Bài tập Tìm tọa độ giao điểm của hai đồ thị có đáp án chi tiết (cách giải) - Tự Học 365

Bài tập Tìm tọa độ giao điểm của hai đồ thị có đáp án chi tiết (cách giải)

Bài tập Tìm tọa độ giao điểm của hai đồ thị có đáp án chi tiết (cách giải)

Bài tập Tìm tọa độ giao điểm của hai đồ thị có đáp án (cách giải)

Phương pháp giải bài toán tìm tọa dộ của 2 giai điểm

Cho 2 hàm số $y=f(x)$ và $y=g(x)$có đồ thị lần lượt là $\left( C \right)$ và $\left( {{C}'} \right)$ :

  • Lập phương trình hoành độ giao điểm của $\left( C \right)$ và $\left( {{C}'} \right)$ là $f(x)=g(x)\left( * \right)$
  • Giải phương trình tìm x thay vào $f(x)$hoặc $g(x)$ để suy ra y và tọa độ giao điểm
  • Số nghiệm của phương trình $\left( * \right)$ là số giao điểm của $\left( C \right)$ và $\left( {{C}'} \right)$

Bài tập trắc nghiệm tìm tọa độ giao điểm của 2 đồ thị có đáp án chi tiết

Bài tập 1: [Đề minh họa THPT QG năm 2017] Biết rằng đường thẳng $y=-2x+2$ cắt đồ thị hàm số $y={{x}^{3}}+x+2$ tại điểm duy nhất; ký hiệu $\left( {{x}_{o}};{{y}_{o}} \right)$ là tọa độ của điểm đó. Tìm ${{y}_{o}}$

A. ${{y}_{o}}=4$ B. ${{y}_{o}}=0$ C. ${{y}_{o}}=2$ D. ${{y}_{o}}=-1$

Lời giải chi tiết

Phương trình hoành độ giao điểm là: $-2x+2={{x}^{3}}+x+2\Leftrightarrow {{x}^{3}}+3x=0\Leftrightarrow x=0\Rightarrow y=2$

Vậy tọa độ giao điểm là $\left( 0;2 \right).$ Chọn C.

Bài tập 2: Biết rằng đồ thị hàm số $y={{x}^{4}}-3{{x}^{2}}+5$ và đường thẳng $y=9$ cắt nhau tại hai điểm phân biệt $A\left( {{x}_{1}};{{y}_{1}} \right),B\left( {{x}_{2}};{{y}_{2}} \right).$ Tính ${{x}_{1}}+{{x}_{2}}$

A. ${{x}_{1}}+{{x}_{2}}=3$ B. ${{x}_{1}}+{{x}_{2}}=0$ C. ${{x}_{1}}+{{x}_{2}}=18$ D. ${{x}_{1}}+{{x}_{2}}=5$

Lời giải chi tiết

Phương trình hoành độ giao điểm hai đồ thị là:

${{x}^{4}}-3{{x}^{2}}+5=9\Leftrightarrow {{x}^{4}}-3{{x}^{2}}-4=0\Leftrightarrow \left[ \begin{array} {} {{x}^{2}}=-1 \\ {} {{x}^{2}}=4 \\ \end{array} \right.\Rightarrow {{x}^{2}}=4\Leftrightarrow \left[ \begin{array} {} x=2 \\ {} x=-2 \\ \end{array} \right.\Rightarrow \left[ \begin{array} {} {{x}_{1}}=2 \\ {} {{x}_{2}}=-2 \\ \end{array} \right.\Rightarrow {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=0$

Chọn B.

Bài tập 3: Hỏi đồ thị của hàm số $y={{x}^{3}}+2{{x}^{2}}-x+1$ và đồ thị hàm số $y={{x}^{2}}-x+3$ có tất cả bao nhiêu điểm chung?

A. 0 B. 2 C. 1 D. 3

Lời giải chi tiết

Phương trình hoành độ giao điểm đồ thị hai hàm số là ${{x}^{3}}+2{{x}^{2}}-x+1={{x}^{2}}-x+3\Leftrightarrow {{x}^{3}}+{{x}^{2}}-2=0$

$\Leftrightarrow (x-1)\left( {{x}^{2}}+2x+2 \right)=0\Leftrightarrow x-1=0\Leftrightarrow x=1.$ Suy ra hai đồ thị có một điểm chung. Chọn C.

Bài tập 4: Số giao điểm của đồ thị hai hàm số $y={{x}^{3}}+3{{x}^{2}}+1$ và $y={{x}^{4}}+{{x}^{3}}-3$ là

A. 1 B. 4 C. 3 D. 2

Lời giải chi tiết

Phương trình hoành độ giao điểm đồ thị hai hàm số là ${{x}^{3}}+3{{x}^{2}}+1={{x}^{4}}+{{x}^{3}}-3\Leftrightarrow {{x}^{4}}-3{{x}^{2}}-4=0$

$\Leftrightarrow \left[ \begin{array} {} {{x}^{2}}=-1 \\ {} {{x}^{2}}=4 \\ \end{array} \right.\Rightarrow {{x}^{2}}=4\Leftrightarrow \left[ \begin{array} {} x=2 \\ {} x=-2 \\ \end{array} \right.\Rightarrow $ 2 đồ thị hàm số có 2 giao điểm. Chọn D.

Bài tập 5: Tìm số giao điểm của đồ thị hàm số $y=\frac{{{x}^{2}}-2x+3}{x-1}$ với đường thằng $y=3x-6$

A. 3 B. 0 C. 1 D. 2

Lời giải chi tiết

Phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị $\left( C \right)$ và đường thẳng $\left( d \right)$ là $\frac{{{x}^{2}}-2x+3}{x-1}=3x-6$

$\Leftrightarrow \left\{ \begin{array} {} x-1\ne 0 \\ {} {{x}^{2}}-2x+3=(x-1)(3x-6) \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array} {} x\ne 1 \\ {} {{x}^{2}}-2x+3=3{{x}^{2}}-9x+6 \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array} {} x\ne 1 \\ {} 2{{x}^{2}}-7x+3=0 \\ \end{array} \right.\left( * \right)$

Hệ phương trình $\left( * \right)$có hai nghiệm phân biệt nên $\left( C \right)$ cắt $\left( d \right)$ tại hai điểm. Chọn D.

Bài tập 6: Hoành độ các giao điểm của đồ thị hàm số $y=\frac{2x-1}{x+2}\left( C \right)$ và đường thẳng $d:y=x-2$ là

A. $\left[ \begin{array} {} x=-1 \\ {} x=3 \\ \end{array} \right.$ B. $\left[ \begin{array} {} x=1 \\ {} x=-3 \\ \end{array} \right.$ C. $\left[ \begin{array} {} x=1+\sqrt{6} \\ {} x=1-\sqrt{6} \\ \end{array} \right.$ D. $\left[ \begin{array} {} x=-1 \\ {} x=-3 \\ \end{array} \right.$

Lời giải chi tiết

Phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị $\left( C \right)$ và $\left( d \right)$ là $\frac{2x-1}{x+2}=x-2\Leftrightarrow \left\{ \begin{array} {} x\ne -2 \\ {} 2x-1={{x}^{2}}-4 \\ \end{array} \right.$

$\Leftrightarrow \left\{ \begin{array} {} x\ne -2 \\ {} {{x}^{2}}-2x-3=0 \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array} {} x\ne -2 \\ {} \left[ \begin{array} {} x=-1 \\ {} x=3 \\ \end{array} \right. \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow \left[ \begin{array} {} x=-1 \\ {} x=3 \\ \end{array} \right.$. Chọn A.

Bài tập 7: Biết đường thẳng $y=3x+4$ cắt đồ thị hàm số $y=\frac{4x+2}{x-1}$tại hai điểm phân biệt có tung độ ${{y}_{1}}$ và ${{y}_{2}}$. Tính ${{y}_{1}}+{{y}_{2}}$

A. ${{y}_{1}}+{{y}_{2}}=10$ B. ${{y}_{1}}+{{y}_{2}}=11$ C. ${{y}_{1}}+{{y}_{2}}=9$ D. ${{y}_{1}}+{{y}_{2}}=1$

Lời giải chi tiết

Phương trình hoành độ giao điểm hai đồ thị là $\frac{4x+2}{x-1}=3x+4\Leftrightarrow \left\{ \begin{array} {} {{x}^{2}}-x-2=0 \\ {} x\ne 1 \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow \left[ \begin{array} {} x=-1 \\ {} x=2 \\ \end{array} \right.$

Ta có: $\left\{ \begin{array} {} {{x}_{1}}=-1 \\ {} {{x}_{2}}=2 \\ \end{array} \right.\Rightarrow \left\{ \begin{array} {} {{y}_{1}}=1 \\ {} {{y}_{2}}=10 \\ \end{array} \right.\Rightarrow {{y}_{1}}+{{y}_{2}}=11.$ Chọn B.

Bài tập 8: Gọi A, B là giao điểm của hai đồ thị hàm số $y=\frac{x-3}{x-1}$ và $y=1-x$ . Diện tích tam giác OAB bằng:

A. $\frac{3\sqrt{2}}{2}$ B. 3 C. $\frac{3}{2}$ D. $3\sqrt{2}$

Lời giải chi tiết

Phương trình hoành độ giao điểm: $\frac{x-3}{x-1}=1-x\Leftrightarrow \left\{ \begin{array} {} x\ne 1 \\ {} {{x}^{2}}-x-2=0 \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow \left[ \begin{array} {} x=-1\Rightarrow y=2 \\ {} x=2\Rightarrow y=-1 \\ \end{array} \right.$

Khi đó $AB=\sqrt{9+9}=3\sqrt{2}$ và $d\left( O;AB \right)=d\left( O;d:x+y-1=0 \right)=\frac{1}{\sqrt{2}}$

Do đó ${{S}_{OAB}}=\frac{1}{2}d\left( O;AB \right).AB=\frac{1}{2}.\frac{1}{\sqrt{2}}.3\sqrt{2}=\frac{3}{2}$ . Chọn C.

Bài tập 9: Đồ thị hàm số $y={{x}^{2}}-x$ và đồ thị hàm số $y=5+\frac{3}{x}$ cắt nhau tại hai điểm A và B. Khi đó độ dài AB là

A. $AB=8\sqrt{5}$ B. $AB=25$ C. $AB=4\sqrt{2}$ D. $AB=10\sqrt{2}$

Lời giải chi tiết

Phương trình hoành độ giao điểm đồ thị hai hàm số là ${{x}^{2}}-x=5+\frac{3}{x}\Leftrightarrow \left\{ \begin{array} {} x\ne 0 \\ {} {{x}^{3}}-{{x}^{2}}-5x-3=0 \\ \end{array} \right.$

$\Leftrightarrow \left[ \begin{array} {} x=3\Rightarrow y=6 \\ {} x=-1\Rightarrow y=2 \\ \end{array} \right.\Rightarrow \left\{ \begin{array} {} A(3;6) \\ {} B(-1;2) \\ \end{array} \right.\Rightarrow AB=4\sqrt{2}$ . Chọn C.

Bài tập 10: Gọi M, N là giao điểm của đường thẳng $y=x+1$ và đường cong $y=\frac{2x+4}{x-1}$ . Khi đó hoành độ trung điểm I của đoạn thẳng MN bằng

A. $\frac{5}{2}$ B. $-\frac{5}{2}$ C. 1 D. 2

Lời giải chi tiết

Phương trình hoành độ giao điểm là $\frac{2x+4}{x-1}=x+1\Leftrightarrow {{x}^{2}}-2x-5=0\Leftrightarrow \left[ \begin{array} {} x=1+\sqrt{6} \\ {} x=1-\sqrt{6} \\ \end{array} \right.$

$\Rightarrow \left\{ \begin{array} {} {{x}_{M}}=1+\sqrt{6} \\ {} {{x}_{N}}=1-\sqrt{6} \\ \end{array} \right.\Rightarrow {{x}_{I}}=1$ . Chọn C.

Bài tập 11: Đồ thị hàm số $y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+2x-1$ cắt đồ thị hàm số $y={{x}^{2}}-3x+1$ tại hai điểm phân biệt A, B. Tính độ dài AB.

A. $AB=3$ B. $AB=2\sqrt{2}$ C. $AB=2$ D. $AB=1$

Lời giải chi tiết

Phương trình hoành độ giao điểm hai đồ thị là ${{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+2x-1={{x}^{2}}-3x+1\Leftrightarrow {{x}^{3}}-4{{x}^{2}}+5x-2=0$

$\Leftrightarrow {{\left( x-1 \right)}^{2}}\left( x-2 \right)=0\Leftrightarrow \left[ \begin{array} {} x=1 \\ {} x=2 \\ \end{array} \right.\to \left\{ \begin{array} {} A(1;-1) \\ {} B(2;-1) \\ \end{array} \right.\Rightarrow AB=1$ . Chọn D.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

TOÁN LỚP 12