Nên học bài vào mấy giờ là tốt nhất?
Đây là vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của chúng ta. Nó cũng là tiền đề để khẳng định ai là một học sinh khôn ngoan hay ngờ nghệch. Tin tôi đi, nếu hôm nay bạn biết được bí học bài vào mấy giờ là tốt nhất việc học tập của bạn sẽ đột phá trong vài tháng tới.
Đầu tiên tôi muốn bạn biết một thực tế:” Không chỉ riêng bạn, mà bất kỳ học sinh nào tìm đến Tự Học 365 nhờ tư vấn các phương pháp học tập hiệu quả cùng đều hỏi y chang.”
Đó là lý do, chúng tôi đã đưa nó trở thành một phần nội dung quan trọng trong quyển sách bán chạy về học tập: Tôi lái máy bay đến đại học. Để giúp những người sẵn sàng thay đổi kết quả học tập có mọi thứ để thành công.
Thực tế thứ hai bạn nên biết, sau khi tôi tiến hành cuộc khảo sát hơn 1000 bạn học sinh giỏi, đỗ điểm trên 27 các môn để hoàn thành quyển sách đầu tay của mình. Tôi phát hiện ra một điều:
Mỗi người sẽ có một khung giờ học tập hiệu quả nhất của họ
Không có mẫu số chung đâu nhé!
Như tôi hồi trước ôn thi đại học, đã có những tháng tôi toàn thức đến 2, 3 giờ sáng để học bài. Đơn giản thời gian ấy yên lặng và khiến tôi tập trung hơn bao giờ hết. Có nhiều người bảo học bài như thế không tốt, hay buồn ngủ. Nhưng bạn biết không, dường như cơ thể và đồng hồ sinh học của tôi đã “bị lệch” so với người thường.
Nhưng…. tôi đã chuyển sang học buổi sáng, thay vì 3h là giờ đi ngủ, thì bây giờ đó là giờ dậy học bài của tôi.
Khi tôi nói ra điều này, rất nhiều người thắc mắc rằng “tại sao anh lại chuyển giờ học tập như vậy, liệu học buổi sáng thì có lợi hơn so với học buổi đêm à?”
Dĩ nhiên lúc ấy tôi không biết trả lời sao, tôi thức dậy sớm hơn, đơn giản vì bạn crush qua mạng của tôi học bài vào giờ ấy. Ôi…. những phúc giấy 2 đứa call để trao đổi bài vào buổi sáng ngày mùa đông thật ấm áp làm sao!
Còn giờ đây, tôi vẫn dậy sớm để làm việc, đọc sách và viết bài chia sẻ cho các bạn học sinh cấp ba… vào buổi sáng.
Vì tôi biết rằng, mỗi người có thể học sáng hay tối đều đạt được hiệu quả cao, nhưng lâu dài, cơ thể ta sẽ phải dậy sớm. Vì thức khuya sẽ đem lại tổn hại lớn về sau. Cho nên khi bạn đã quyết tâm đọc bài viết này, tôi muốn chân thành khuyên bạn, hãy dậy sớm học bài.
Và tôi đã chuẩn bị cho bạn bài viết chia sẻ về cách dậy sớm tại đây. Nhưng còn một câu hỏi tôi muốn trả lời cho bạn:
Làm sao tôi tìm ra khoảng thời gian học tập hợp lý cho mình?
Tôi không phải là bạn, nên chẳng biết bạn học giờ nào là tốt nhất. Nhưng tôi là người hướng dẫn bạn học tốt, do đó tôi sẽ cho bạn một gợi ý nho nhỏ thế này.
Trong vài ngày tới, bạn hãy quan sát lại cơ thể của mình, mỗi khi học tập. Để đo lường xem đâu là thời gian bạn minh mẫn, tích cực, tràn đầy năng lượng nhất để học bài.
Việc này không khó đúng chứ?
Bước tiếp theo, đây là bí mật mà tôi ít khi chia sẻ với ai lắm nhé. Nên nói nhỏ cho bạn thôi.
Khi bạn đã khám phá được khoảng thời gian học tốt của mình. Hãy học những môn “căng não”, những bài mà bạn cảm thấy khó ở thời gian ấy. Vì lúc này bạn sẽ giải quyết tốt nhất. Chứ bài khó bạn để vào thời gian bạn không muốn học… đó là việc làm ngốc nhất 😀
Còn những bài dễ, lý thuyết, cái gì đơn giản… bạn sẽ học vào thời gian không năng suất của mình. Như thế bạn sẽ tiết kiệm tối đa thời gian học tập và đạt kết quả cao nhất.
Hy vọng bạn thích bài viết về việc học bài vào mấy giờ của tôi. Và sẽ tìm ra khung giờ vàng của riêng mình theo cách mà tôi đã chia sẻ. Hẹn gặp lại bạn vào bài viết sau. Tôi là Trần Ngọc Nam, tác giả sách Tôi lái máy bay đến đại học (nhớ nha)