Cho hàm số y=f(x) liên tục, không đổi dấu trên đoạn [a;b] . Hình phẳng giới hạn bởi đồ thị của hàm số y=f(x), trục hoành và hai đường thẳng x=a,x=b được gọi là hình thang cong.
Cho f(x) là hàm số liên tục trên đoạn [a;b]. Giả sử F(x)là một nguyên hàm của f(x) trên đoạn [a;b]. Hiệu số F(b)−F(a) được gọi là tích phân từ a đến b (hay tích phân xác định trên đoạn [a;b]) của hàm số f(x), kí hiệu là b∫af(x)dx.
Ta còn dùng kí hiệu F(x)|ba để chỉ hiệu số F(b)−F(a)
Vậy b∫af(x)dx=F(x)|ba=F(b)−F(a)
Ta gọi b∫alà dấu tích phân, a là cận dưới, b là cận trên, f(x)dxlà biểu thức dưới dấu tích phân và f(x)là hàm số dưới dấu tích phân.
Chú ý: Trong trường hợp a=b hoặc a>b, ta quy ước a∫af(x)dx=0;b∫af(x)dx=−a∫bf(x)dx
Nhận xét: Tích phân của hàm số f từ a đến b có thể kí hiệu bởi b∫af(x)dx hay b∫af(t)dt. Tích phân đó chỉ phụ thuộc vào f và các cận a, b mà không phụ thuộc vào biến số x hay t.
Tức là: b∫af(x)dx=b∫af(t)dt=b∫af(u)du
Nếu hàm số f(x) liên tục và không âm trên đoạn [a;b], thì tích phân b∫af(x)dx là diện tích S của hình thang cong giới hạn bởi đồ thị của f(x), trục Ox và hai đường thẳng x=a,x=b .
Vậy S=b∫af(x)dx
- Tính chất 1: b∫akf(x)dx=kb∫af(x)dx (với k là hằng số)
- Tính chất 2: b∫a[f(x)±g(x)]dx=b∫af(x)dx±b∫ag(x)dx
- Tính chất 3: b∫af(x)dx=c∫af(x)dx+b∫cf(x)dx(a<c<b)
Chú ý: Mở rộng của tính chất 3.
b∫af(x)dx=c1∫af(x)dx+c2∫c1f(x)dx+...b∫cnf(x)dx(a<c1<c2<...<cn<b)
TOÁN LỚP 12