[LỜI GIẢI] Cho tam giác MNP vuông tại M đường cao MH. Gọi D E lần lượt là chân các đường vuông góc hạ từ H xuốn - Tự Học 365
LUYỆN TẬP TRẮC NGHIỆM 50000+ CÂU HỎI

DÀNH CHO MỌI LỚP 6 ĐẾN 12

TRUY CẬP NGAY
XEM CHI TIẾT

Cho tam giác MNP vuông tại M đường cao MH. Gọi D E lần lượt là chân các đường vuông góc hạ từ H xuốn

Cho tam giác MNP vuông tại M đường cao MH. Gọi D E lần lượt là chân các đường vuông góc hạ từ H xuốn

Câu hỏi

Nhận biết

Cho tam giác MNP vuông tại M, đường cao MH. Gọi D, E lần lượt là chân các đường vuông góc hạ từ H xuống MN và MP.

a) Tứ giác MDHE là hình gì?

b) Gọi A là trung điểm của HP. Tam giác DEA là tam giác gì?

c) Tam giác MNP cần có thêm điều kiện gì để \(DE=2EA\).


Đáp án đúng: D

Lời giải của Tự Học 365

Giải chi tiết:

Giải:

Xét tứ giác MDHE có:

\(\begin{align}& \widehat{DME}={{90}^{0}}\left( gt \right) \\& \widehat{HEM}={{90}^{0}}\left( gt \right) \\& \widehat{MDH}={{90}^{0}}\left( gt \right) \\\end{align}\)

Do đó tứ giác \(MDHE\) là hình chữ nhật.

MDHE là hình chữ nhật nên hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.Gọi O là giao điểm của MH và DE.Ta có: \(OH=OE\Rightarrow {{\widehat{H}}_{1}}={{\widehat{E}}_{1}}\) \(\Delta EHP\) vuông tại E có A là trung điểm PH suy ra: \(AE=AH\Rightarrow {{\widehat{H}}_{2}}={{\widehat{E}}_{2}}\).Do đó \(\widehat{AEO}=\widehat{AHO}={{90}^{0}}\Rightarrow \Delta DEA\) vuông tại E.

\(DE=2EA\Rightarrow 2OE=2EA\Rightarrow OE=EA\Rightarrow \Delta OEA\) vuông cân

\(\Rightarrow \widehat{EOA}={{45}^{0}}\Rightarrow \widehat{HOE}={{90}^{0}}\Rightarrow MDHE\) là hình vuông

\(\Rightarrow MH\) là phân giác của góc M mà MH là đường cao nên tam giác MNP vuông cân tại M.

chọn D

App đọc sách tóm tắt miễn phí

Ý kiến của bạn