• Cắt mặt trụ (T) trục Δ, bán kính R bởi hai mặt phẳng (P) và (P’) cùng vuông góc với Δ, ta được giao tuyến là hai đường tròn (C) và (C').
• Phần của mặt trụ (T) nằm giữa (P) và (P') cùng với hai hình tròn xác định bởi (C) và (C') gọi là hình trụ.
• Hai dường tròn (C) và (C') gọi là hai đường tròn đáy của hình trụ.
• OO' gọi là trục của hình trụ.
• Độ dài OO' gọi là chiều cao của hình trụ.
• Phần giữa hai đáy gọi là mặt xung quanh của hình trụ.
• Phần của đường sinh của mặt trụ (T) nằm trên mặt xung quanh của hình trụ gọi là đường sinh của hình trụ (trên hình vẽ bên là đoạn MM')
• Các đường sinh của hình trụ đều bằng nhau và bằng với trục của hình trụ
• Các thiết diện qua trục của hình trụ là các hình chữ nhật bằng nhau, có hai kích thước là h, 2R.
• Thiết diện vuông góc với trục của hình trụ là một hình tròn bằng hình tròn đáy.
• Nếu một điểm M di động trên một đường tròn (C) cố định thì M thuộc một mặt trụ cố định (T) chứa (C) và có trục vuông góc α.
• Hình trụ cùng với phần bên trong nó được gọi là khối trụ.
• Diện tích xung quanh của hình trụ có bán kính R và chiều cao h là ${{S}_{xq}}=2\pi Rh$
• Diện tích xung quanh của hình trụ là ${{S}_{tp}}={{S}_{xq}}+2\times {{S}_{\tilde{n}}}=2\pi Rh+2\pi {{R}^{2}}$
• Thể tích của khối trụ là $V=\pi {{R}^{2}}h$
TOÁN LỚP 12