Xét mạch điện xoay chiều hình sin.
Điện áp tức thời hai đầu mạch: u=U√2cosωt.
Cường độ dòng điện tức thời trong mạch: i=I√2cos(ωt+φ)
Công suất tiêu thụ trong mạch tại thời điểm t là: p=ui.
Đại lượng p được gọi là công suất tức thời của mạch điện xoay chiều:
p=ui=2UIcosωt.cos(ωt+φ)=UI.[cosφ+cos(2ωt+φ)],
Khi đó công suất điện tiêu thụ trong một chu kì T là:
P=¯p=UI[¯cosφ+¯cos(2ωt+φ)].
Do giá trị trung bình của cos(2ωt+φ) bằng không trong khoảng thời gian T.
Ta được giá trị trung bình của công suất điện tiêu thụ trong một chu kì là:
$$.
Nếu thời gian dùng điện t rất lớn so với T(t≫T) thì P cũng là công suất điện tiêu thụ trung bình của mạch điện trong thời gian đó (nếu U và I không thay đổi).
Điện năng tiêu thụ của mạch điện trong thời gian t là: W=Pt.
Định nghĩa: Ta có: P=UIcosφ, khi đó cosφ được gọi là hệ số công suất.
Khi đó: cosφ=PUI.
+) Mạch chỉ có điện trở: cosφ=RZ=cos0=1.
+) Mạch chỉ có tụ điện hoặc chỉ có cuộn dây thuần cảm: cosφ=0.
(Mạch không tiêu thụ công suất)
+) Mạch R - L gồm điện trở thuần và cuộn thuần cảm: cosφ=R√R2+Z2L=R√R2+(Lω)2.
+) Mạch R – C gồm điện trở thuần và tụ điện: cosφ=R√R2+Z2C=R√R2+1C2ω2.
+) Với mạch tổng quát R-L-C nối tiếp ta có:
cosφ=URU=RZ=R√R2+(ZL−ZC)2.
Công suất trung bình tiêu thụ trong một mạch điện xoay chiều bất kỳ được tính bời:
P=UIcosφ=U.UZ.RZ=R(UZ)2=RI2
=RI.I=UR.I.
Vậy, Công suất tiêu thụ trong mạch điện có R,L,C mắc nối tiếp bằng công suất tỏa nhiệt trên R.
Bài tập minh họa: Cho mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp có L=1/π(H). Biểu thức điện áp và dòng điện trong mạch là {u=120√2cos(100πt+π/6)Vi=2√2cos(100πt+π/3)A a) Tính giá trị của điện trở R. b) Tính công suất tiêu thụ của mạch điện. c) Tính điện năng mà mạch tiêu thụ trong 1 giờ. |
HD giải:
a) Tổng trở và độ lệch pha của u, i trong mạch là
{Z=60Ωφ=π6−π3=−π6⇒{R2+(ZL−ZC)2=602tan(−π6)=ZL−ZCR=−1√3
Giải hệ trên ta được R=30√3Ω
b) Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là P=UI.cosφ=120.2.cos(−π6)=120√3W.
c) Điện năng tiêu thụ trong 1 giờ (hay 3600s) là W=P.t=120√3.3600=432√3kJ.
VẬT LÝ LỚP 12