♦ Crom là kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm VIB, chu kì 4, số hiệu nguyên tử là 24.
♦ Sự phân bố electron vào các mức năng lượng: 1s22s22p63s23p64s13d5
♦ Cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p63s23p63d54s1 hay [Ar] 3d54s1
♦ Biểu diễn cấu hình electron qua ô lượng tử:
♦ Crom có số oxi hóa +1 đến +6. Phổ biến hơn cả là các số oxi hóa +2, +3 và +6.
♦ Độ âm điện: 1,61
♦ Bán kính nguyên tử Cr 0,13 nm (1 nm = 1×10−9 m = 1×10−3 μm)
♦ Bán kính ion Cr2+ là 0,084 nm và Cr3+ là 0,069 nm.
♦ Crom có màu trắng ánh bạc, rất cứng (cứng nhất trong số các kim loại), khó nóng chảy (18900C).
♦ Crom là kim loại nặng, có khối lượng riêng 7,2 g/cm3.
♦ Ở nhiệt độ cao, crom tác dụng được với nhiều phi kim
4Cr + 3O2 $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ 2Cr2O3
2Cr + 3Cl2 $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ 2CrCl3
♦ Crom có thế điện cực chuẩn nhỏ ($E_{C{{\text{r}}^{3+}}/C\text{r}}^{0}=-0,74V$) âm hơn so với thế điện cực hidro ở pH = 7 ($E_{{{H}_{2}}O/{{H}_{2}}}^{0}=-0,74V$). Tuy nhiên, trong thực tế crom không phản ứng với nước.
Khi tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng tạo ra muối Cr(II).
Cr không phản ứng với HNO3 và H2SO4 đặc nguội.
Δ Chú ý: Crom không tan được trong dung dịch NaOH loãng cũng như dung dịch NaOH đặc nóng.
4 FeCr2O4 + 8 Na2CO3 + 7 O2 → 8 Na2CrO4 + 2 Fe2O3 + 8 CO2
2 Na2CrO4 + H2SO4 → Na2Cr2O7 + Na2SO4 + H2O
Na2Cr2O7 + 2 C → Cr2O3 + Na2CO3 + CO
Cr2O3 + 2Al $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ 2Cr + Al2O3
HÓA HỌC LỚP 12