Th3 11

Trần Ngọc Nam

Bạn đang đọc bài viết của Trần Ngọc Nam - Co-Founder của Tự Học 365, người đã xuất sắc dành 28.25 điểm thi đại học năm 2016. Nhấn vào đây để tìm hiểu thêm.

Vẽ sơ đồ tư duy trong 2 phút siêu nhanh và đơn giản

Vẽ sơ đồ tư duy chỉ trong 2 phút - Quả thật là một tiêu đề giật tít khiến ai cũng phải nhấn vào để xem anh ta sẽ cho mình điều tuyệt vời nào đây!

Bài viết của tôi hướng dẫn bạn, lý thuyết cũng chẳng khác biệt là bao so với những bài bạn từng đọc về chủ để vẽ sơ đồ tư duy này. Nhưng tại sao tôi vẫn phải chia sẻ điều này?

Vẽ sơ đồ tư duy trong 2 phút siêu nhanh và đơn giản

Vẽ sơ đồ tư duy trong 2 phút siêu nhanh và đơn giản

Hãy xem mọi thứ lý thuyết, khái niệm đâu đó ngoài kia là nguyên liệu. Bạn cũng biết rồi đấy, cùng những thứ ấy, nếu ta nấu bằng những cách khác nhau, những người khác nhau, kết quả sẽ rất khác nhau.

Bạn đang thắc mắc tôi sử dụng bí quyết gì để bạn có thể vẽ sơ đồ tư duy trong 2 phút?

Tôi “thôi miên” bạn. Nghe đao to búa lớn nhỉ? Đừng hoảng nha! Tôi chỉ đơn giản cho bạn một NIỀM TIN rằng “Bạn có thể nâng cấp trí nhớ, tốc độ học tập nhờ sơ đồ tư duy”. Tôi cũng cung cấp bạn từng bước từng bước để khiến bạn PHẢI HÀNH ĐỘNG.

Bạn đang cảm thấy nhảm nhí với ý tưởng “thôi miên ư”?

Đừng như vậy chứ! Bạn vẫn đang đọc chăm chú bài chia sẻ của tôi và thi thoảng lại phì cười nữa kìa. Để lấy làm uy tín hơn, tôi đã xuất bản hai quyển sách bán chạy ở tuổi 20 rồi đấy. Đọc hết đi, rồi tôi giới thiệu nó cho bạn.

Còn bây giờ, hãy:

Tìm hiểu “sự thật” về sơ đồ tư duy:

“Ồ không??? Anh đã nói với tôi là không lý thuyết nhàm chán cơ mà! Tại sao cái tiêu đề lại viết thế kia”

Người bạn của tôi ơi, từ từ nào… đây là bài chia sẻ, cũng chẳng phải nghiên cứu, báo cáo hay trả bài tập về vẽ sơ đồ tư duy đâu, nên tại sao tôi phải làm như vậy chứ?

Tôi nói cho bạn cái này nè, hay lắm cơ:

Tưởng tượng, chúng ta có một cái cây cổ thụ hơn 100 năm tuổi, đang chết khô giữa cánh đồng lúa đến mùa thu hoạch. Một làn gió nhẹ tạt qua mặt bạn, khiến tóc bạn phất phơ. Làn gió ấy cũng làm gãy một nhành cây khô (chỉ có 1 cây duy nhất là cây cổ thụ kia).

Khi bạn nhìn lên giữa thân cây, bạn ngạc nhiên vì một đống cành cây đan xen lẫn nhau, rối như tơ nhện. Dường như nó chẳng có hệ thống gì hết!

Insert Thrive Leads Shortcode

Tôi muốn bạn đi xa hơn nữa bằng trí tưởng tượng của mình. Bạn vẫn đứng trước cái cây to đùng, xù xì ấy. Bạn nhận ra rằng, mớ cành lớn, cành nhỏ chi chít kia, cũng giống như kiến thức mà bạn nạp vào đầu. Không hệ thống, không tổ chức, không sắp xếp. Và thật khó nhớ chết đi được!

Bạn hiểu ý tôi chưa? Nếu bạn không sử dụng sơ đồ tư duy vào học tập, và bạn không có khả năng hệ thống thông tin hợp lý. Việc học của bạn rất dễ đi vào bế tắc, trí nhớ kém, hay quên.

Vậy nếu áp dụng sơ đồ tư duy vào, kiến thức sẽ như thế nào?

Trước tiên, tôi muốn bạn quay lại cánh đồng ấy, nhìn thẳng vào cái cây kia. Không! Gốc cây mới đúng. Hầu hết cây cổ thụ chỉ có một gốc phải không? Rồi, hãy di chuyển mắt dần lên phía trên, bạn thấy gì? Cái cành đầu tiên, tiếp, cành thứ hai, tiếp cành thứ ba… Tôi gọi cành mà xuất phát từ thân cây là C. Vậy ta sẽ ký hiệu vào C1, C2, C3… cho từng cành lớn mà bạn quan sát được.

Tiếp nào, dọc theo cành C1, bạn sẽ gặp những cành nhỏ hơn, và tôi ký hiệu nó là D1, D2, D3… cho những cành xuất phát từ cành C. Và sẽ có những cành nhỏ như C1D1, C1D2 hoặc từ cành lớn thứ 2 là C2D1, C2D2… cứ như thế, bạn sẽ nhận diện được thứ mà trước đây bạn bị bế tắc - một đống cành chằng chịt.

Sơ đồ tư duy cũng như vậy thôi.

  • Chủ đề sẽ là thân cây.
  • Phần I, II, III… sẽ là cành C
  • Phần 1, 2, 3... sẽ là cành D
  • Phần a, b, c… sẽ là cành E

Nếu bạn chưa thấy được bản chất của sơ đồ tư duy. Tôi sẽ lấy một ví dụ để minh họa trước khi đi vào vấn đề chính “làm sao để vẽ sơ đồ tư duy trong 2 phút" nhé:

Tôi muốn bạn nghĩ về bài học bạn vừa học gần đây nhất, môn nào cũng được, rồi, trả lời các câu hỏi sau (vừa trả lời, vừa tưởng tượng nhé)

  1. Chủ đề bạn học là gì? Địa lý Trung Nam Bộ, Đại cương kim loại, Các thì tiếng anh?
  2. Chủ đề đó chia ra bao nhiêu phần chính? Thường người ta sẽ đánh phần I, II, III
  3. Mỗi phần đề cập đến các ý nào? Ví dụ phần: Thì hiện tại đơn, sẽ có các ý như: cách dùng, công thức, ví dụ…
  4. Mỗi ý đề cập đến nội dung chi tiết nào? Đây có thể là cấp thấp nhất của sơ đồ tư duy (nội dung cụ thể)
  5. Nếu còn cấp nhỏ hơn… cứ vẽ thêm nhánh vào.

Rồi, bạn đã hình dùng khái quát được những gì mình học. Bây giờ, quay lại cái cây của mình nào. Bùm! Gắn những nội dung vào thân, cành C, cành D, cành E tương ứng…

Cố gắng thực hành nhé. Bạn sẽ có được một bức tranh tổng quát về những thứ mình vừa học, và điều này giúp tăng khả năng ghi nhớ hơn rất nhiều.

Nếu bạn áp dụng điều này thường xuyên, bạn sẽ có khả năng không cần vẽ sơ đồ tư duy ra giấy, chỉ cần dùng trí tưởng tượng của mình và nhớ bài cực nhanh (tôi đã từng như thế đấy)

Vậy nên, đừng nghĩ sơ đồ tư duy là gì phức tạp nữa nhé!

Và bây giờ, tôi đã “khai thông” được tư tưởng cho bạn rồi đấy. Việc tiếp theo bạn cần làm là gì?

Phần chính: Vẽ sơ đồ tư duy trong 2 phút

Bước 1: Chuẩn bị

Không cần rườm rà phức tạp, quan trọng là bắt đầu thực hành. Bạn chỉ cần chuẩn bị cho tôi vài thứ sau: 1 cây bút bi, một tờ giấy loại, nội dung cần vẽ sơ đồ tư duy.

Bước 2: Xác định nhánh cây.

Theo bạn, đâu là phân thân, cành C, cành D, cành E? Một điều ở đây, bạn chỉ cần viết “từ khóa” thôi nhé, không cần cả câu đâu (tôi sẽ ngay từ khóa xác định như thế nào ngay)

Bước 3: Vẽ.

Bạn có thể vẽ như cái cây, rồi nội dung từng phần bạn đã phân vào. Hoặc có thể viết một hình trong ở giữa, rồi phân ra từng nhánh xung quanh. Cái này quá dễ đúng chứ? Không cần nói.

Vậy là xong, 2 phút, xong một cái sơ đồ tư duy. Tôi vẫn giữ lời hứa đúng chứ?

Haha… dĩ nhiên, bạn làm ba bước kia sẽ mất hơn 2 phút, 2 phút mà tôi đề cập đến chính xác là thời gian bạn tưởng tượng ra cái cây của mình đó.

Bước quan trọng tiếp theo để vẽ sơ đồ tư duy

Tôi đã giúp bạn bắt đầu, bây giờ, bạn hãy thêm màu sắc, vẽ hình minh họa, học kỹ năng ghi nhớ bằng cách tưởng tượng liên kết, rồi lên lịch ôn tập…

Bạn cảm thấy quá nhiều thứ phải làm và không biết bắt đầu từ đâu để trở thành người vẽ sơ đồ tư duy đẳng cấp?

Thứ nhất: Đọc bài viết hướng dẫn từ A-Z cách vẽ sơ đồ tư duy, có hình và video minh họa của tôi tại Cách Học Giỏi Thứ Hai trong bài viết 10 cách học giỏi tất cả các môn ( được thì đọc hết luôn cả 10 nhé)

Thứ hai: Đọc bài viết hướng dẫn cách ghi nhớ cực hay, đi về bản chất của tôi.

Thrive Leads Shortcode could not be rendered, please check it in Thrive Leads Section!

Vậy là đủ cho một bài viết đúng chứ?

Vấn đề không phải bạn vẽ sơ đồ tư duy đẹp như thế nào? Quan trọng, bạn vẽ được bao nhiêu cái, luyện tập nó hằng ngày hay không?

Hãy xem đây là một khoản đầu tư thời gian cho trí nhớ của mình. Bây giờ, bạn có thể mất 1-2 tiếng để vẽ, và mất thêm 1 tiếng để nhớ tất cả. Dĩ nhiên, việc đó rất áp lực. Hãy tiếp tục, vượt qua điều đó. Vì bạn biết không? Chỉ cần bạn vượt qua giai đoạn khó khăn, bạn sẽ sỡ hữu được trí nhớ siêu hạng, tư duy nhanh hơn, và chắc chắn rồi, nếu bạn là học sinh bạn sẽ trở thành học sinh giỏi một cách nhanh chóng.

Còn nếu, bạn muốn tôi hướng dẫn bạn tất cả mọi cách để làm sao xác định đam mê, học tập hiệu quả, hãy tìm hiểu 2 quyển sách tuyệt vời của tôi nhé.

Thứ nhất: Tôi lái máy bay đến đại học

Thứ hai: Kiến Tạo Tuổi Trẻ Ngoại Hạng ( học sinh và sinh viên đều hữu ích)

Oke, nếu bạn thấy bài viết chia sẻ về cách vẽ sơ đồ tư duy 2 phút của tôi hay, đừng ngần ngại chia sẻ nó cho cộng đồng của mình nhé, rất hữu ích đấy. Chúc bạn học tốt.

4.3 19 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
thùy
thùy

bài viết này hữu ích cảm ơn AD

181
181

Càng đọc càng bánh cuốn cơ=))