It can take a long time to become successful in your chosen field, however talented you are. One thing you have to be (1) of is that you will face criticism along the way. The world is (2) of people who would rather say something negative than positive. If you’ve made up your (3) to achieve a certain goal, such as writing a novel, (4) the negative criticism of others prevent you from reaching your target, and let the constructive criticism have a positive effect on your work. If someone says you’re totally in the (5) of talent, ignore them. That’s negative criticism. If (6)
, someone advises you to revise your work and gives you a good reason for doing so, you should consider their suggestions carefully. There are many film stars (7) were once out of work. There are many famous novelists who made a complete mess of their first novel - or who didn’t, but had to keep on approaching hundreds of publishers before they could get it (8) . Being
successful does depend on luck, to a (9) extent. But things are more likely to (10) well if you persevere and stay positive.
Câu 1: |
A. alert |
B. clever |
C. intelligent |
D. aware |
Câu 2: |
A. overflowing |
B. packed |
C. filled |
D. full |
Câu 3: |
A. idea |
B. brain |
C. thought |
D. mind |
Câu 4: |
A. shouldn’t let |
B. won’t let |
C. didn’t let |
D. don’t let |
Câu 5: |
A. absentee |
B. shortage |
C. missing |
D. lack |
Câu 6: |
A. hence |
B. whereas |
C. otherwise |
D. however |
Câu 7: |
A. which |
B. whom |
C. they |
D. who |
Câu 8: |
A. publish |
B. to publish |
C. publishes |
D. published |
Câu 9: |
A. plenty |
B. numerous |
C. definite |
D. certain |
Câu 10: |
A. sail through |
B. come into |
C. deal with |
D. turn out |
Dạng thứ ba là một dạng bài tập đã quá quen thuộc trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia môn tiếng Anh. Những năm trước đây, dạng bài này chiếm tới 10/80 câu hỏi trong đề thi đại học, tương đương 1.25 điểm. Nhưng kể từ khi Bộ giáo dục thay đổi cấu trúc bài thi môn tiếng Anh, dạng bài này giảm xuống chiếm 5/50 câu hỏi, tương đương 1/10 điểm.
Theo đánh giá tổng quan từ phía người ra đề, giáo viên luyện thi và học sinh thì đây có thể coi là phần khó ăn điểm nhất trong toàn bài. Lí do là vì dạng bài này kiểm tra một lượng lớn kiến thức, không chỉ chắc ngữ pháp, học sinh cần phải có nguồn từ vựng phong phú, sự linh hoạt và thống nhất trong khi đọc hiểu thì mới giành được điểm số cao ở dạng bài này.
Bước đầu tiên khi làm một bài điền từ vào đoạn văn đó là đọc chậm, đọc kỹ, nhưng không điền chỗ trống nào cả. Thao tác này cho phép chúng ta nắm được chủ đề và nội dung chính của bài viết, giúp liên kết các câu mạch lạc hơn và việc chọn từ trở nên dễ dàng hơn. Nếu một lần là chưa đủ, các em có thể đọc đi đọc lại hai - ba lần, cho đến khi trả lời được câu hỏi “Bài viết nói về nội dung gì?” thì thôi.
Luôn ghi nhớ không nên điền từ ngay lần đọc đầu tiên dù chúng ta đã biết chính xác câu trả lời. Việc dừng lại như vậy sẽ khiến suy nghĩ của chúng ta bị đứt mạch, tốn nhiều thời gian hơn trong việc nắm bắt nội dung chính của bài đọc.
Dạng bài điền từ vào đoạn văn khác với dạng câu hỏi trắc nghiệm điền từ vào câu ở chỗ các câu văn trong bài liên quan chặt chẽ đến nhau, đây cũng là điểm khó của dạng bài này. Nhiều học sinh mắc lỗi ở việc đánh giá các câu độc lập, tách biệt, riêng lẻ nhau, dẫn đến việc chỉ đọc câu có chỗ trống rồi điền ngay mà không quan tâm phía trước, phía sau viết về cái gì. Đây là một bẫy mà người ra đề hay đánh lừa học sinh, nhìn qua thì có vẻ điền được ngay nhưng thực chất phương án “rõ mồn một” đó lại sai, để tìm ra đáp án thì yêu cầu phải hiểu đúng ngữ cảnh mà câu văn đó đang nằm trong.
Xem xét từ loại còn thiếu cần điền vào chỗ trống. Liệu đó là danh từ, động từ, tính từ, đại từ, giới từ, liên
từ hay mạo từ? Ví dụ:
But things are more likely to well if you persevere and stay positive.
Có thể nhìn ra ngay chỗ trống còn thiếu một động từ, như vậy, chúng ta có thể loại bỏ ngay các phương án mà từ cho sẵn không phải động từ, chẳng hạn như danh từ, tính từ, đại từ, trạng từ... Còn nếu tất cả các phương án đều là động từ hết thì đừng gạch từ nào ngay nhé, vì chúng ta cần phải xem xét về nghĩa của chúng nữa.
Thử xem xét các ví dụ dưới đây nhé:
If you’ve made up your to achieve a certain goal, such as writing a novel, don’t let the negative criticism of others prevent you from reaching your target, and let the constructive criticism have a positive effect on your workề Đi sau tính từ sở hữu YOUR phải có một danh từ, như vậy, ta sẽ loại bỏ các phương án mà từ loại không phải danh từ. Ví dụ:
If you’ve made up your mind to achieve a certain goal, such as writing a novel, don’t let the negative criticism of others prevent you from reaching your target, and let the constructive criticism a positive effect on your work.
Có cấu trúc Let somebody/ something V. Ta biết ngay vị trí cần điền thiếu một động từ. Không chỉ có vậy, nhờ vào cấu trúc phía trên, ta còn suy luận được động từ này phải ở dạng nguyên mẫu không TO, nếu là động từ nhưng chia ở V-ing hay V-ed hay VII thì đều không đúng. Ví dụ:
A. have B. had C. kind D. paper
If you’ve made up your mind to achieve a certain goal, such as writing a novel, don’t let the negative criticism of others prevent you from reaching your target, and let the criticism have a positive effect on your work.
criticism thành cụm danh từ, hoặc có thể là một tính từ để bổ sung cho criticism. Động từ, trạng từ, liên từ
hay mạo từ trong trường hợp này đều không dùng được.
A.construct B. building C. constructive D. well
Xét về nghĩa, building criticism không có nghĩa, mà constructive criticism (những phê bình mang tính chất xây dựng) là một cụm thường gặp, nên ta chọn được phương án C. Chúng ta sẽ còn đi sâu vào vấn đề từ loại ở phần tiếp theo.
Sau khi đã đọc hiểu và nắm được ý chính của bài viết, các em hãy bắt đầu điền những vị trí mà mình chắc chắn phương án đó là đúng. Nhớ là chỉ điền khi chắc chắn 100% câu đó đúng nhé.
Sau khi đi qua một lượt tất cả các câu dễ ăn điểm mà chắc chắn 100% là đúng, chúng ta sẽ tiến tới các câu hỏi khiến các em phân vân, lúc này hãy dùng phương pháp loại trừ. Một mẹo nhỏ là gạch ngay phương án đó đi để loại khỏi tầm mắt, việc này sẽ giảm thiếu thời gian các em bị xao nhãng bởi những câu mà “ai cũng biết là sai”. Sau đó, thử các phương án còn lại để tìm ra từ phù hợp nhất, đương nhiên là phải phù hợp với cả bài chứ không chỉ phù hợp với câu văn đó thôi đâu nhé.
Có những lúc từ cần điền ở vị trí này đã xuất hiện sẵn trong bài mà chúng ta chỉ cần tinh ý một chút, để ý phía trước, phía sau một chút là nhận ra. Tuy nhiên, trường hợp này không nhiều, đa phần chỉ xuất hiện ở dạng bài thứ nhất - điền từ nhưng đề bài không cho trước gợi ý.
Mặc dù vậy, quy tắc này được vận dụng linh hoạt ở dạng bài điền từ lựa chọn giữa các phương án cho sẵn
trong một câu. Cụ thể:
If you’ve made up your mind to achieve a certain goal, such as writing a novel, don’t let the negative criticism of others have a effect on your work.
Như vậy, việc quan sát các từ xung quanh rất quan trọng trong việc loại trừ để tăng cao khả năng đưa ra
quyết định đúng đắn.
Mỗi bài viết thường được xây dựng trên một tông giọng nhất định, có thể là kể chuyện, có thể là phê bình, nhận xét, hay thậm chí là hài hước; có thể là văn trang trọng, lịch sự, tính học thuật cao, nhưng đôi khi giọng văn lại không cầu kỳ trang trọng mà đơn giản như lời nói giao tiếp thường ngày. Việc xác định giọng văn cũng rất quan trọng trong khi làm bài. Ví thử một câu có hai từ đồng nghĩa, khiến các em đắn đo không biết chọn phương án nào. Khi đó, chúng ta cần phải xem xét bối cảnh bài viết và giọng văn của tác giả để lựa chọn từ đúng: từ ngữ trang trọng, học thuật hay từ ngữ suồng sã, thân mật.
Để có thể chuẩn bị thật tốt cho dạng bài này, một lời khuyên dành cho các em đó là hãy đọc, và đọc thật nhiều các đoạn văn tiếng Anh. Việc thường xuyên tiếp cận với văn phong tiếng Anh giúp các em hình thành tư duy của người bản ngữ, các em sẽ thấy được cách người ta dùng từ như thế nào, liên kết câu ra
sao, các từ nào hay đi cùng với nhau để tạo thành cụm từ chuẩn, đồng thời sẽ xây dựng một vốn từ đồ sộ cho các em nữa. Đọc văn không chỉ cải thiện kĩ năng đọc, mà còn nâng cao kĩ năng viết rất nhiều nữa đó.
Có công mài sắt có ngày nên kim. Hãy luyện tập thật nhiều, trau dồi kiến thức và kĩ năng của mình để chuẩn bị tốt nhất cho bài thi các em nhé.
Có thể phân loại các câu hỏi trong bài điền từ vào đoạn văn thành các dạng chính sau:
• Câu hỏi ngữ pháp
• Câu hỏi từ vựng
• Câu hỏi liên từ
• Câu hỏi giới từ và cụm động từ
TIẾNG ANH LỚP 12