– Muốn chứng minh đường thẳng a vuông góc với đường thẳng b, ta đi tìm mặt phẳng (β) chứa đường thẳng b sao cho việc chứng minh a ⊥ (β) dễ thực hiện.
– Sử dụng định lý ba đường vuông góc.
Bài tập 1: Cho tứ diện đều ABCD. Chứng minh các cặp cạnh đối diện của tứ diện này vuông góc với nhau từng đôi một. |
Lời giải chi tiết
Gọi M là trung điểm của AB
Tứ diện ABCD đều nên ∆ABD và ∆ABC là các tam giác đều suy ra {DM⊥ABCM⊥AB⇒AB⊥(MCD)
Do đó AB⊥CD
Chứng minh tương tự ta cũng có BC⊥AD,AC⊥BD
Bài tập 2: Hình chóp S.ABCD có cạnh SA vuông góc với mặt phẳng (ABCD) và đáy ABCD là hình thang vuông tại A và D với AD=CD=AB2
a) Gọi I là trung điểm của đoạn AB, chứng minh CI⊥AB và DI⊥SC b) Chứng minh các mặt bên của hình chóp S.ABCD là các tam giác vuông. |
Lời giải chi tiết
a) Đặt AB = 2a ⇒ AD = CD = a
Do AB = 2CD ⇒ AI = AD = CD = CI = a
Khi đó AICD là hình vuông cạnh a.
Do đó CI⊥AB
Mặt khác {AC⊥DIDI⊥SA⇒DI⊥(SAC)⇒DI⊥SC
b) Do SA⊥(ABCD)⇒ΔSAD,ΔSAB vuông tại S.
Mặt khác {CD⊥ADCD⊥SA⇒CD⊥(SAD)⇒CD⊥SD
nên ∆SDC vuông tại D.
Xét ∆ACD có trung tuyến CI=AB2⇒ΔACDvuông tại C⇒BC⊥AC
Mặt khác BC⊥SA⇒BC⊥(SAC)⇒BC⊥SC⇒ΔSCBvuông tại C.
Bài tập 3: Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’ có đáy ABC là tam giác đều cạnh a. Cạnh bên CC’ vuông góc với đáy và CC’ = a.
a) Gọi I là trung điểm của BC. Chứng minh AI⊥BC′ b) Gọi M là trung điểm của BB’. Chứng minh BC′⊥AM c) Gọi K là điểm trên đoạn A’B’ sao cho B′K=a4 và J là trung điểm của B’C’. Chứng minh rằng: AM⊥MK và AM⊥KJ |
Lời giải chi tiết
a) Do ∆ABC là tam giác đều và I là trung điểm của BC nên AI⊥BC
Mặt khác AI⊥CC′⇒AI⊥(BCC′B′)⇒AI⊥BC′
b) Dễ thấy BCC’B’ là hình vuông nên B′C⊥BC′
Mặt khác MI là đường trung bình trong tam giác B’BC nên MI//B’C suy ra MI⊥BC′
Lại có: AI⊥BC′⇒BC′⊥(AIM)⇒BC′⊥AM
c) Ta có: tan^KMB′=KB′MB′=12;tan^AMB=ABBM=2
Suy ra tan^KMB′=cot^AMB⇒^KMB′+^AMB=90∘
Do đó ^AMK=90∘⇒AM⊥MK
Mặt khác {AM⊥BC′MJ//BC′⇒AM⊥MJ
Suy ra AM⊥(MKJ)⇒AM⊥KJ
Bài tập 4: Cho hình chóp đều S.ABCD đáy ABCD là hình vuông, gọi E là điểm đối xứng của D qua trung điểm của SA. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AE và BC. Chứng minh rằng MN⊥BD |
Lời giải chi tiết
Gọi I, P lần lượt là trung điểm của AB và SA, O là giao điểm của AC và BD.
Ta có: {IN//ACAC⊥BD⇒BD⊥IN (1)
Mặt khác {IM//BEBE⊥PO⇒IM⊥PO (*)
Mà PO⊥BD (**) (Do ∆BPD là tam giác cân tại P có đường trung tuyến PO).
Từ (*) và (**) ta có: BD⊥IM (2)
Từ (1) và (2) ta có: BD⊥(IMN)⇒BD⊥MN
TOÁN LỚP 12