rvà có đồ thị như hình vẽ bên.
Số các giá trị nguyên của tham số m để phương trình f(√x+√1−x)=m có nghiệm thuộc đoạn [0;1] là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 |
Lời giải chi tiết
Đặt t=√x+√1−x⇒t2+2√x(1−x)(t>0)
Theo bất đẳng thức Cosi ta có: √x(1−x)≤x+1−x2=12
Do đó 1≤t2≤2⇒1≤t≤√2. Vậy x∈[0;1]⇒t∈[1;√2]
Ta có: f(1)=−1,f(√2)=2√2−5
Kết hợp đồ thị suy ra phương trình f(t)=m có nghiệm thuộc đoạn [1;√2] thì m∈[2√2−5;−1]
Vậy có 2 giá trị nguyên của m∈{−2;−1} để phương trình đã cho có nghiệm. Chọn A.
Bài tập 3: Cho hàm số y=f(x)=−x4+2x2 liên tục trên R và có đồ thị như hình vẽ bên.
Số các giá trị nguyên của tham số m để phương trình −(1−sinx)4+2(1−sinx)2=m có nghiệm là: A. 2 B. 8 C. 3 D. 9 |
Lời giải chi tiết
Đặt t=1−sinx ta có: sinx∈[−1;1]⇒t∈[0;2]
Ta có: f(2)=−8. Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy t∈[0;2]⇒f(t)∈[−8;1]
Vậy phương trình −(1−sinx)4+2(1−sinx)2=m có nghiệm khi m∈[−8;1]
Kết hợp m∈Z⇒ có 9 giá trị của m. Chọn D.
Bài tập 4: Cho hàm số y=f(x) có đồ thị như hình vẽ bên.
Số nghiệm của phương trình f[f(x)]=0 là: A. 6 B. 7 C. 8 D. 9 |
Lời giải chi tiết
Đặt t=f(x)⇒f(t)=0⇔[t=f(x)=at=f(x)=bt=f(x)=c dựa vào đồ thị ta có: a∈(−2;−1),b∈(0;1),c∈(1;2)
Khi đó dựa vào đồ thị ta lại có phương trình f(x)=a có 1 nghiệm, phương trình f(x)=b và phương trình f(x)=c đều có 3 nghiệm.
Do đó phương trình f[f(x)]=0 có 7 nghiệm. Chọn B.
Bài tập 5: Cho hàm số y=f(x) có đạo hàm trên R và có đồ thị là đường cong như hình vẽ.
Đặt g(x)=f[f(x)]. Số nghiệm của phương trình g′(x)=0 là: A. 6 B. 7 C. 8 D. 9 |
Lời giải chi tiết
Ta có: g′(x)=f′(x).f′[f(x)]=0⇔[f′(x)=0f′[f(x)]=0
Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy f′(x)=0⇔[x=−2x=0⇒f′(x)=0 có 2 nghiệm phân biệt x=−2,x=0.
Lại có: f′[f(x)]=0⇔[f(x)=−2f(x)=0
Phương trình f(x)=−2 có 2 nghiệm x=−2,x>0 (nghiệm x=−2 bị lặp).
Phương trình f(x)=0 có 3 nghiệm phân biệt.
Do đó phương trình g′(x)=0 có 6 nghiệm phân biệt. Chọn A.
Bài tập 6: Cho hàm số y=f(x)=−x4+2x2+1 có đồ thị như hình vẽ bên.
Số giá trị nguyên của m để phương trình f[f(x)]=m có nghiệm x∈[−1;1]. A. 10 B. 11 C. 12 D. 13 |
Lời giải chi tiết
Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy với x∈[−1;1]⇒f(x)∈[1;2]
Đặt t=f(x), xét phương trình f(t)=m với t∈[1;2]
Dựa vào đồ thị hàm số với t∈[1;2]⇒f(t)∈[−7;2]
Do đó phương trình f[f(x)]=m có nghiệm x∈[−1;1]⇔m∈[−7;2]
Kết hợp m∈Z⇒ có 10 giá trị của m. Chọn A.
Bài tập 7: Cho hàm số y=x+1x−1 có đồ thị như hình vẽ.
Tìm m để phương trình sinx+1sinx−1=m có nghiệm x∈[−π2;0) A. m∈[−1;0] B. m∈[−1;0) C. m∈[−1;+∞) D. m∈(−1;0] |
Lời giải chi tiết
Ta có: x∈[−π2;0)⇒sinx∈[−1;0). Đặt t=sinx⇒t+1t−1=m với t∈[−1;0)
Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy phương trình f(t)=m có nghiệm t∈[−1;0)⇔m∈(−1;0]. Chọn D.
Bài tập 8: Cho hàm số y=f(x) có đạo hàm trên R và có bảng biến thiên như hình vẽ dưới đây
Số nghiệm của phương trình f′[f(x)]=0 là: A. 4 B. 7 C. 6 D. 3 |
Lời giải chi tiết
Đặt g(x)=f[f(x)] ta có: g′(x)=f′(x).f′[f(x)]=0⇔[f′(x)=0f′[f(x)]=0
Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy f′(x)=0⇔[x=−1x=1⇒f′(x)=0 có 2 nghiệm phân biệt x=±1.
Lại có: f′[f(x)]=0⇔[f(x)=−1f(x)=1Phương trình f(x)=−1 có một nghiệm duy nhất
Phương trình f(x)=1 có 3 nghiệm phân biệt.
Do đó phương trình g′(x)=0 có 6 nghiệm phân biệt. Chọn C.
TOÁN LỚP 12