R Mẫu 1: Cho tứ diện ABCD có $AB=CD=a,AC=BD=b,AD=BC=c$ (tứ diện gần đều)
Bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện là: $R=\sqrt{\frac{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}}{8}}.$
Chứng minh: Gọi $M,N,O$ lần lượt là trung điểm của $AB;CD$ và $MN$
Ta có: $\Delta ACD=\Delta BDC\left( c-c-c \right)\Rightarrow DM=CM$
Khi đó $MN\bot CD,$ tương tự $MN\bot AB$ suy ra O là tâm mặt cầu ngoại tiếp tứ diện.
Ta có: ${{R}^{2}}=O{{A}^{2}}=O{{B}^{2}}=O{{M}^{2}}+A{{M}^{2}}=\frac{M{{N}^{2}}}{4}+\frac{{{a}^{2}}}{4}$
Xét $\Delta CMN$ có: $M{{N}^{2}}=C{{M}^{2}}-C{{N}^{2}}=\frac{{{b}^{2}}+{{c}^{2}}}{2}-\frac{{{a}^{2}}}{4}-\frac{{{a}^{2}}}{4}$
$=\frac{{{b}^{2}}+{{c}^{2}}-{{a}^{2}}}{2}\Rightarrow {{R}^{2}}=\frac{{{b}^{2}}+{{c}^{2}}-{{a}^{2}}}{8}+\frac{{{a}^{2}}}{4}=\frac{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}}{8}.$
Vậy$R=\sqrt{\frac{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}}{8}}.$
Bài tập 1: Cho tứ diện ABCD có $AB=CD=3,AC=BD=2,AD=BC=2\sqrt{2}.$ Diện tích mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD là
A. $S=\frac{21\pi }{2}.$ B. $S=\frac{19\pi }{2}.$ C. $S=9\pi .$ D. $S=4\pi .$ |
Lời giải chi tiết
Áp dụng công thức nhanh ta có: $R=\sqrt{\frac{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}}{8}}=\sqrt{\frac{{{3}^{2}}+{{2}^{2}}+{{\left( 2\sqrt{2} \right)}^{2}}}{8}}=\sqrt{\frac{21}{8}}\Rightarrow S=4\pi {{R}^{2}}=\frac{21\pi }{2}.$
Chọn A.
Bài tập 2: Cho tứ diện ABCD có $AB=CD=a,AC=BD=AD=BC=b.$ Bán kính của mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD là
A. $R=\sqrt{\frac{{{a}^{2}}+2{{b}^{2}}}{8}}.$ B. $R=\sqrt{\frac{2{{a}^{2}}+{{b}^{2}}}{8}}.$ C. $R=\sqrt{\frac{{{a}^{2}}+2{{b}^{2}}}{2}}.$ D. $R=\sqrt{\frac{2{{a}^{2}}+{{b}^{2}}}{2}}.$ |
Lời giải chi tiết
Áp dụng công thức nhanh ta có: $R=\sqrt{\frac{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}}{8}}=R=\sqrt{\frac{{{a}^{2}}+2{{b}^{2}}}{8}}.$ Chọn A.
Bài tập 3: Cho tứ diện ABCD có $AB=CD=AC=BD=2,AD=BC=1.$ Thể tích mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD là
A. $V=\frac{9\pi }{8}.$ B. $V=\frac{9\pi \sqrt{2}}{8}.$ C. $V=\frac{2\pi }{3}.$ D. $V=\frac{9\pi \sqrt{2}}{8}.$ |
Lời giải chi tiết
Áp dụng công thức nhanh ta có: $R=\sqrt{\frac{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}}{8}}=\sqrt{\frac{{{1}^{2}}+{{2}^{2}}+{{2}^{2}}}{8}}=\frac{3}{2\sqrt{2}}\Rightarrow V=\frac{4}{3}\pi {{R}^{3}}=\frac{9\pi \sqrt{2}}{8}.$
Chọn D.
Bài tập 1: Cho tứ diện ABCD có $AB=CD=3,AC=BD=5,AD=BC=6.$ Thể tích khối cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD thuộc khoảng nào dưới đây?
A. $\left( 100;102 \right).$ B. $\left( 95;98 \right).$ C. $\left( 106;109 \right).$ D. $\left( 103;107 \right).$ |
Lời giải chi tiết
Bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD là $R=\sqrt{\frac{A{{B}^{2}}+A{{C}^{2}}+A{{D}^{2}}}{8}}=\frac{\sqrt{35}}{2}.$
Vậy thể tích khối cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD là $V=\frac{4}{3}\pi {{R}^{3}}=\frac{4}{3}\pi .{{\left( \frac{\sqrt{35}}{2} \right)}^{3}}=\frac{35\sqrt{35}\pi }{6}.$ Chọn C.
Bài tập 5: Cho tứ diện ABCD có $AB=CD=x,AC=BD=y,AD=BC=2\sqrt{3}.$ Bán kính khối cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD bằng $\sqrt{2}.$ Giá trị lớn nhất của $xy$ bằng
A. 2. B. 4. C. $2\sqrt{2}.$ D. $\sqrt{2}.$ |
Lời giải chi tiết
Bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD là $R=\sqrt{\frac{A{{B}^{2}}+A{{C}^{2}}+A{{D}^{2}}}{8}}.$
Khi đó $\sqrt{\frac{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{\left( 2\sqrt{3} \right)}^{2}}}{8}}=\sqrt{2}\Leftrightarrow {{x}^{2}}+{{y}^{2}}=4$ mà $xy\le \frac{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}}{2}=\frac{4}{2}=2.$
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi $x=y=\sqrt{2}.$ Vậy ${{\left\{ xy \right\}}_{\max }}=2.$ Chọn A.
R Mẫu 2: Cho tứ diện ABCD có $AB=x;CD=y;AD=BC=AC=BD=z.$ Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD.
Gọi $M,N$ lần lượt là trung điểm của AB và CD ta có:
$\Delta DAC=\Delta DBC\Rightarrow AN=BN$ suy ra $NM$ là trung trực của AB, tương tự MN là trung trực của DC
Khi đó $I\in MN$ sao cho $ID=IA$
Lại có $AN=\sqrt{A{{D}^{2}}-D{{N}^{2}}}=\sqrt{{{z}^{2}}-\frac{{{y}^{2}}}{4}}$
$\Rightarrow MN=\sqrt{A{{N}^{2}}-A{{M}^{2}}}=\sqrt{{{z}^{2}}-\frac{{{y}^{2}}}{4}-\frac{{{x}^{2}}}{4}}$
Mặt khác $MN=IM+IN=\sqrt{{{R}^{2}}-A{{M}^{2}}}+\sqrt{{{R}^{2}}-D{{N}^{2}}}$
$\Rightarrow \sqrt{{{R}^{2}}-\frac{{{x}^{2}}}{4}}+\sqrt{{{R}^{2}}-\frac{{{y}^{2}}}{4}}=\sqrt{{{z}^{2}}-\frac{{{y}^{2}}}{4}-\frac{{{z}^{2}}}{4}}$
Vậy bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD là nghiệm của phương trình:
$\sqrt{{{R}^{2}}-\frac{{{x}^{2}}}{4}}+\sqrt{{{R}^{2}}-\frac{{{y}^{2}}}{4}}=\sqrt{{{z}^{2}}-\frac{{{y}^{2}}}{4}-\frac{{{z}^{2}}}{4}}.$
Bài tập 1: Cho tứ diện ABCD có $AB=2a;CD=4a,$ các cạnh còn lại đều bằng $3a.$ Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD.
A. $2a.$ B. $\frac{a\sqrt{65}}{4}.$ C. $\frac{a\sqrt{71}}{4}.$ D. $\frac{5a}{2}.$ |
Lời giải chi tiết
Ta có: $\sqrt{{{R}^{2}}-{{a}^{2}}}+\sqrt{{{R}^{2}}-4{{a}^{2}}}=\sqrt{9{{a}^{2}}-5{{a}^{2}}}=2a$
$\Leftrightarrow \sqrt{{{R}^{2}}-{{a}^{2}}}=\left( 2a-\sqrt{{{R}^{2}}-4{{a}^{2}}} \right)\Rightarrow {{R}^{2}}-{{a}^{2}}=4{{a}^{2}}-4a\sqrt{{{R}^{2}}-4{{a}^{2}}}+{{R}^{2}}-4{{a}^{2}}$
Chọn B.
Bài tập 2: Cho tứ diện ABCD có $AB=4a;CD=6a,$ các cạnh còn lại đều bằng $a\sqrt{22}.$ Tính diện tích mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD.
A. $S=\frac{85\pi }{9}.$ B. $S=\frac{340\pi }{3}.$ C. $S=\frac{340\pi }{9}.$ D. $S=\frac{340\pi }{27}.$ |
Lời giải chi tiết
Ta có: $\sqrt{{{R}^{2}}-4{{a}^{2}}}+\sqrt{{{R}^{2}}-9{{a}^{2}}}=\sqrt{22{{a}^{2}}-13{{a}^{2}}}=3a$
$\Leftrightarrow \sqrt{{{R}^{2}}-4{{a}^{2}}}=\left( 3a-\sqrt{{{R}^{2}}-9{{a}^{2}}} \right)\Rightarrow {{R}^{2}}-4{{a}^{2}}=9{{a}^{2}}-6a\sqrt{{{R}^{2}}-9{{a}^{2}}}+{{R}^{2}}-9{{a}^{2}}$
$\Leftrightarrow \sqrt{{{R}^{2}}-9{{a}^{2}}}=\frac{4a}{6}\Leftrightarrow R=\frac{a\sqrt{85}}{4}\Rightarrow S=4\pi {{R}^{2}}=\frac{340\pi }{9}.$ Chọn C.
Bài tập 3: Cho tứ diện ABCD có $AB=2a;CD=8a,$ các cạnh còn lại đều bằng $a\sqrt{26}.$ Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD.
A. $4a.$ B. $a\sqrt{14}.$ C. $a\sqrt{10}.$ D. $\frac{9a}{2}.$ |
Lời giải chi tiết
Ta có: $\sqrt{{{R}^{2}}-{{a}^{2}}}+\sqrt{{{R}^{2}}-9{{a}^{2}}}=\sqrt{26{{a}^{2}}-10{{a}^{2}}}=4a$
$\Leftrightarrow \sqrt{{{R}^{2}}-{{a}^{2}}}=\left( 4a-\sqrt{{{R}^{2}}-9{{a}^{2}}} \right)\Rightarrow {{R}^{2}}-{{a}^{2}}=16{{a}^{2}}-8a\sqrt{{{R}^{2}}-9{{a}^{2}}}+{{R}^{2}}-9{{a}^{2}}$
$\Leftrightarrow \sqrt{{{R}^{2}}-9{{a}^{2}}}=a\Leftrightarrow R=a\sqrt{10}.$ Chọn C.
Bài tập 4: Cho tứ diện ABCD có $AB=4a;CD=10a,$ các cạnh còn lại đều bằng $a\sqrt{78}.$ Tính diện tích mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD.
A. $S=30\pi {{a}^{2}}.$ B. $S=29\pi {{a}^{2}}.$ C. $S=\frac{116\pi {{a}^{2}}}{3}.$ D. $S=116\pi {{a}^{2}}.$ |
Lời giải chi tiết
Ta có: $\sqrt{{{R}^{2}}-4{{a}^{2}}}+\sqrt{{{R}^{2}}-25{{a}^{2}}}=\sqrt{78{{a}^{2}}-29{{a}^{2}}}=7a$
$\Leftrightarrow \sqrt{{{R}^{2}}-4{{a}^{2}}}=\left( 7a-\sqrt{{{R}^{2}}-25{{a}^{2}}} \right)\Rightarrow {{R}^{2}}-4{{a}^{2}}=49{{a}^{2}}-14a\sqrt{{{R}^{2}}-25{{a}^{2}}}+{{R}^{2}}-25{{a}^{2}}$
$\Leftrightarrow \sqrt{{{R}^{2}}-25{{a}^{2}}}=2a\Leftrightarrow R=a\sqrt{29}\Rightarrow {{S}_{\left( C \right)}}=4\pi {{R}^{2}}=116\pi {{a}^{2}}.$ Chọn D.
Bài tập 5: Cho tứ diện ABCD có $AB=2a;CD=8a,$ các cạnh còn lại đều bằng $x.$ Tìm x biết bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện bằng $a\sqrt{17}$.
A. $x=a\sqrt{42}.$ B. $x=6a.$ C. $x=a\sqrt{38}.$ D. $x=a\sqrt{33}.$ |
Lời giải chi tiết
Ta có: $\sqrt{{{R}^{2}}-{{a}^{2}}}+\sqrt{{{R}^{2}}-16{{a}^{2}}}=\sqrt{{{x}^{2}}-17{{a}^{2}}}$
Với$R=a\sqrt{17}\Rightarrow \sqrt{{{x}^{2}}-17{{a}^{2}}}=4a+a=5a\Rightarrow {{x}^{2}}=42{{a}^{2}}\Rightarrow x=a\sqrt{42}.$ Chọn A...
TOÁN LỚP 12