§ Mặt cầu (S) có tâm I và bán kính R cắt mặt phẳng (P) theo giao tuyến là một đường tròn bán kính r khi d(I;(P))<R. Khi đó d2(I;(P))+r2=R2.
§ Tâm đường tròn giao tuyến của (S) và (P) và hình chiếu vuông góc xủa điểm I trên mặt phẳng (P).
Bài tập 1: Trong không gian tọa độ Oxyz, cho I(1;2;−2) và (P):2x+2y+z+5=0. Lập phương trình mặt cầu (S) có tâm I sao cho giao tuyến của (S) và (P) là đường tròn có chu vi 8π. |
Lời giải chi tiết
Do chu vi đường tròn giao tuyến C=2πr=8r⇒r=4. Ta có: d(I;(P))=|2+4−2+5|√4+4+1=3.
Bán kính mặt cầu là R=√r2+d2=√42+32=5.
Phương trình mặt cầu là: (S):(x−1)2+(y−2)2+(z+2)2=25.
Bài tập 2: Cho mặt phẳng (α):x+y−z+1=0 và mặt cầu (S):(x−1)2+y2+(z+2)2=9. Lập phương trình mặt phẳng (P) song song với (α) và cắt (S) theo giao tuyến là đường tròn có diện tích bằng 6π. |
Lời giải chi tiết
Mặt cầu (S):(x−1)2+y2+(z+2)2=9 có tâm I(1;0;−2) bán kính R=3.
Do diện tích đường tròn giao tuyến S=πr2=6π⇒r=√6⇒d(I;(P))=√R2−r2=√3.
Mặt phẳng (P) song song với (α) ⇒(P):x+y−z+D=0
Ta có: d(I;(P))=|1+2+D|√3=√3⇔[D=0D=−6.
Do đó (P):x+y−z=0 hoặc x+y−z+6=0.
Bài tập 3: Trong không gian tọa độ Oxyz, cho đường thẳng d:x−32=y−21=z−1−2 và mặt cầu (S):x2+y2+z2−2x+2y−4z−19=0. Tìm tọa độ điểm M thuộc đường thẳng d sao cho mặt phẳng qua M và vuông góc với d cắt mặt cầu (S) theo một đường tròn có chu vi bằng 8π. |
Lời giải chi tiết
Mặt cầu (S) có tâm I(1;−1;2), bán kính R=5. Do C=2πr⇒r=4 do vậy mặt phẳng qua M vuông góc với d cắt (S) theo 1 đường tròn có bán kính bằng 4.
VTCP của d là →ud=(2;1;−2) khi đó M∈d⇒(3+2t;2+t;1−2t)
Phương trình mặt phẳng (P) có dạng 2(x−3−2t)+(y−2−t)−2(z−1+2t)=0
Hay 2x+y−2z−9t−6=0
Ta có: d(I;(P))=√R2−r2=3⇔|9t+9|3=3⇔[t=0t=−2
Từ đó suy ra M(3;2;1),M(−1;0;5) là các điểm cần tìm.
Bài tập 4: Trong không gian cho mặt cầu có phương trình (S):(x+3)2+(y−5)2+(z−7)2=4 và mặt phẳng (P):x−y+z+4=0. Biết mặt cầu (S) cắt mặt phẳng (P) theo một đường tròn (C). Tính chu vi đường tròn (C). A. 8π. B. 4π. C. 2π. D. 4π√2. |
Lời giải chi tiết
Mặt cầu (S) có tâm I(−3;5;7) và bán kính R=2.
Khoảng cách từ tâm I đến (P) là: d=|−3−5+7+4|√3=√3.
Bán kính đường tròn (C) là: r=√R2−d2=√4−3=1.
Chu vi đường tròn (C) là: C=2πr=2π. Chọn C.
Bài tập 5: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt cầu (S):x2+y2+z2−2x−4y−6z−2=0. Viết phương trình mặt phẳng (α) chứa trục Oy và cắt mặt cầu (S) theo thiết diện là một đường tròn có chu vi bằng 8π. A. 3x+z=0. B. 3x+z+2=0. C. 3x−z=0. D. x−3z=0. |
Lời giải chi tiết
Ta có: (S):(x−1)2+(y−2)2+(z−2)2=16 Þ (S) có tâm I(1;2;3) và bán kính R=4.
Bán kính của đường tròn là: r=C2π=4=R Þ đường tròn đi qua tâm của mặt cầu (S).
Vtcp của Oy là →u(0;1;0), điểm A(0;1;0)∈Oy.
Ta có: →IA=(1;1;3)⇒→n=[→IA;→u]=(−3;0;1).
Mặt phẳng (α) đi qua O và nhận →n làm vtpt suy ra phương trình mặt phẳng (α) là: (α):3x−z=0. Chọn C.
Bài tập 6: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt cầu (S) có tâm I thuộc đường thẳng Δ :x1=y+31=z2. Biết rằng mặt cầu (S) có bán kính bằng 2√2 và cắt mặt phẳng (Oxz) theo một đường tròn có bán kính bằng 2. Tìm tọa độ tâm I. A. I(1;−2;2); I(5;2;10). B. I(1;−2;2); I(0;−3;0). C. I(5;2;10); I(0;−3;0). D. I(1;−2;2); I(−1;2;−2). |
Lời giải chi tiết
Khoảng cách từ tâm I đến mặt phẳng là (Oxz) là d=√R2−r2=√8−4=2.
Điểm I∈d suy ra I(t;t−3;2t)⇒d(I;(P))=|t−3|=2⇒[t=5t=1⇒[I(5;2;10)I(1;−2;2). Chọn A.
Bài tập 7: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai điểm S(0;0;1). Hai điểm M(m;0;0);N(0;n;0) thay đổi sao cho m+n=1 và m>0;n>0. Biết rằng mặt phẳng (SMN) luôn tiếp xúc với một mặt cầu cố định. Bán kính mặt cầu đó bằng:R=√2. A. R=√2. B. R=2. C. R=1. D. R=12. |
Lời giải chi tiết
Phương trình mặt phẳng (SMN) theo đoạn chắn là: xm+yn+z=1. Gọi P(x0;y0;z0)
Ta có: d=d(P;(SMN))=|x0m+y0n+z0−1|√1m2+1n2+1.
Lại có 1m2+1n2+1=(1m+1n)2−2mn+1=(m+nmn)2−2mn+1=(1mn)2−2mn+1=(1mn−1)2
d=|x0m+y0n+z0−1||1mn−1|. Ta chọn {x0=1y0=1z0=0⇒d=|m+nmn−1||1mn−1|=1 với mọi m>0;n>0.
Do đó mặt cầu cần tìm là mặt cầu tâm P0(1;1;0) bán kính R=1. Chọn C.
TOÁN LỚP 12