Bài toán 1: Tìm m để hàm số đạt cực trị tại điểm x=x0.
Điều kiện để hàm số đạt cực trị tại điểm x=x0⇒{Δ′y′>0 y′(x0)=0.
Bài toán 2: Tìm m để hàm số đạt cực đại (hoặc cực tiểu) tại điểm x=x0.
Hàm số đạt cực trị tại điểm x0 ta suy ra y′(x0)=0, giải phương trình tìm giá trị của tham số m.
Với giá trị của tham số m tìm được ta tính y″(x0) để tìm tính chất của điểm cực trị và kết luận.
Bài tập 1: Cho hàm số y=x3−2x2+mx−2. Giá trị của m để hàm số đạt cực trị tại điểm x=2 là
A. m=−4. B. m=4. C. m=2. D. Không tồn tại m. |
Lời giải chi tiết
Ta có: y′=3x2−4x+m.
Hàm số đạt cực trị tại điểm x=2⇔{Δ′y′=4−3m>0 y′(2)=4+m=0 ⇔m=−4. Chọn A.
Bài tập 2: Cho hàm số y=13x3+x2+mx+2. Giá trị của m để hàm số đạt cực trị tại điểm x=−1 là
A. m=−2. B. m=−1. C. m=1. D. Không tồn tại m. |
Lời giải chi tiết
Ta có: y′=x2+2x+m.
Hàm số đạt cực trị tại điểm x=−1⇔{Δ′y′=1−m>0 y′(−1)=m−1=0 ⇔m=∅. Chọn D.
Bài tập 3: Cho hàm số y=2x3−3mx2+(m+9)x−1. Biết hàm số có một cực trị tại x=2. Khi đó điểm cực trị còn lại của hàm số là
A. 1. B. 3. C. −1. D. −3. |
Lời giải chi tiết
Ta có: y′=6x2−6mx+m+9. Cho y′(2)=24−12m+m+9=0⇔m=3.
Với m=3⇒y′=6x2−18x+12=0⇔[x=2x=1. Chọn A.
Bài tập 4: Cho hàm số y=x3−mx2+nx+1(C). Giá trị của 2m+n biết đồ thị hàm số đạt cực trị tại điểm A(2;7) là:
A. 21. B. 22. C. 23. D. 20. |
Lời giải chi tiết
Ta có: y′=3x2−2mx+n⇒y′(2)=−4m+n+12=0⇔4m−n=12
Mặt khác A(2;7)∈(C) nên x=2⇒y=7 nên ta có 8−4m+2n+1=7⇔4m−2n=2
Khi đó m=112;n=10⇒y′=3x2−11x+10⇔[x=2x=53⇒ Hàm số có hai điểm cực trị.
Vậy m=112;n=10⇒2m+n=21. Chọn A.
Bài tập 5: Cho hàm số y=x3+3mx2+nx−2. Giá trị của 3m+n biết đồ thị hàm số đạt cực trị tại điểm A(−1;4) là:
A. −15. B. 15. C. −373. D. Không tồn tại m. |
Lời giải chi tiết
Ta có: y′=3x2+6mx+n. Cho y′(−1)=3−6m+n=0⇔6m−n=3.
Mặt khác đồ thị hàm số quaA(−1;4) nên 4=−1+3m−n−2⇔3m−n=7
Do đó {6m−n=33m−n=7⇔{m=−43n=−11⇒y′=3x2−8x−11=0⇔[x=−1x=113 (thỏa mãn có 2 điểm cực trị).
Chọn A.
Bài tập 6: Cho hàm số y=13x3−12(2m−4)x2+(m2+4m+3)x+1 (mlà tham số). Tìm mđể hàm số đạt cực đại tại x0=2.
A. m=1. B. m=−2. C. m=−1. D. m=2. |
Lời giải chi tiết
y′=x2−(2m+4)x+m2+4m+3
Để hàm số đạt cực đại tại x0=2 thì 22−(2m+4).2+m2+4m+3=0⇔m2=1⇔m=±1
Với m=1 thì y′=x2−6x+8⇒y″=2x−6⇒y″(2)=−2<0⇒x0=2 là điểm cực đại.
Với m=−1 thì y′=x2−2x⇒y″=2x−2⇒y″(2)=2>0⇒x0=2 là điểm cực tiểu.
Vậy m=1 là điểm cần tìm. Chọn A.
Bài tập 7: Tìm tất cả các giá trị của m để hàm số y=13x3−mx2+(m2−m+1)x+1 đạt cực đại tại x=1.
A. m=−1. B. m=1. C. m=2. D. m=−2. |
Lời giải chi tiết
Ta có y′=x2−2mx+m2−m+1;y″=2x−2m
Để hàm số đạt cực đại tại x=1 thì y′(1)=m2−3m+2=0⇔[m=1m=2.
Với m=1⇒y″(1)=0⇒x=1 không phải điểm cực đại.
Với m=2⇒y″(1)=−2<0⇒x=1 là điểm cực đại của hàm số. Chọn C.
Bài tập 8: Cho hàm số y=−18x3+9(m2+1)x2+6(2−3m)x+2019 vớimlà tham số thực. Tìm tất cả các giá trị của mđể hàm số đạt cực tiểu tại x=13.
A. m=2. B. m=−1. C. m=1. D. m=−2. |
Lời giải chi tiết
Ta có y′=−54x2+18(m2+1)x+6(2−3m),y″=−108x+18(m2+1).
Hàm số đạt cực tiểu tại x=13 khi đó y′(13)=0⇔−6+6(m2+1)+6(2−3m)=0⇔[m=2 m=−1.
TH1: Với m=−1⇒y′(13)=0⇒x=13 không phải điểm cực tiểu của hàm số.
TH2: Với m=2⇒y′(13)=54>0⇒x=13 là điểm cực tiểu của hàm số.
Suy ra với m=2 thỏa mãn đề bài. Chọn A.
Bài tập 9: Cho hàm số y=−x3+mx2+m2x+2. Giá trị của mđể hàm số đạt cực tiểu tại x=−1 là:
A. m=−1. B. m=3. C. [m=−1m=3 . D. [m=1 m=−3. |
Lời giải chi tiết
Ta có y′=−3x2+2mx+m2. Cho y′(−1)=−3−2m+m2=0⇔[m=−1m=3 .
Với m=3⇒y″=−6x+2m=−6x+6⇒y″(−1)=12>0 nên hàm số đạt cực tiểu tại x=−1.
Với m=−1⇒y″=−6x+2m=−6x−2⇒y″(−1)=4>0 nên hàm số đạt cực tiểu tại x=−1.
Chọn C.
Bài tập 10: Cho hàm số y=x3+ax2+bx+1. Giá trị của a+bđể hàm số đạt cực trị tại các điểmx=1 và x=−2 là:
A. −92. B. 92. C. 152. D. −152. |
Lời giải chi tiết
Ta có y′=3x2+2ax+b. Cho {y′(1)=3+2a+b=0 y′(−2)=12−4a+b=0⇔{a=32 b=−6⇒a+b=−92. Chọn A.
Bài tập 11: Cho biết hàm số y=f(x)=x3+ax2+bx+c đạt cực tiểu tại điểmx=1,f(1)=−3 và đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ là 2. Tính giá trị của hàm số tại x=−2.
A. f(−2)=16. B. f(−2)=24. C. f(−2)=2. D. f(−2)=4. |
Lời giải chi tiết
Ta có f′(x)=3x2+2ax+b.
Theo đề bài ta có {f′(1)=0 f(1)=−3 f(0)=2 f″(1)=6+2a>0⇔{3+2a+b=0 1+a+b+c=−3c=2 a>−3 ⇔{a=3 b=−9c=2 ⇒f(x)=x3+3x2−9x+2
⇒f(−2)=24. Chọn B.
Bài tập 12: [Đề thi thử nghiệm 2017] Biết M(0;2),N(−2;2) là các điểm cực trị của đồ thị hàm số y=ax3+bx2+cx+d. Tính giá trị tại điểm x=−2.
A. y(−2)=2. B. y(−2)=22. C. y(−2)=6. D. y(−2)=−18. |
Lời giải chi tiết
Ta có y′=3x2+2bx+c.
Hàm số đạt cực trị tại điểm x=0;x=2⇒{y′(0)=c=0 y′(2)=12a+4b=0(1)
Lại có M,N∈(C)⇒{y(0)=d=2 y(2)=8a+4b+c+2(2).
Từ (1) và (2)⇒{c=0,d=2a=1,b=−3⇒y=x3−3x2+2. Do đó y(−2)=−18. Chọn D.
Bài tập 13: Biết đồ thị hàm số y=ax3+bx2+cx+d có các điểm cực trị E(0;−4) và F(−1;−3). Tính giá trị hàm số tại điểm x=−2.
A. y(−2)=−8. B. y(−2)=−6. C. y(−2)=−4. D. y(−2)=−2. |
Lời giải chi tiết
Xét hàm số y=ax3+bx2+cx+d, ta có y′=3ax2+2bx+c
Điểm E(0;−4) là điểm cực trị của đồ thị hàm số ⇒{y′(0)=0 y(0)=−4⇔{c=0 d=−4(1).
Điểm F(−1;−3) là điểm cực trị của đồ thị hàm số ⇒{y′(−1)=0 y(−1)=−3⇔{3a−2b=0 −a+b−4=−3(2).
Từ (1) và (2) suy ra a=2,b=3,c=0,d=−4⇔y=2x3+3x2−4⇒y(−2)=−8. Chọn A.
TOÁN LỚP 12