Muốn xác định quy luật di truyền của tính trạng thì phải dựa vào tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai hoặc phải dựa vào các dẫn liệu của bài toán để suy ra quy luật di truyền. Bài tập: |
- Nếu lai phân tích mà đời con có tỉ lệ 1:3 hoặc 1:2:1 hoặc 1:1:1:1 thì tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung. - Nếu ở đời con có tỉ lệ 9:7 hoặc 9:6:1 hoặc 9:3:3:1 thì tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung. |
Bài 1: Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau.
Lời giải chi tiết
- Tính trạng màu hoa do 2 cặp gen 4 Aa và Bb quy định nên nó di truyền theo quy luật tương tác gen.
- Khi có cả A và B thì quy định hoa đỏ, chứng. tỏ hai gen A và B di truyền theo kiểu tương tác bổ sung.
$\to $ Kiểu gen của cây hoa đỏ thuần chủng là: AABB.
Dùng tích tỉ lệ phân li của từng cặp alen.
$AaBb\times AaBb=\left( Aa\times Aa \right)\left( Bb\times Bb \right)$
$Aa\times Aa$$\to $ đời con có 3A-; 1aa
$Bb\times Bb$$\to $đời con có 3B-; 1bb
$AaBb\times AaBb=(Aa\times Aa)(Bb\times Bb)=(3A-;\text{ }1aa)(3B-;\text{ }1bb)$
9 A-B- 9 cây hoa đỏ
$\left. \begin{array}{} 3A-bb \\ {} 3aaB- \\ \end{array} \right\}$6 cây hoa vàng
1aabb 1 cây hoa trắng
Tỉ lệ phân li kiểu gen bằng tích tỉ lệ kiểu gen của từng cặp alen. |
Bài 2: : Ở một loài động vật, A nằm trên NST thường quy định lông màu đỏ trội hoàn toàn so với a quy định lông màu trắng. Kiểu gen AA làm cho hợp tử bị chết ở giai đoạn phôi.
Lời giải chi tiết
Tỉ lệ kiểu gen của đời con: 1AA : 2Aa : laa.
AA bị chết ở giai đoạn phôi nên tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 2 lông đỏ : 1 lông trắng.
- Một gen có tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng được gọi là gen đa hiệu. - Nếu tỉ lệ phân li kiểu hình là 2:1 thì có hiện tượng gen gây chết ở trạng thái đồng hợp hoặc có một loại giao tử nào đó không tham gia thụ tinh. |
Bài 3: Cho một cây hoa đỏ giao phấn với 3 cây của cùng loài, kết quả thu được như sau:
Với cây thứ nhất, đời con có 25% cây hoa đỏ; 50% cây hoa vàng: 25% cây hoa trắng.
Với cây thứ hai, đời con có 56,25% cây hoa đỏ; 37,5% cây hoa vàng; 6,25% cây hoa trắng.
Với cây thứ ba, đời con có 37,5% cây hoa đỏ; 50% cây hoa vàng; 12,5% cây hoa trắng.
Lời giải chi tiết
* Ở cùng một loài, mỗi tính trạng chỉ di truyền theo quy luật xác định và không thay đổi theo từng phép lai. Do vậy, cả ba phép lai này cùng bị chi phối bởi một quy luật di truyền giống nhau.
* Có 3 phép lai với tỉ lệ kiểu hình khác nhau, để xác định quy luật di truyền của tính trạng thì phải chọn phép lai có tỉ lệ kiểu hình đặc trưng nhất. Ở đây phép lai hai có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng là tỉ lệ của quy luật tương tác bổ trợ (chỉ có quy luật tương tác bổ sung mới có tỉ lệ này).
$\to $ Tính trạng màu hoa của loài thực vật này di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
A-B- Hoa đỏ
$\left. \begin{array}{} \text{A-bb} \\ {} aaB- \\ \end{array} \right\}\text{Hoa v }\!\!\mu\!\!\text{ ng}$
aabb Hoa trắng.
- Ở phép lai thứ hai đời con có 16 kiểu tổ hợp giao tử (9 + 6 + 1) nên bố mẹ phải dị hợp về cả 2 cặp gen $\to $ Kiểu gen của cặp bố mẹ ở phép lai thứ 2 là $AaBb\times AaBb$. Vậy cây thứ 2 có kiểu gen AaBb và cây hoa đỏ đem lai có kiểu gen AaBb. Cây đem lai có kiểu gen AaBb nên cho 4 loại giao tử.
- Ở phép lai 1 có tỉ lệ 1 cây hoa trắng : 2 cây hoa vàng : 1 cây hoa đỏ gồm 4 kiểu tổ hợp $=4\times 1$. Vậy cây thứ nhất chỉ cho 1 loại giao tử $\to $ Kiểu gen đồng hợp về cả 2 cặp gen. Ở đời con có cây hoa trắng mang kiểu gen aabb nên cây thứ nhất phải có kiểu gen đồng hợp lặn là aabb.
- Ở phép lai 3 có tỉ lệ 4 cây hoa vàng : 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng gồm 8 kiểu tổ hợp $~=4\times 2$. Vậy cây thứ 3 phải có một cặp gen dị hợp. Đời con có cây hoa trắng (aabb) nên cây thứ ba phải có gen ab $\to $ Kiểu gen của nó có thể là Aabb hoặc aaBb. Trong tương tác bổ trợ loại có tỉ lệ kiểu hình 9:7 và tỉ lệ 9:6:1 thì vai trò của các gen trội A và B là ngang nhau nên cả 2 kiểu gen này đều phù hợp.
Cặp lai thứ nhất: AaBb x aabb.
Cặp lai thứ 2: AaBb x AaBb.
Cặp lai thứ 3: AaBb x aaBb (hoặc AaBb x Aabb).
- Khi bài toán có nhiều phép lai của cùng một tính trạng thì phải dựa vào phép lai có tỉ lệ kiểu hình đặc trưng nhất để khẳng định quy luật di truyền của tính trạng đó. - Muốn xác định kiểu gen của bố mẹ thì phải dựa vào "kiểu hình lặn (nếu có) và số kiểu tô hợp ở đời con. |
SINH HỌC LỚP 12