Cho hai hàm số u=u(x) và v=v(x) có đạo hàm liên tục trên K ta có công thức nguyên hàm từng phần: ∫udv=uv−∫vdu.
Chú ý: Ta thường sử dụng phương pháp nguyên hàm từng phần nếu nguyên hàm có dạng I=∫f(x).g(x)dx, trong đó f(x) và g(x) là 2 trong 4 hàm số: Hàm số logarit, hàm số đa thức, hàm số lượng giác, hàm số mũ.
Để tính nguyên hàm ∫f(x).g(x)dx từng phần ta làm như sau:
– Bước 1. Đặt {u=f(x)dv=g(x)dx⇒{du=f′(x)dxv=G(x) (trong đó G(x) là một nguyên hàm bất kỳ của hàm số g(x))
– Bước 2. Khi đó theo công thức nguyên hàm từng phần ta có:
∫f(x).g(x)dx=f(x).G(x)−∫G(x).f′(x)dx.
Chú ý: Khi I=∫f(x).g(x)dx và f(x) và g(x) là 2 trong 4 hàm số: Hàm số logarit, hàm số đa thức, hàm số lượng giác, hàm số mũ ta đặt theo quy tắc đặt u.
Nhất log (hàm log, ln) – Nhì đa (hàm đa thức)
Tam lượng (hàm lượng giác) – Tứ mũ (hàm mũ)
Tức là hàm số nào đứng trước trong câu nói trên ta sẽ đặt u bằng hàm đó. Bài tập:
@ Dạng 1: I=∫P(x)ln(mx+n)dx, trong đó P(x) là đa thức.
Theo quy tắc ta đặt {u=ln(mx+n)dv=P(x)dx.
@ Dạng 2: I=∫P(x)[sinxcosx]dx, trong đó P(x) là đa thức.
Theo quy tắc ta đặt {u=P(x)dv=[sinxcosx]dx.
@ Dạng 3: I=∫P(x)eax+bdx, trong đó P(x) là đa thức
Theo quy tắc ta đặt {u=P(x)dv=aax+bdx.
@ Dạng 4: I=∫[sinxcosx]exdx.
Theo quy tắc ta đặt {u=[sinxcosx]dv=exdx.
TOÁN LỚP 12