Để tính độ dài đoạn thằng AB ta sử dụng công thức: AB=|→AB|=√→AB2, để tính độ dài vectơ →u ta sử dung công thức|→u|=√→u2
Để tính góc giữa 2 vectơ ta sử dụng công thức: cos(→a;→b)=→a.→b|→a|.|→b| Để chứng minh 2 đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau ta chứng minh: →AB.→CD=0 |
Bài tập 1: Cho hình chóp S.ABC có SA = SB = SC = AB = AC = a và BC=a√2. Tính góc giữa hai vectơ →AB và →SC. |
Lời giải chi tiết
Do SB = SC = a; BC=a√2⇒ ΔSBCvuông cân tại S.
Lấy điểm S làm điểm gốc ta phân tích: →AB=→SB−→SA
Ta có: →AB.→SC=(→SB−→SA).→SC=→SB.→SC−→SA.→SC
=a2.cos900−a2.cos600=−a22
Do đó cos(→AB;→SC)=→AB.→SCAB.SC=−a22a.a=−12
(→AB;→SC)=1200
Bài tập 2: Cho tứ diện ABCD.
a) Chứng minh rằng: →AB.→CD+→AC.→DB+→AD.→BC=0 b) Từ đẳng thức trên hãy suy ra nếu tứ diện ABCD có AB⊥CD và AC⊥DB thì AD⊥BC |
Lời giải chi tiết
a) Lấy điểm A làm điểm gốc.
Ta có: →AB.→CD+→AC.→DB+→AD.→BC
→AB.(→AD−→AC)+→AC(→AB−→AD)+→AD(→AC−→AB)=0
b) Do →AB.→CD+→AC.→DB+→AD.→BC=0
Mặt khác: {AB⊥CDAC⊥DB⇔{→AB.→CD=0→AC.→DB=0⇒→AD.→BC=0
Do đó AD⊥BC
Bài tập 3: Cho tứ diện ABCD có AB = AC = AD và góc BAC = 600, góc BAD = 600, góc CAD = 900. Chứng minh rằng:
a) AB⊥CD b) Nếu I và J lần lượt là trung điểm của AB và CD thì IJ⊥AB |
Lời giải chi tiết
a) Lấy điểm A là điểm gốc ta có →AB.→CD=→AB.(→AD−→AC)
=→AB.→AD−→AB.→AC=a2cos600−a2cos600=0⇒AB⊥CD
b) Ta có: →IJ=(→IA+→AJ)=−12→AB+12(→AC+→AD)
Do đó →IJ.→AB=(−→AB+→AC+→AD).→AB
=−12(−→AB2+→AC.→AB+→AD.→AB)
=−12(−→a2+a2cos600+a2cos600)=0⇒IJ⊥AB
Bài tập 4: Cho hình chóp S.ABC có SA = SB = SC và ASB = BSC = CSA. Chứng minh rằng SA⊥BC, SB⊥AC và SC⊥AB |
Lời giải chi tiết
Giả sử ASB=BSC=CSA=αvà SA = SB = SC = a
Lấy điểm S làm điểm gốc ta có: →SA.→BC=→SA.(→SC−→SB)
=→SA.→SC−→SA.→SB=a2cosα−a2cosα=0
Tương tự chứng mình trên ta cũng có SB⊥AC và SC⊥AB
Bài tập 5: Cho tứ diện ABCD. Gọi P và Q lần lượt là trung điểm của AB và CD. Biết rằng AB⊥AC, AB⊥BD. Chứng minh rằng AB và PQ vuông góc với nhau. |
Lời giải chi tiết
Ta có: AB⊥AC,AB⊥BD⇒{→AB.→AC=0→AB.→BD=0
Lại có: →PQ=→PA+→AQ=−12→AB+12(→AC+→AD)
Do đó →AB.→PQ=→AB[−12→AB+12(→AC+→AD)]
=→AB22+→AB.→AD2=→AB2(→AD−→AB)=→AB2.→BD=0
Do đó AB⊥PQ
Bài tập 6: Trong không gian cho 2 vectơ →a và →b tạo với nhau một góc 1200. Biết rằng |→a|=3 và |→b|=5. Tính |→a+→b|và |→a−→b| |
Lời giải chi tiết
Ta có: |→a+→b|2=(→a+→b)2=→a2+2→a.→b+→b2=|→a|2+2|→a|.|→b|cos(→a;→b)+|→b|=32+2.3.5.cos1200+52=19
Do đó |→a+→b|=√19
Lại có: |→a−→b|2=(→a−→b)2=→a2−2→a.→b+→b2=|→a|2−2|→a|.|→b|cos(→a;→b)+|→b|=32−2.3.5.cos1200+52=49
Do đó |→a−→b|=7
Bài tập 7: Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D'. Tính góc giữa hai vectơ AC và DA'. |
Lời giải chi tiết
Ta có: →AC=→AB+→AD và →DA′=→DA+→DD′=−→AD+→AA′
Đặt AB=a⇒AC=a√2=DA′
Mặt khác →AC′.→DA′=(→AB+→AD)(−→AD′+→AA′)=−AD2=−a2
Suy ra cos(→AC;→DA′)=−a22a2=−12⇒(→AC;→DA′)=−1200
TOÁN LỚP 12