Cắt một vật thể (H) bởi hai mặt phẳng (P) và (Q) vuông góc với trục Ox lần lượt tại x=a;x=b(a<b). Một mặt phẳng tuỳ ý vuông góc với Ox tại điểm x (a≤x≤b) cắt (H) theo thiết diện là S(x) (hình vẽ). Giả sử S(x) liên tục trên đoạn [a;b].
Khi đó thể tích V của vật thể (H) giới hạn bởi hai mặt phẳng (P) và (Q) được tính bởi công thức:
V=∫baS(x)dx.
Giả sử một hình thang cong giới hạn bởi đồ thị hàm số y=f(x), trục Ox và hai đường thẳng x=a và x=b(a<b) quay quanh trục Ox tạo thành một khối tròn xoay (hình vẽ). Khi đó ta có thể tích vật thể là: V=∫baS(x)dx
Mặt khác tại điểm x ta có S(x) là một hình tròn có bán kính R=f(x)
⇒S(x)=πR2=πf2(x). Vậy VOx=π∫baf2(x)dx.
Trong trường hợp S(x) giới hạn bởi hai đồ thị hàm số y=f(x) và y=g(x) ta được khối tròn xoay có thể tích là:
VOx=π∫ba|f2(x)−g2(x)|dx.
Chú ý: Khi bài toán không cho hai đường thẳng giới hạn x=a và x=b thì ta giải phương trình f(x)=g(x) để tìm cận của tích phân, trong đó x=a là nghiệm nhỏ nhất và x=b là nghiệm lớn nhất của phương trình.
Thể tích khối tròn xoay sinh ra khi quay hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số y=f(x) trục Oy và hai đường thẳng y=f(a);y=f(b).
- Bước 1: Biến đổi y=f(x) về dạng x=f1(y).
- Bước 2: Khi đó VOy=πf(b)∫f(a)f21(y)dy.
Tương tự: Trong trường hợp VOy sinh ra bởi diện tích hình phẳng của hai đồ thị hàm số y=f(x);y=g(x) và hai đường thẳng y=m;y=n ta có VOy=πn∫m|f21(y)−g21(y)|dy.
Chú ý: Khi quay diện tích hình phẳng S quanh trục Ox ta được khối tròn xoay có thể tích VOx. Khi quay quanh trục Oy ta được khối tròn xoay có thể tích VOy.
Hầu như VOx không bằng VOy. Chúng chỉ bằng nhau trong một số trường hợp đặc biệt.
Trong hệ tọa độ Oxy cho nửa đường tròn có phương trình: (P):x2+y2=r2 với r>0;y≥0 (hình vẽ). Quay nửa hình tròn đó quanh trục hoành ta được một mặt cầu có bán kính r.
Thể tích của mặt cầu này là: V=43πr3(vtt).
Thật vậy: Ta có x2+y2=r2⇔y=±√r2−x2
Với y≥0 ta có: y=√r2−x2có đồ thị là nửa đường tròn phía trên trục hoành.
Khi đó thể tích khối cầu V=πr∫−r(√r2−x2)2dx=2πr∫0(r2−x2)dx=2π(r2x−x33)|r0
=2π(r3−r33)=4πr33(vtt)
TOÁN LỚP 12