Th4 23

Trần Ngọc Nam

Bạn đang đọc bài viết của Trần Ngọc Nam - Co-Founder của Tự Học 365, người đã xuất sắc dành 28.25 điểm thi đại học năm 2016. Nhấn vào đây để tìm hiểu thêm.

Phương Pháp Giúp Bạn Học Nhanh Và Nhớ Lâu

Tôi hoan nghênh bạn vì đã đầu tư vào tri thức của mình, một khoản đầu tư không bao giờ lỗ. Và nó đặc biệt đúng khi đến với các bài viết của tôi. Để bạn có nhiều thay đổi lớn nhất, hãy chắc rằng bạn sẽ tập trung, quan trọng hơn vẫn là áp dụng tất cả ý tưởng tuyệt vời này vào việc học tập ngay lập tức để có kết quả. Tôi cam kết rằng, bạn sẽ bất ngờ với những gì mình đạt được trong một vài ngày tới.

Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao mình học nhiều nhưng tiếp thu rất chậm và quên đi lượng kiến thức đó thì lại rất nhanh không? Dĩ nhiên rồi, đây là câu hỏi của đa số các bạn học sinh và những người muốn học một khả năng mới. Ai mà chẳng muốn mình có siêu năng lực, có IQ cao để học đâu hiểu đó chứ.

Tôi cũng từng như bạn, khi tôi cấp ba, tôi rất khó khăn trong việc áp dụng công thức vào giải các ví dụ minh họa. Lên đến đại học, tôi bắt đầu nghiên cứu các môn học và kỹ năng mới như marketing, photoshop, toán cao cấp… Phải nói thật lòng, người mới bắt đầu rất dễ nản chí với những điều mới lạ. Tôi mất rất nhiều thời gian để học các khái niệm nhập môn. Nhưng học đến đâu lại quên đến đấy.

Thrive Leads Shortcode could not be rendered, please check it in Thrive Leads Section!

Thời gian cứ trôi qua, kỹ năng của tôi chẳng tiến bộ. Tôi như đánh mất chính bản thân của mình. Mọi việc tiếp diễn theo xu hướng tồi tệ mà tôi không thể kiểm soát. Nếu mình học một môn học, và không hiểu, có thể do mình không hợp với nó. Nhưng nếu môn nào cũng bị bế tắc, thì đó là do phương pháp, do sai lầm trong quá trình thực hiện. Tôi nhắc lại một lần nữa: bạn chưa giỏi, chỉ do bạn chưa có phương pháp đúng, chứ không phải lỗi tại bạn.

Nhiều người cứ hay suy diễn, khái quát một trường hợp cho cả quá trình, cho tổng thể. Ví dụ như: khi bạn vô tình làm vỡ chiếc cốc thủy tinh. Nhiều người sẽ nói rằng “bạn vụng về”, chỉ có phần rất ít diễn giải “bạn đang có một hành động vụng về.” Bạn đang gây ra một hành động ngu ngốc khác hoàn toàn với việc bạn ngu ngốc. Hầu hết mọi người chỉ thấy bạn hành động và phán xét tính cách của bạn ngay lần đầu tiên. Điều đó thật điên rồ.  Bạn đã biết được sai lầm này, tôi chúc mừng bạn. Nhớ lấy điều này, hãy tử tế, trân trọng và yêu thương bản thân mình.

Bạn có tự hỏi tại sao tôi lại kể câu chuyện của mình cho bạn nghe hay không?

Tôi nghĩ rằng, kể chuyện là cách giúp bạn học hỏi nhanh nhất, giúp bạn vượt qua những rào cản vô hình, giúp bạn có một hình mẫu để áp dụng và tiến bộ. Điều đó đúng hoàn toàn. Tôi cũng như bạn phải không? Đã từng rất cực khổ mới vật lộn với đống kiến thức mới. Và bây giờ tôi đã biết cách làm đơn giản hơn, năng suất hơn để đem lại những kết quả tuyệt vời hơn. Tôi sẽ chia sẻ cho bạn ngay đây.

Sau nhiều năng tự trải nghiệm, tôi nhận ra một điều, điều này khiến cho rất nhiều người tiếp thu chậm và không thể áp dụng được những gì mình vừa học vào thực tế. Có thể bạn đang thầm suy nghĩ xem mình có đang mắc phải điều gì như vậy hay không? Đừng suy nghĩ nữa, đọc tiếp nào, tôi sẽ tiết lộ về bản chất cũng như các khắc phục luôn nhé.

Sai lầm: Chưa thực sự hiểu vấn đề.

Tôi vừa đọc qua một loạt công thức về giải nhanh toán học, tôi nghĩ rằng mình đã hiểu hết tất cả mọi thứ. Tôi bắt tay vào làm bài tập, nhưng tôi không hiểu được rằng, tại sao mình không thể giải bất kì bài nào trong khi mình đã có được công thức.

Tôi vừa học thuộc bài cũ môn vật lý hôm qua, hôm nay cô gọi lên kiểm tra bài cũ, và hình như tôi trả bài như một cái máy, đọc không sót một từ như trong vở. Nhưng thật sự, tôi chẳng hiểu gì cả.

Tôi vừa học được rất nhiều công cụ trong phần mềm photoshop, nhưng khi chỉnh sửa ảnh, tôi không thể nào sử dụng thành thạo và cho ra đời bức ảnh thật sự đẹp được. Trong khi tôi đã làm đúng từng bước, từng bước.

Vâng! Những trường hợp khá điển hình, tôi nghĩ bạn cũng đã, đang và sẽ bắt gặp nó. Có khá nhiều vấn đề cần giải quyết khi học một khái niệm, công thức mới mẻ. Nhưng suy cho cùng, tất cả đều nằm ở câu hỏi “bạn đã thực sự hiểu những điều mình vừa học hay chưa?”

Nếu bạn đã hiểu tường tận vấn đề rồi, bạn sẽ có thể trình bày, giải thích hoặc dạy lại công thức, khái niệm đó cho người khác. Đấy là ý tưởng rất hay để kiểm tra xem mình đã thực sự hiểu hay chưa.

Hiểu khác với thật sự hiểu. Thật sự hiểu ở đây, tôi muốn đề cập đến việc bạn hiểu sâu vào vấn đề, bạn có thể trình bày không cần nhìn sách vở, bạn thật sự làm chủ nó, và nó như thấm vào từng tế bào trong cơ thể của bạn.

Điều này có quan trọng hay không?

Có thể bạn chưa biết đâu, việc chúng ta chỉ mới hiểu ở bề nổi do không chịu dành thời gian tìm hiểu và nhuần nhuyễn chúng. Việc này cũng như xây một ngôi nhà với kết cấu không vững chắc. Ngày qua ngày, ngôi nhà kia sẽ sập, điều này cũng đồng nghĩa với công sức của bạn như muối bỏ biển. Việc học cũng như vậy. Tôi đã mắc sai lầm và mất 3 tháng, hi vọng bạn không dẫm lên vết xe đổ của tôi nữa.

Bây giờ bạn đã hiểu được nguyên lý làm sao để học nhanh và nhớ lâu hơn chưa?

Hiểu bản chất, đúng chứ?

Và tôi sẽ cung cấp cho bạn 4 bước để bạn hiểu được bản chất nhanh nhất...

Bước một: Xác định công thức khái niệm cần học.

Nó có quan trọng không? Có đấy, giúp bạn xác định được điều mình đang và sắp học. Giúp tập trung hơn và ghi nhớ tốt hơn. Bạn chỉ cần viết ra giấy tôi.

Tôi xin lấy ví dụ rất đơn giản, đấy chính là công thức tính chu vi hình chữ nhật

Bước hai: Trình bày và áp dụng

Hãy viết xuống hoặc vừa viết vừa đọc lớn. Hãy xem như là bạn đang dạy người khác. Hãy trình bày một cách dễ hiểu nhất có thể.

C = (d+r) X 2, trong đó d là chiều dài, r là chiều rộng, C là chu vi. 

Hơn thế nữa, ở bước hai này, tôi không chỉ muốn bạn chỉ viết ra không thôi, tôi muốn bạn bắt tay vào giải các bài tập, ví dụ minh họa. Chỉ khi bạn áp dụng, bạn mới thực sự hiểu được những gì bạn vừa học. Bạn mới có thể dạy lại cho người khác một cách trực quan nhất được.

Giả sử: Một hình chữ nhật, có chiều rộng 2m, chiều dài 4m. Tính chu vi:

Ta có:  C = ( 2+4)X2 = 12m.

Có thể bạn đang nghĩ rằng ví dụ này quá đơn giản. Và bạn đang cười thầm tôi? Hãy nhớ lại lúc bạn mới học công thức về chu vi hình chữ nhật, hình như bạn đang là học sinh cấp một. Bạn có cảm thấy điều này khó hiểu và không thể giải những bài toán đơn giản như thế này không? Suy cho cùng, những bài tập, công thức đang học khi bạn lên cấp hai, cấp ba thậm chí là đại học. Những bài cơ bản đầu tiên, chỉ cần thay số, các đại lượng mà đề bài cung cấp, bạn đã có kết quả. Rất đơn giản. Nhưng đáng nói, bạn không chịu học thật chắc những công thức cơ bản nhất. Do đó bạn không thể giải những bài toán phức tạp được. Bởi vì sao? Bản chất của những bài toán khó là lồng ghép những bài toán dễ để tạo ra phương trình nhiều ẩn và cần học sinh phải tư duy.

Một ý tưởng lớn ở đây chính là: Ai làm nhiều bài tập hơn, người đó sẽ giỏi hơn, người đó sẽ học nhanh và nhớ lâu hơn. Một ý tưởng lớn khác, bạn không nên sợ sai, không nên sợ quên... hãy chấp nhận và xem nó như một người bạn đồng hành trên quá trình chinh phục đại học, chinh phục kỹ năng mới của mình vậy. Bạn không thể làm đúng 10 điểm nếu không sai rất nhiều lần, bạn không thể biết đi nếu chưa bao giờ vấp ngã. Và bạn biết không? Thất bại lớn nhất là không có thất bại nào. Tôi vinh danh bạn nếu bạn dám khác biệt với đám đông, nếu bạn dám vượt ra khỏi vùng thoải mái của mình để khám phá những miền đất hứa. Tuổi trẻ tuyệt vời đang chờ đón bạn.

Thrive Leads Shortcode could not be rendered, please check it in Thrive Leads Section!

Bước ba: Hoàn thiện

Nếu trong quá trình bạn nêu ra khái niệm, bạn làm bài tập sẽ gặp vấn đề, có thể bạn không nhớ, có thể bạn giải sai, có thể bạn không biết vì sao lại giải theo cách như vậy. Hãy quay trở lại nghiên cứu lại nguồn tài liệu, search google, hỏi bạn bè để giải đáp ngay những thắc mắc. Hãy làm điều này cho đến khi bạn hiểu được bản chất của công thức bạn đang học.

Tôi thấy rất nhiều người chúng ta ngại hỏi,  ngại tìm kiếm. Tôi cho rằng, vấn đề này có hai lý do chính. Thứ nhất, bạn đã mất tính tò mò và hiếu kì của một người thành công do những trải nghiệm của cuộc sống này. Thứ hai, bạn có nỗi sợ thầm kín của con người. Nỗi sợ này đáng sợ như là sợ chết - bạn sợ bị từ chối. Bạn sợ khi mình hỏi mình sẽ không có câu trả lời. Cũng có thể bạn đang sợ mất mát thứ bạn chưa bao giờ sở hữu - câu trả lời. Vậy thì, hãy nuôi dưỡng tính tò mò và vượt qua nỗi sợ bị từ chối. Đấy chính xác là một trong những thói quen quan trọng của người thành công.

Ở bước ba rất quan trọng, khi bạn làm bài tập và áp dụng lý thuyết vào thực tế. Những rào cản bắt đầu xuất hiện, bạn sẽ nhận ra sách giáo khoa, giáo trình dạy ở mức độ 01 mà bài tập thì lên tận mức độ 5, 6 thậm chí 9, 10. Bạn phải vượt qua những rào cản này. Tôi đồng ý rằng, những bài đầu tiên rất khó khăn. Đôi khi, tôi phải vừa làm bài tập vừa nhìn tài liệu, áp dụng từng bước mới có thể có lời giải.

Một trong những yếu tố khiến mọi người không làm chủ được công thức và khái niệm: họ không kiên trì, không quyết tâm vượt qua rào cản đầu tiên này. Tôi luôn tâm niệm điều này, sai thì sửa, làm không được xem cách người ta giải để từ đó mình có cách giải hay hơn và giúp nâng cấp bản thân lên một tầm cao mới.

Bước bốn: Hiểu sâu....

Đại đa số các bạn học sinh từ trung bình đến giỏi chỉ dừng ở bước ba. Và đó là lý do họ chưa tạo được sự đột phá được, chưa thể đạt được 27 điểm thi đại học, chưa vươn lên được top 5% trong lĩnh vực của mình. Những học sinh thật sự giỏi họ rất khác biệt. Họ muốn hiểu sâu vấn đề hơn nữa. Họ tìm các cách chứng minh khác nhau cho một công thức, lên google tìm kiếm những vấn đề liên quan đến công thức và khái niệm đó. Chính vì tính cách này, khiến họ giỏi hơn bất cứ ai, họ hiểu vấn đề từ tầng sâu nhất chứ không dừng lại ở những công thức trong sách giáo khoa. Chúc bạn có được tấm bản đồ để làm chủ bất kỳ công thức và khái niệm nào từ nay trở về sau.

Bạn đã đồng hành cùng tôi hết bài viết này, tôi trân trọng và ghi nhận sự cố gắng, quyết tâm và ý chí của bạn. Tự Học 365 còn rất nhiều bài viết hay và ý nghĩa khác, hãy dành thời gian và đọc hết nó bạn nhé.

Tôi muốn nhờ bạn một việc: Hãy chia sẻ bài viết tuyệt vời này đến những người bạn đang cần nó, đến cộng đồng học tập đang cần nó… Đấy chính là lời cảm ơn ý nghĩa nhất bạn dành cho chúng tôi. Những người luôn muốn bạn và giới trẻ Việt Nam phát triển.

Design a great day!

Trần Ngọc Nam

Co-Founder Tự Học 365

P.S. Bạn không biết bắt đầu từ đâu? Làm theo những hướng dẫn dưới đây.

Bước #1 - Bắt đầu với:

Blog Trần Ngọc Nam

Email daily | Blog Tự Học 365

Bước #2 - Hướng dẫn triển khai:

Video Free Training

Bước #3 - Đề Thi, Tài Liệu:

Tài Liệu Pro

Bước #4 - Online Training:

Tự Học 365 Uni | Youtube

Tôi tin những điều trên sẽ giúp bạn tạo nên những điều kỳ diệu trong học tập của mình.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận