♦ Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α - amino axit được loại là liên kết peptit.
Ví dụ :
Phe-Gly-Ser (tripeptit)
♦ Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α- amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.
♦ Các peptit được phân thành hai loại :
a) Oligopeptit : gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α- amino axit và được gọi tương ứng là đipeptit, tripeptit, …
b) Polipeptit : gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α- amino axit. Polipeptit là cơ sở tạo nên protein.
♦ Phân tử peptit hợp thành từ các gốc α - amino axit nối với nhau bởi liên kết peptit theo một trật tự nhất định: amino axit đầu N còn nhóm –NH2, amino axit đầu C còn nhóm–COOH.
♦ Nếu phân tử peptit chứa n gốc α- amino axit khác nhau thì số đồng phân loại peptit sẽ là n! .
♦ Nếu trong phân tử peptit có i cặp gốc α- amino axit giống nhau thì số đồng phân chỉ còn $\frac{n!}{{{2}^{i}}}$
♦ Tên của peptit được hình thnh bằng cách ghép tên gốc axyl của các α- amino axit bắt đầu từ đầu N, rồi kết thúc bằng tên của axit đầu C (được giữ nguyên).
Ví dụ:
Glyxylalanylvalin (Gly – Ala – Val)
♦ Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nướC.
♦ Dựa vào phản ứng màu của biure: H2N–CO–NH–CO–NH2 + Cu(OH)2 → phức chất màu tím đặc trưng.
♦ Amino axit và đipeptit không cho phản ứng này. Các tripeptit trở lên tác dụng với Cu(OH)2 tạo phức chất màu tím.
♦ Điều kiện thủy phân : xúc tác axit hoặc kiềm và đun nóng.
♦ Sản phẩm : các peptit ngắn hơn (đipeptit, tripeptit,…) hoặc các α- amino axit.
HÓA HỌC LỚP 12