WOW! Đây có phải cách mà các thủ khoa vẫn thường làm?
Đầu tiên, mình xin chúc mừng bạn đã lọt vào TOP 5% những người sẽ thành công trong kì thi THPTQG 2020.
Bạn đang thắc mắc tại sao mình nói vậy ư?
Mình biết, khi bạn đang đọc bài viết này, bạn luôn khát khao sẽ trở thành những con người " ngoại hạng" so với những học sinh ngoài kia
Và điều này còn tuyệt vời hơn nếu bạn đã có trong tay một tấm bản đồ, một mục tiêu cụ thể để bạn chạm tới ước mơ.
Nhưng......
Thrive Leads Shortcode could not be rendered, please check it in Thrive Leads Section!
Bạn có thể tham khảo: Tấm bản đồ đi đến cánh cổng đại học
Có phải bạn đang loay hoay với tấm bản đồ, lo lắng không biết cách sử dụng sao cho đúng cách, phải không nào?
Haha, đừng lo lắng!
Ngay bây giờ, mình xin được chia sẻ cùng bạn.
Bạn đã sẵn sàng chưa nào? Hãy cùng mình đi tìm hiểu ngay nhé!
Nhưng trước khi đi vào vận dụng tấm bản đồ, mình có một câu hỏi dành cho bạn: Từ nhỏ đến lớn, bạn đã từng lập cho mình một thói quen chưa?
Rất nhiều phải không nào? Thói quen có thể bắt đầu từ những việc đơn giản như đánh răng, ăn uống, nghỉ ngơi, cho đến những việc phức tạp hơn như chơi game, lướt facebook, tập thể dục,......
Mỗi ngày bạn đều thực hiện đều đặn, lặp đi lặp lại và biến nó trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống.
Để trở thành một trong 5% học sinh TOP đầu, bạn cũng cần hình thành cho bản thân 3 thói quen cơ bản của những thủ khoa đã và đang áp dụng hàng ngày.
Khoan đã...... Tại sao phải làm như vậy?
Tại sao ư? Một người thầy đã từng nói với mình như vầy:
"Muốn trở thành người thành công? Cách đơn giản nhất là em áp dụng những thói quen của những người đi trước và làm theo họ mỗi ngày.
Bởi vì khi đó, em sẽ có cho mình kỉ luật để thực hiện mục tiêu. Nếu việc nhỏ mà không làm được, thì đừng nghĩ đến những việc lớn hơn!"
"Thói quen sẽ quyết định tương lai của bạn"
CÁC BƯỚC ĐỂ BIẾN GIẤC MƠ THÀNH HIỆN THỰC
#Thói quen thứ nhất: Lập kế hoạch
Lập kế hoạch là một việc không thể thiếu nếu bạn muốn đạt được mục tiêu đề ra.
Lập kế hoạch cũng như việc bạn lên chiến lược ôn thi một cách thông minh nhất.Việc đó giúp bạn sắp xếp thời gian học tập sao cho hợp lí, tránh để bản thân quá “ ngợp” khiến việc học trở nên “ mệt mỏi".
Cách lập kế hoạch ôn thi hiệu quả
Hồi cấp 3, mình không biết cách làm thế nào để phân bố thời gian học hiêu quả. Mỗi lần ngồi vào bàn học, mình thường giải bài tạp 5 tiếng đồng hồ liên tục.
Và sau đó, não của mình không hoạt động được tối đa hiệu suất vì không được nghỉ ngơi, sức khỏe bị giảm sau một thời gian ôn thi.
Thrive Leads Shortcode could not be rendered, please check it in Thrive Leads Section!
Thay vì học nhồi nhét 5 giờ liền một kiến thức chuyên sâu nào đó, sẽ không tốt bằng việc chia nhỏ thờI gian để học.
Chẳng hạn, bình thường bạn có thói quen học từ 7h sáng đến 11h trưa một môn, phải không nào? Học như thế sẽ khiến bạn mệt mỏi, gặp bài khó sẽ “ nản”.
Để học tốt hơn, bạn có thể chia nhỏ thời gian để học, áp dụng POMODORO, học 25 phút, nghỉ 10 phút thư giản, sau đó tiếp tục học.
Với cách chia nhỏ thời gian ra để học, bạn sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn, não bộ sẽ phản xạ nhanh hơn với các đề bài khó.
Việc học sẽ trở nên nhẹ nhàng, ít hoảng loạn hơn vì bạn sẽ học được nhiều hơn, bạn sẽ giảm thời gian cần phải học cho sau này, vì bạn sẽ không cần phải học lại với một bài học.
Vậy nên, hãy lên một kế hoạch, chia nhỏ thời gian ra để học, ghi vào trong thời gian biểu của bạn. Vì đây không phải là cuộc chạy đua đường dài mà là thời gian học tập chuyên sâu.
Và có một lưu ý nhỏ dành cho bạn, đó là: Khi bạn đã có cho mình một kế hoạch ôn thi, hãy theo dõi xem nó có hiệu quả với mình không. Nếu không hiệu quả, bạn hãy thay đổi kế hoạch ngay lập tức.
Ví dụ như mình, khi lên kế hoạch ôn thi đại học, mình đã áp dụng các cách chia nhỏ thời gian như trên, nhưng nó không phù hợp với mình. Mình dễ bị phân tâm khi học 25’ nghỉ 5’, vậy nên, mình dành khoảng 2 tiếng để tập trung cho việc học tối đa, sau đó nghỉ 5’ giải lao để não được thư giãn.
Và kết quả hiệu suất học tập của mình tăng lên khá cao khi mình biết cách điều chỉnh thời gian sao cho phù hợp với bản thân nhất.
Nhưng bạn ơi, mình đã thử hàng nghìn lần rồi nhưng vẫn bị thất bại!
Bạn sẽ không hình thành được thói quen nếu bạn không kiên trì. Vì trước giờ bạn đâu cần làm mà bạn vẫn sống khỏe mạnh đấy thôi, phải không nào?
Đó là lúc bạn cần tự tạo áp lực cho mình. Bạn nên nhờ bạn bè, anh chị hay ba mẹ giúp bạn tạo áp lực cho chính bạn.
Có thể là phạt 100k, có thể là cắt tóc hoặc đơn giản là bao họ một ly trà sữa nếu ngày đó bạn không lên kế hoạch,...... mình tin là họ sẽ rất nhiệt tình giúp bạn.
Hãy tìm cho mình một áp lực đủ lớn để bạn kiên trì đến cùng với mục tiêu của bạn. Và thói quen chỉ được hình thành khi bạn kiên trì thực hiện nó mỗi ngày.
#Thói quen thứ hai: Quản lý thời gian
Quản lý thời gian là thói quen khó nhất đối với mình khi áp dụng vào học tập.
Có những lúc, mình đã sắp xếp thời gian rất hợp lí cho việc học, nhưng bất chợt, có một vấn đề gì đó chen ngang, và khiến mình không giải quyết hết được bài tập cho ngày hôm đó.
Cách quản lý thời gian một cách tốt nhất
Bạn có hay gặp tình trạng giống mình?
Vậy nên, để áp dụng SMART GOALS một cách tốt nhất, bạn cần quản lý thời gian thật kĩ. Khi có một việc gì đó chen ngang, bạn hãy tự hỏi bản thân 2 câu hỏi sau:
+ Việc đó có quan trọng với bạn không? Có cần giải quyết ngay lập tức không?
+ Nếu mình không làm việc đó ngay bây giờ, nó có ảnh hưởng gì tới mình không?
Và khi trả lời được 2 câu hỏi đó, bạn có thể phân biệt đâu là việc quan trọng hơn, nó sẽ không khiến việc học của bạn dừng lại, bạn sẽ không bị thời gian chi phối.
Sau khi hoàn thành bài tập xong, bạn có thể “ ung dung” giải quyết việc “chen ngang” một cách thoải mái. Hãy làm chủ và đừng để thời gian chi phối bạn. Mình sẽ chia sẻ cách làm này cụ thể hơn trong bài sau nhé!
#Thói quen thứ 3: Phần thưởng để củng cố thói quen.
Khi bạn làm tốt một thói quen nào đó, hãy tự tặng cho mình một món quà nho nhỏ để có thể làm tốt thói quen đó hơn.
Ví dụ, bạn đang rèn thói quen dậy sớm. Khi bạn đã hình thành thói quen dậy sớm bạn có thể tư thưởng cho mình một cái chuông báo thức đẹp hơn, reo to hơn.
Hoặc khi bạn có cho mình thói quen tự chủ thời gian, bạn có thể tự tặng cho mình một cái đồng hồ thật đẹp, thật ngầu.
Hành động đó một phần giúp bạn tạo động lực để hình thành những thói quen kế tiếp, một phần giúp bạn thực hành thói quen đó một cách thuận tiện và tốt hơn.
Để hình thành một thói quen, chúng ta cần phải mất bao lâu?
Thông thường, một thói quen sẽ hình thành trong 66 ngày. Nghĩa là bạn cần phải liên tục thực hiện chúng trong 66 ngày không ngừng nghỉ, và sau đó, thói quen đó sẽ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của bạn.
3 thói quen đó chính là 3 công cụ cơ bản nhất giúp bạn áp dụng SMART GOALS môt cách hiệu quả nhất.
Và bạn thử áp dụng 3 thói quen này vào thực tế xem như thế nào nhé! Hãy kiên trì để biến ước mơ thành hiện thực.
“ Nếu ĐAM MÊ dẫn đến thành công thì SỰ KIÊN TRÌ chính là chiếc xe đưa bạn đến đó.”
hay quá a ơi