♦ Chất rắn màu trắng, hút ẩm mạnh, nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp 328oC.
♦ Tan tốt trong nước và rượu, quá trình tan tỏa nhiều nhiệt.
♦ Là bazơ mạnh( hay còn gọi là kiềm hay chất ăn da), làm đổi màu chất chỉ thị: làm quỳ tím hóa xanh, phenolphtalein hóa hồng.
♦ Phân li hoàn toàn trong nước: NaOHdd → Na+ + OH¯
♦ NaOH có đầy đủ tính chất của một hiđroxit.
* Với axit : H+ + OH– → H2O
* Với oxit axit :
CO2 + NaOH → NaHCO3
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
NaOH + SiO2 → Na2SiO3 (*)
Δ Lưu ý:
♦ Phản ứng (*) là phản ứng ăn mòn thủy tinh (NaOH ở nhiệt độ nóng chảy) vì thế khi nấu chảy NaOH, người ta dùng các dụng cụ bằng sắt, niken hay bạc.
♦ Khi tác dụng với axit và oxit axit trung bình, yếu thì tùy theo tỉ lệ mol các chất tham gia mà muối thu được có thể là muối axit, muối trung hòa hay cả hai.
OH¯ + CO2 → HCO3¯
2OH¯ + CO2 → CO32− + H2O
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓(xanh lam) + Na2SO4
NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O
Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3↓(keo trắng) + 3Na2SO4
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2(tan)+ 2H2O
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O + CO2
NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O
Δ Chú ý : Dung dịch NaOH có khả năng hoà tan : Al, Al2O3, Al(OH)3
NaOH + Al + H2O → NaAlO2 + H2
2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O
Tương tự, NaOH có thể tác dụng với kim loại Be, Zn, Sb, Pb, Cr và oxit và hiđroxit tương ứng của chúng
Si + 2OH¯ + H2O → SiO32¯ + 2H2
C + NaOHnóng chảy → 2Na + 2Na2CO3 + 3H2↑
4Ptrắng + 3NaOH + 3H2O → PH3 ↑ + 3NaH2PO2
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
3Cl2 + 6NaOH → NaCl + NaClO3 + 3H2O
♦ Sản xuất xà phòng, giấy, tơ nhân tạo, tinh dầu thực vật và các sản phẩm chưng cất dầu mỏ, chế phẩm nhuộm và dược phẩm nhuộm, làm khô khí và là thuốc thử rất thông dụng trong phòng thí nghiệm.
♦ Nếu cần một lượng nhỏ, rất tinh khiết, người ta cho kim loại kiềm tác dụng với nước:
Na + H2O → NaOH + ½ H2
♦ Trong công nghiệp, người ta dùng phương pháp điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
2NaCl + H2O $\xrightarrow{dpnc\left( mn\text{x} \right)}$. 2NaOH + H2 + Cl2
HÓA HỌC LỚP 12