þ Xét bài toán 2: Tìm điều kiện của tham số m để hàm số y=f(x;m) đồng biến hoặc nghịch biến trên D (trong đó D là một khoảng, đoạn hoặc nửa khoảng, nửa đoạn).
Phương pháp giải:
Xét hàm số f(x;m) ta tính y′=f′(x;m). Hàm số đồng biến trên D ⇔ y′≥0 (∀x∈D). Hàm số nghịch biến trên D ⇔ y′≤0 (∀x∈D). Cô lập tham số m và đưa bất phương trình y′≥0 hoặc y′≤0 về dạng m≥f(x) hoặc m≤f(x). Sử dụng tính chất: § Bất phương trình: m≥f(x) ∀x∈D⇔m≥MaxDf(x). § Bất phương trình: m≤f(x) ∀x∈D⇔m≤MinDf(x). |
Chú ý: Với hàm số y=ax3+bx2+cx+d (a≠0) liên tục trên R nên hàm số đồng biến hoặc nghịch biến trên khoảng (a;b) thì nó đồng biến trên đoạn [a;b].
Để tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số các bạn xem chủ đề GTLN, GTNN của hàm số.
Lưu ý bất đẳng thức Cosi (AM – GM): Cho các số thực không âm a1, a2,...,an thì ta có:
a1+a2+...+an>nn√a1a2...an.
Dấu bằng xảy ra ⇔a1=a2=...=an.
Với hàm số lượng giác F(x)=asinx+bcosx+c thì {MaxF(x)=√a2+b2+cMinF(x)=−√a2+b2+c.
Ví dụ 1: Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số y=x3−3x2+mx+1 đồng biến trên khoảng (0;+∞). |
Lời giải chi tiết
Ta có: y′=3x2−6x+m.
Hàm số đồng biến trên khoảng (2;+∞) ⇔y′=3x2−6x+m≥0 ∀x∈(0;+∞)
⇔m≥−3x2+6x=g(x)(∀x∈(0;+∞))⇔m≥max(0;+∞)g(x)
Mặt khác g′(x)=−6x+6=0⇔x=1. Ta có limx→0g(x)=0; limx→+∞g(x)=−∞; g(1)=3.
Do vậy max(0;+∞)g(x)=+∞. Do đó m≥3 là giá trị cần tìm.
Ví dụ 2: Cho hàm số y=−x3+3x2+3mx−1. Xác định tất cả các giá trị của tham số m để hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng (0;+∞). |
Lời giải chi tiết
Ta có: y′=−3x2+6x+3m.
Hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng (0;+∞) ⇔y′≤0 ∀x⊂(0;+∞)
⇔m≤x2−2x=g(x) ∀x∈(0;+∞)⇔m≤min(0;+∞)g(x)
Xét g(x)=x2−2x(x∈(0;+∞)) ta có: g′(x)=2x−2=0⇔x=1
limx→0g(x)=0; limx→+∞g(x)=+∞; g(1)=−1 nên min(0;+∞)g(x)=−1
Do đó m≤−1 là giá trị cần tìm.
Ví dụ 3: Cho hàm số y=13x3+x2−mx+1. Xác định tất cả các giá trị của tham số m để hàm số đã cho nghịch biến trên đoạn [−2;0]. |
Lời giải chi tiết
Ta có: y′=x2+2x−m.
Hàm số đã cho nghịch biến trên đoạn [−2;0] ⇔y′≤0 (∀x∈[−2;0])
⇔m≥x2+2x=g(x)(∀x∈[−2;0])⇔m≥max[−2;0]g(x)
Mặt khác g′(x)=2x+2=0⇔x=−1
Lại có g(−2)=0; g(0)=0; g(−1)=−1. Do vậy max[−2;0]g(x)=0
Vậy m≥0 là giá trị cần tìm.
Ví dụ 4: [Đề thi tham khảo của Bộ GD{}ĐT năm 2019]: Tập hợp các giá trị thực của tham số m để hàm số y=−x3−6x2+(4m−9)x+4 nghịch biến trên khoảng (−∞;−1) là
A. (−∞;0]. B. [−34;+∞). C. (−∞;−34]. D. [0;+∞). |
Lời giải chi tiết
Ta có: y′=−3x2−12x+4m−9.
Hàm số nghịch biến trên khoảng (−∞;−1) ⇔y′=−3x2−12x+4m−9≤0 (∀x∈(−∞;−1))
⇔4m≤3x2+12x+9(∀x∈(−∞;−1))⇔4m3≤x2+4x+3(∀x∈(−∞;−1))(∗)
Xét g(x)=x2+4x+3 trên khoảng (−∞;−1) ta có: g′(x)=2x+4=0⇔x=−2.
Ta tìm được min(−∞;−1)g(x)=g(−2)=−1⇒(∗)⇔4m3≤−1⇔m≤−34. Chọn C.
Ví dụ 5: Tìm giá trị thực của tham số m để hàm số y=13x3−(m−2)x2+(2m+3)x nghịch biến trên khoảng (0;3)? |
Lời giải chi tiết
Ta có: y′=x2+2(m−2)x+2m+3
Hàm số nghịch biến trên khoảng (0;3) ⇔y′≤0(∀x∈[0;3]) (Do hàm số liên tục trên R nên ta mở rộng ra đoạn [0;3]).
⇔x2−4x+3≤−2m(x+1)(∀x∈[0;3])⇔2m≤−x2+4x−3x+1=g(x)(∀x∈[0;3])
⇔2m≤min[0;3]g(x)
Ta có: g′(x)=−x2−7x+7(x+1)2=0x∈[0;3]→x=−1+2√2
Mặt khác g(2√2−1)=6−4√2, g(0)=−3, g(3)=0.
Do đó min[0;3]g(x)=−3⇒2m≤−3⇔m≤−32.
Ví dụ 6: Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m nhỏ hơn 20 để hàm số y=x3+6x2+(m+2)x+m2 đồng biến trên khoảng (−1;+∞).
A. 13. B. 14. C. 15. D. 16. |
Lời giải chi tiết
Ta có: y′=3x2+12x+m+2
Hàm số đồng biến trên khoảng (−1;+∞)⇔y′≥0(∀x∈[−1;+∞)) (Do hàm số đã cho liên tục trên R nên ta có thể lấy x∈[−1;+∞)).
⇔g(x)=3x2+12x+2≥−m(∀x∈[−1;+∞))⇔min[−1;+∞)g(x)≥−m(∗)
Ta có: g′(x)=6x+12>0(∀x∈[−1;+∞)), g(−1)=−7.
Suy ra (∗)⇔−7≥−m⇔m≥7.
Kết hợp $\left\{ \begin{array} {} m<20 \\ {} m\in \mathbb{Z} \\
\end{array} \right.$ Þ có 13 giá trị của tham số m. Chọn A.
Ví dụ 7: Tìm tham số m để hàm số sau đồng biến trên (0;+∞):y=x3+mx−13x.
A. m≤1 B. m≤0 C. m≥−1 D. m≥−2 |
Lời giải chi tiết
Ta có: y′=3x2+m+13x2
Hàm số đồng biến trên (0;+∞)⇔y′≥0(∀x∈(0;+∞))⇔g(x)=3x2+13x2≥−m(∀x∈(0;+∞)).
⇔min(0;+∞)g(x)≥−m(∗).
Theo BĐT AM – GM ta có: 3x2+13x2≥2√3x2.13x2=2
Do đó (∗)⇔2≥−m⇔m≥−2. Chọn D.
Ví dụ 8: Tập hợp các giá trị của -m để hàm số y=−mx3+x2−3x+m−2 nghịch biến trên (−3;0) là
A. [−13;+∞). B. (−13;+∞). C. (−∞;−13). D. [−13;0). |
Lời giải chi tiết
Ta có: y′=(−mx3+x2−3x+m−2)′=−3mx2+2x−3
Hàm số nghịch biến trên khoảng (−3;0)⇔{y′≤0x∈(−3;0)⇔{−3mx2+2x−3≤0x∈(−3;0)⇔{m≥2x−33x2=f(x)x∈(−3;0)
Ta có f′(x)=(2x−33x2)′=2(3−x)3x3>0(∀x∈(−3;0))⇒f(x) đồng biến trên khoảng (−3;0).
Do đó f(x)(−3;0)<f(−3)=−13(∀x∈(−3;0))⇒m≥−13⇔m∈[−13;+∞). Chọn A.
Ví dụ 9: Biết rằng tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số y=13x3−(m−1)x2−(m−3)x+2017m đồng biến trên các khoảng (−3;−1) và (0;3) là đoạn T=[a;b]. Tính a2+b2.
A. a2+b2=10. B. a2+b2=13. C. a2+b2=8. D. a2+b2=5. |
Lời giải chi tiết
Ta có y′=x2−2(m−1)x−(m−3)
Để hàm số đồng biến trên các khoảng (−3;−1) và (0;3) thì y′≥0 với mọi x∈(−3;−1) và x∈(0;3). Hay x2−2(m−1)x−(m−3)≥0⇔x2+2x+3≥m(2x+1)⇔x2+2x+32x+1≥m với mọi x∈(0;3) và x2+2x+32x+1≤m với x∈(−3;−1).
Xét f′(x)=(x2+2x+32x+1)′=2(x−1)(x+2)(2x+1)2→f′(x)=0⇔[x=1x=−2
Dựa vào bảng biến thiên của hàm số f(x), để f(x) đồng biến trên (0;3) thì m≤2, để f(x) đồng biến trên (−3;−1) thì m≥−1⇒m∈[−1;2]⇒a2+b2=5. Chọn D.
Ví dụ 10: Để hàm số y=−x33+(a−1)x2+(a+3)x−4 đồng biến trên khoảng (0;3) thì giá trị cần tìm của tham số a là
A. a<−3. B. a>−3. C. −3<a<127. D. a≥127. |
Lời giải chi tiết
Ta có: y′=−x2+2(a−1)x+a+3
Để hàm số đồng biến trên khoảng (0;3) thì y′≥0 (∀x∈(0;3))
⇔−x2+2(a−1)x+a+3≥0 (∀x∈(0;3))
⇔2ax+a≥x2+2x−3⇔a≥x2+2x−32x+1⇔a≥max(0;3)f(x)(∗).
Xét hàm số f(x)=x2+2x−32x+1 trên (0;3).
Ta có: f′(x)=2x2+2x+8(2x+1)2>0 (∀x∈(0;3))⇒f(x) đồng biến trên khoảng (0;3).
Vậy f(x)<f(3)=127. Do đó (∗)⇔a≥127. Chọn D.
Ví dụ 11: Giá trị của tham số m sao cho hàm số y=x3−2mx2−(m+1)x+1 nghịch biến trên khoảng (0;2) là
A. m≥−1. B. m≤119. C. m≥119. D. m≤−1. |
Lời giải chi tiết
Ta có: y′=3x2−4mx−m−1
Hàm số nghịch biến biến trên khoảng (0;2)⇔3x2−4mx−m−1≤0 (∀x∈[0;2])
⇔3x2−1≤m(4x+1) (∀x∈(0;2))⇔3x2−14x+1≤m(∀x∈[0;2]).
Xét hàm số g(x)=3x2−14x+1 (x∈[0;2]).
Ta có: g′(x)=6x(4x+1)−4(3x2−1)(4x+1)2=12x2+6x+4(4x+1)2>0(∀x∈[0;2])
⇒g(x) đồng biến trên đoạn [0;2]
Ta có: g(x)=3x2−14x+1≤m (∀x∈[0;2])⇔m≥g(2)=119. Chọn C.
Ví dụ 12: Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số y=2x3−mx2+2x đồng biến trên khoảng (−2;0).
A. m≥−2√3. B. m≤2√3. C. m≥−132. D. m≥132. |
Lời giải chi tiết
Cách 1: Ta có: y′=6x2−2mx+2
Hàm số đồng biến trên khoảng (−2;0)⇔y′≥0 (∀x∈(−2;0)).
⇔mx≤3x2+1 (∀x∈(−2;0))⇔m≥3x+1x (∀x∈(−2;0))⇔m≥max(−2;0)f(x)
Xét f(x)=3x+1x (x∈(−2;0)) ta có f′(x)=3−1x2=0⇔[x=1√3 (loai)x=−1√3
Lại có limx→0f(x)=−∞;limx→(−2)+f(x)=−132,f(−1√3)=−2√3
Vậy m≥−2√3. Chọn A.
Cách 2: f(x)=3x+1x=−[3(−x)+1(−x)]≤−2√3⇒max(−2;0)f(x)=−2√3 khi x=−1√3.
Ví dụ 13: Có bao nhiêu giá trị nguyên âm của tham số m để hàm số y=x3+mx−15x5 đồng biến trên khoảng (0;+∞)?
A. 5. B. 3. C. 0. D. 4. |
Lời giải chi tiết
Ta có: y′=3x2+m+1x6
Để hàm số đồng biến trên khoảng (0;+∞)⇔y′≥0 (∀x∈(0;+∞))
⇔g(x)=3x2+1x6≥−m (∀x∈(0;+∞))⇔min(0;+∞)g(x)≥−m(∗)
Lại có: g(x)=3x2+1x6=x2+x2+x2+1x6≥44√x2.x2.x2.1x6=4 (Bất đẳng thức AM – GM)
Do đó (∗)⇔−m≤4⇔m≥−4.
Theo bài ta có m∈{−4;−3;−2;−1}. Chọn D.
Ví dụ 14: Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số y=x4−2(m−1)x2+m−2 đồng biến trên khoảng (1;3).
A. m≤1. B. m<1. C. m≤2. D. m<2. |
Lời giải chi tiết
Ta có: y′=4x3−4(m−1)x
Hàm số đồng biến trên khoảng (1;3)⇔4x3−4(m−1)x≥0 (∀x∈[1;3]) (Do hàm số đã cho liên tục trên R nên ta có thể lấy x trên đoạn [1;3])
⇔g(x)=x2≥m−1 (∀x∈[1;3])⇔min[1;3]g(x)≥m−1⇔1≥m−1⇔m≤2. Chọn C.
Ví dụ 15: Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số y=x4−m2x2+m đồng biến trên khoảng (0;4).
A. m∈(−2;2). B. m∈(0;2). C. m∈∅. D. m∈{0}. |
Lời giải chi tiết
Ta có: y′=4x3−2m2x
Do hàm số đã cho liên tục trên R nên nó đồng biến trên khoảng (0;4)⇔y′≥0 (∀x∈[0;4])
⇔4x3−2m2x≥0 (∀x∈[0;4])⇔2x2≥m2 (∀x∈[0;4])⇔m2≤0⇔m=0. Chọn D.
Ví dụ 16: Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để hàm số y=23x3−(2m−3)x2+2(m2−3m)x+1 nghịch biến trên khoảng (1;3)?
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. |
Lời giải chi tiết
Ta có: y′=2x2−2(2m−3)x+2(m2−3m)=2(x−m)[x−(m−3)]<0⇔m−3<x<m
Hàm số nghịch biến trên khoảng (1;3)⇔m−3≤1≤3≤m⇔3≤m≤4.
Vậy có 2 giá trị nguyên của tham số m={3;4}. Chọn C.
Lời giải
Ta có y′=x2−(2m−1)x+m2−m−2=[x−(m−2)][x−(m+1)] .
Hàm số nghịch biến trên khoảng (1;2)⇔y′≤0, ∀x∈(1;2)⇔[x−(m−2)][x−(m+1)]≤0.
⇔m−2≤x≤m+1
Với x∈(1;2)⇒{x≥1⇒m−2≤1⇔m≤3x≤2⇒m+1≥2⇔m≥1⇒1≤m≤3.
Suy ra có ba giá trị nguyên của m để hàm số nghịch biến trên khoảng
. Chọn D.
Ví dụ 18: Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số f(x)=√x2+4mx+4m2+3 nghịch biến trên khoảng (−∞;2).
A. m≤−1. B. m>−1. C. m≤2. D. m>2. |
Lời giải
Hàm số xác định ⇔x2+4mx+4m2+3≥0⇔(x+2m)2+3≥0 (Luôn đúng).
Ta có f′(x)=(√x2+4mx+4m2+3)′=x+2m√x2+4mx+4m2+3.
Hàm số nghịch biến trên khoảng (−∞;2), khi đó
y′≤0 (∀x∈(−∞;2))⇔x+2m√x2+4mx+4m2+3≤0 (∀x∈(−∞;2))
Suy ra x+2m≤0 (∀x∈(−∞;2))⇔m≤−x2 (∀x∈(−∞;2))⇔m≤−22=−1. Chọn A.
Ví dụ 19: Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số y=x3−3mx2+3(2m−1)x+1 nghịch biến trên đoạn có độ dài bằng 2?
A. m=0, m=2. B. m=1. C. m=0. D. m=2. |
Lời giải
Ta có y′=[x3−3mx2+3(2m−1)x+1]′=3x2−6mx+3(2m−1).
Hàm số nghịch biến trên đoạn có độ dài bằng 2 PT y′=0 là hai nghiệm x1, x2 thỏa mãn |x1−x2|=2.
Hàm số có hai cực trị, khi đó Δ'(y′)>0⇔9m2−9(2m−1)>0⇔(m−1)2>0⇔m≠1.
Khi đó {x1+ x2=2mx1.x2=2m−1⇒|x1−x2|=2⇔(x1−x2)2=4
⇔(x1+x2)2−4x1.x2=4⇔4m2−4(2m−1)=4⇔4m2−8m=0⇔[m=0m=2. Chọn A.
Ví dụ 20: Tổng các giá trị của tham số m thỏa mãn điều kiện để hàm số y=13x3−mx2+(3−2m)x+m nghịch biến trên đoạn có độ dài bằng 2√5 là:
A. T=2. B. T=−2. C. T=−4. D. T=4. |
Lời giải
Ta có: y′=x2−2mx+3−2m.
Hàm số nghịch biến trên đoạn có độ dài bằng 2√5 khi phương trình x2−2mx+3−2m=0(∗) có 2 nghiệm phân biệt thỏa mãn |x1−x2|=2√5
Phương trình (*) có 2 nghiệm phân biệt khi Δ'=m2+2m−3>0
Theo định lí Vi-et ta có: {x1+x2=2mx1.x2=3−2m
Ta có: |x1−x2|=2√5⇔(x1−x2)2=20⇔(x1+x2)2−4x1x2=20⇔4m2+8m−12=20(t/m)
⇔[m=−4m=2⇒T=−2. Chọn B.
Ví dụ 21: Xác định giá trị của b để hàm số f(x)=sinx−bx+c nghịch biến trên toàn trục số.
A. b≤1. B. b<1. C. b>1. D. b≥1. |
Lời giải
Ta có: y′=cosx−b. Hàm số nghịch biến trên R ⇔cosx−b≤0 ∀x∈R⇔b≥cosx ∀x∈R⇔b≥1.
Chọn D.
Ví dụ 22: : Xác định giá trị của m để hàm số f(x)=sin2x+mx+c đồng biến trên R.
A. m≥2. B. −2≤m≤2. C. m>2. D. m≥−2. |
Lời giải
Ta có: y′=2cos2x+m.
Hàm số đồng biến trên R ⇔y′≥0(∀x∈R)⇔minRy′=−2+m≥0⇔m≥2. Chọn A.
Ví dụ 23: Xác định giá trị của m để hàm số y=msinx+cosx+(m+1)x đồng biến trên R.
A. m≥0. B. −1≤m≤1. C. m>1. D. m≥−1. |
Lời giải
Ta có: y′=mcosx−sinx+m+1.Hàm số đồng biến trên R ⇔y′≥0(∀x∈R).
⇔minRy′=−√m2+1+m+1≥0⇔m+1≥√m2+1⇔{m≥−1m2+2m+1≥m2+1
. Chọn A.
Ví dụ 24: Xác định giá trị của tham số m để hàm số y=(m−3)x−(2m+1)cosx luôn nghịch biến trên R.
A. −4≤m≤23. B. −4≤m≤3. C. −1≤m≤23. D. −1≤m≤3. |
Lời giải
Ta có: y′=m−3+(2m+1)sinx. Hàm số nghịch biến trên R ⇔y′≤0(∀x∈R)
⇔maxRy′=m−3+|2m+1|≤0⇔3−m≥|2m+1|⇔{m≤3(3−m)2≥(2m+1)2⇔{m≤33m2+10m−8≤0
⇔−4≤m≤23. Chọn A.
Ví dụ 25: Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số y=x3−(3m+6)x2+(3m2+12m)x+m2−m nghịch biến trên đoạn [1;3].
A. 0≤m≤1. B. [m≥1m≤0. C. −1≤m≤1. D. [m≥1m≤−1.. |
Lời giải
Ta có: y′=3x2−6(m+2)x+3(m2+4m)=3(x−m)(x−m−4); y′=0⇔[x=mx=m+4.
Do đó phương trình y′=0 luôn có 2 nghiệm phân biệt
Bảng biến thiên
Để hàm số nghịch biến trên [1;3] thì {m≤1m+4≥3⇔{m≤1m≥−1⇔−1≤m≤1. Chọn C.
Ví dụ 26: Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số y=x3−6mx2+(12m2−3)x+m+3 nghịch biến trên đoạn [0;1].
A. −1≤m≤1. B. [m≥1m≤−1. C. [m≥12m≤0. D. 0≤m≤12. |
Lời giải
Ta có: y′=3x2−12mx+12m2−3=3(x−2m+1)(x−2m−1); y′=0⇔[x=2m+1x=2m−1.
Do đó phương trình
luôn có 2 nghiệm phân biệt
Bảng biến thiên
Để hàm số nghịch biến trên [0;1] thì {2m−1≤02m+1≥1⇔{m≤12m≥0⇔0≤m≤12. Chọn D.
Ví dụ 27: Số giá trị nguyên của tham số m thuộc đoạn [−20;20] để hàm số y=x3−3(m−1)x2−(9m2−6m)x+2m+1 nghịch biến trên khoảng (2;4) là:
A. 17. B. 36. C. 19. D. 41. |
Lời giải
Ta có: y′=3x2−6(m−1)x−3m(3m−2)=3(x+m)[x−(3m−2)]<0
Để hàm số nghịch biến trên khoảng (2;4) thì:
TH1: −m≤2<4≤3m−2⇔{m≥−2m≥2⇔m≥2.
TH2: 3m−2≤2<4≤−m⇔{m≤−4m≤43⇔m≤−4.
Kết hợp {m∈Zm∈[−20;20]⇒có 36 giá trị nguyên của m. Chọn B.
Ví dụ 28: Cho hàm số y=2x3−3(m+1)x2+6mx. Số giá trị nguyên dương của m để hàm số đã cho đồng biến trên khoảng (2;+∞) là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. |
Lời giải
Yêu cầu bài toán ⇔y′=6(x2−m(x+1)x+m)≥0 (∀x∈(2;+∞))
⇔(x−1)(x−m)≥0 (∀x∈(2;+∞))⇔x≥m (∀x∈(2;+∞))⇔2≥m.
Kết hợp m∈Z+⇒m={1;2}. Chọn B.
Ví dụ 29: Cho hàm số y=2x3−3(m+2)x2+12mx+1. Gọi S là tập hợp các giá trị nguyên của m∈[−10;10] để hàm số đã cho đồng biến trên khoảng (3;+∞). Số phần tử của tập hợp S là
A. 13. B. 14. C. 15. D. 16. |
Lời giải
Ta có: y′=6x2−6(m+2)x+12m≥0 ⇔x2−(m+2)x+2m≥0.
Giả thiết ⇔(x−m)(x−2)≥0 (∀x>3)⇔x−m≥0 (∀x>3)⇔x≥m (∀x>3)⇔3≥m.
Kết hợp {m∈Zm∈[−10;10]⇒có 14 giá trị của m. Chọn B.
Ví dụ 30: Cho hàm số y=x3−3mx2+3(m2−1)x+1. Gọi S là tập hợp các giá trị nguyên của m∈[−20;20] để hàm số đã cho đồng biến trên khoảng (0;+∞). Số phần tử của tập hợp S là
A. 22. B. 19. C. 21. D. 20. |
Lời giải
Ta có: y′=3x2−6mx+3(m2−1). Ta có: y′≥0⇔x2−2mx+(m2−1)≥0
⇔(x−m−1)(x−m+1)≥0⇔{x≥m+1x≤m−1.
Do vậy hàm số đồng biến trên (−∞;m−1] và [m+1;+∞)
Để hàm số đã cho đồng biến trên x(0;+∞)⇔m+1≤0⇔m≤−1
.Kết hợp {m∈Zm∈[−20;20]⇒có 20 giá trị nguyên của m. Chọn D.
Ví dụ 31: Cho hàm số y=−x4+4(3m−2)x2+2m+1. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m thuộc đoạn [−20;20] để hàm số đồng biến trên khoảng (−∞;−2)
A. 22. B. 23. C. 21. D. 20. |
Lời giải
Ta có: y′=−4x3+8(3m−2)x. Hàm số đồng biến trên khoảng (−∞;−2).
⇔−4x3+8(3m−2)x≥0 (∀x∈(−∞;−2))⇔x2−2(3m−2)≥0 (∀x∈(−∞;−2))
(Do −4x≥0 (∀x∈(−∞;−2)))
⇔2(3m−2)≤x2 (∀x∈(−∞;−2))⇔2(3m−2)≤min(−∞;−2)x2=4⇔3m−2≤2⇔m≤43.
Kết hợp {m∈Zm∈[−20;20]⇒có 22 giá trị của m. Chọn A.
Ví dụ 32: Cho hàm số y=x4−2(2m+3)x2+m−1. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m thuộc đoạn [−10;10] để hàm số nghịch biến trên khoảng (0;3).
A. 8. B. 7. C. 6. D. 5. |
Lời giải
Ta có: y′=4x3−4(2m+3)x. Hàm số nghịch biến trên khoảng (0;3).
⇔4x3−4(2m+3)x≤0 (∀x∈(0;3))⇔x2−(2m+3)≤0 (∀x∈(0;3))
⇔x2≤2m+3 (∀x∈(0;3))⇔2m+3≥9⇔m≥3
Kết hợp {m∈Zm∈[−10;10]⇒có 8 giá trị của m. Chọn A.
Ví dụ 33: Cho hàm số y=x4−8(m2−5)x2+3m−1. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m thuộc đoạn [−10;10] để hàm số đồng biến trên khoảng (3;+∞).
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.. |
Lời giải
Ta có: y′=4x3−8(m2−5)x. Hàm số đồng biến trên khoảng (3;+∞).
⇔4x3−8(m2−5)x≥0 (∀x∈(3;+∞))⇔x2−2(m2−5)≥0 (∀x∈(3;+∞)).
⇔2(m2−5)≤x2 (∀x∈(3;+∞))⇔2(m2−5)≤9⇔m2≤192.
Kết hợp m∈Z⇒m={0;±1;±2;±3}. Chọn D.
TOÁN LỚP 12