Bài tập 1: Cắt một hình trụ bằng một mặt phẳng qua trục của nó, ta được thiết diện là một hình vuông cạnh 2a. Diện tích xung quanh của hình trụ bằng
A. $16\pi {{a}^{2}}.$ B. $4\pi {{a}^{2}}.$ C. $8\pi {{a}^{2}}.$ D. $2\pi {{a}^{2}}.$ |
Lời giải chi tiết
Thiết diện qua trục hình trụ là hình chữ nhật có hai kích thước h và 2R
Theo bài ra, ta có $h=2R=2a\Rightarrow \left\{ \begin{array} {} R=a \\ {} h=2\text{a} \\ \end{array} \right..$ Vậy ${{S}_{xq}}=2\pi Rh=2\pi .a.2\text{a}=4\pi {{a}^{2}}.$ Chọn B.
Bài tập 2: Cho hình trụ có diện tích toàn phần là 6π và có thiết diện cắt bởi mặt phẳng qua trục là hình vuông. Thể tích khối trụ đã cho bằng
A. 2π. B. 4π. C. 8π. D. 12π. |
Lời giải chi tiết
Thiết diện qua trục của hình trụ là hình chữ nhật ABCD có hai kích thước $AB=2R,AD=h$
Theo bài ra, ta có ABCD là hình vuông $\Rightarrow AB=AD\Leftrightarrow h=2R$
Diện tích toàn phần của hình trụ là ${{S}_{tp}}=2\pi Rh+2\pi {{R}^{2}}$
$=2\pi R.2R+2\pi {{R}^{2}}=6\pi {{R}^{2}}=6\pi \xrightarrow{{}}R=1\Rightarrow h=2.$
Vậy thề tích khối trụ là $V=\pi {{R}^{2}}h=2\pi .$ Chọn A.
Bài tập 3: Một hình trụ có diện tích xung quanh bằng 4π, thiết diện qua trục là hình vuông. Một mặt phẳng (α) song song với trục, cắt hình trụ theo thiết diện là tứ giác ABB'A', biết một cạnh của thiết diện là một dây cung của đường tròn đáy cùa hình trụ và căng một cung 120°. Tính diện tích thiết diện ABB'A'.
A. $3\sqrt{2}.$ B. $2\sqrt{2}.$ C. $2\sqrt{3}.$ D. $3\sqrt{3}.$ |
Lời giải chi tiết
Thiết diện qua trục hình trụ là hình chữ nhật có hai kích thước h, 2R
Theo bài ra, ta có $\left\{ \begin{array} {} h=2\text{R} \\ {} {{S}_{xq}}=4\pi \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array} {} h=2\text{R} \\ {} 2\pi Rh=4\pi \\ \end{array} \right.\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array} {} R=1 \\ {} h=2 \\ \end{array} \right.$
Thiết diện song song với trục OO' là hình chữ nhật ABB'A' (hình bên).
Dây cung AB căng một cung 120° $\Rightarrow \widehat{AOB}={{120}^{\circ }}$
Tam giác OAB có $AB=\sqrt{O{{A}^{2}}+O{{B}^{2}}-2.OA.OB.\cos \widehat{AOB}}=\sqrt{3}$
Vì AA' là đường sinh $\xrightarrow{{}}A{A}'=h=2.$
Vậy ${{S}_{AB{B}'{A}'}}=AB.A{A}'=2.\sqrt{3}.$ Chọn C.
Bài tập 4: : Cho hình trụ có bán kính đáy bằng R và chiều cao bằng $\frac{3\text{R}}{2}.$ Mặt phẳng (α) song song với trục của hình trụ và cách trục một khoảng bằng $\frac{\text{R}}{2}.$ Tính diện tích thiết diện của hình trụ cắt bởi mặt phẳng (α).
A. $\frac{\text{3}\sqrt{3}{{\text{R}}^{2}}}{4}.$ B. $\frac{3{{\text{R}}^{2}}}{2}.$ C. $\frac{\sqrt{3}{{\text{R}}^{2}}}{2}.$ D. $\frac{\text{3}\sqrt{3}{{\text{R}}^{2}}}{2}.$ |
Lời giải chi tiết
Thiết diện song song với trục $O{O}'$là hình chữ nhật $AB{B}'{A}'$ (hình bên).
Vì $O{O}'\text{//}\left( AB{B}'{A}' \right)\Rightarrow d\left( O{O}';\left( \alpha \right) \right)=d\left( O;\left( \alpha \right) \right)=d\left( O;AB \right)$
Gọi H là trung điểm AB mà $OA=OB\Rightarrow OH\bot AB$
Tam giác OAH vuông tại H, có $AH=\sqrt{O{{A}^{2}}-O{{H}^{2}}}$
$=\sqrt{{{R}^{2}}-{{\left( \frac{R}{2} \right)}^{2}}}=\frac{R\sqrt{3}}{2}\xrightarrow{{}}AB=2AH=2.\frac{R\sqrt{3}}{2}=R\sqrt{3}$
Do đó $AB=R\sqrt{3},A{A}'=\frac{3R}{2}\xrightarrow[{}]{}{{S}_{AB{B}'{A}'}}=\frac{3\sqrt{3}{{R}^{2}}}{2}.$ Chọn D.
Bài tập 5: Cho hình trụ có thiết diện qua trục là hình vuông ABCD cạnh bằng $2\sqrt{3}$ với AB là đường kính của đường tròn đáy tâm O. Gọi M là điểm thuộc cung AB của đường tròn đáy sao cho $\widehat{ABM}=60{}^\circ .$ Thể tích của khối tứ diện ACDM là
A. 4. B. 3. C. 12. D. 6. |
Lời giải chi tiết
Thiết diện qua trục là hình vuông ABCD (hình vẽ bên)
Suy ra $AB=BC=2\sqrt{3}\Rightarrow \left\{ \begin{array} {} h=BC=2\sqrt{3} \\ {} R=OA=\frac{AB}{2}=\sqrt{3} \\ \end{array} \right.$
Tam giác OBM cân tại O, có $\widehat{OBM}=60{}^\circ \Rightarrow \Delta OBM.$ đều
$\Rightarrow BM=OB=\sqrt{3}\Rightarrow AM=\sqrt{A{{B}^{2}}-B{{M}^{2}}}=\sqrt{{{\left( 2\sqrt{3} \right)}^{2}}-{{\left( \sqrt{3} \right)}^{2}}}=3$
Kẻ $MH\bot AB\left( H\in AB \right)$ mà $A\text{D}\bot MH\Rightarrow MH\bot \left( ABC\text{D} \right)$
Tam giác ABM vuông tại $M\Rightarrow MH=\frac{AM.BM}{AB}=\frac{3}{2}$
Diện tích tam giác ACD là ${{S}_{\Delta AC\text{D}}}=\frac{1}{2}.A\text{D}.C\text{D}=\frac{{{\left( 2\sqrt{3} \right)}^{2}}}{2}=6$
Vậy thể tích tứ diện ACDM là ${{V}_{AC\text{D}M}}=\frac{1}{3}.MH.{{S}_{\Delta AC\text{D}}}=\frac{1}{3}.\frac{3}{2}.6=3.$ Chọn B.
Bài tập 6: Một hình trụ có bán kính đáy R = 70 cm, chiều cao hình trụ $h=20cm.$ Một hình vuông có các đỉnh nằm trên hai đường tròn đáy sao cho có ít nhất một cạnh không song song và không vuông góc với trục hình trụ. Khi đó, cạnh của hình vuông bằng
A. 80 cm. B. 100 cm. C. $100\sqrt{2}\text{ }cm.$ D. 140 cm. |
Lời giải chi tiết
Xét hình vuông ABCD có AD không song song và không vuông góc với trục OO' của hình trụ.
Dựng đường sinh AA', ta có $\left\{ \begin{array} {} CD\bot A{A}' \\ {} CD\bot AD \\ \end{array} \right.\Rightarrow CD\bot \left( A{A}'D \right)\Rightarrow CD\bot {A}'D$
Suy ra A'C là đường kính đáy nên ${A}'C=2\text{R}=140cm$
Xét tam giác vuông AA'C, ta có $AC=\sqrt{A{{{{A}'}}^{2}}+{A}'{{C}^{2}}}=100\sqrt{2}\text{ }cm.$
Suy ra cạnh hình vuông bằng 100 cm. Chọn B.
Bài tập 7: Cho một hình trụ có bán kính đáy bằng R và có chiều cao bằng $R\sqrt{3}$. Hai điểm A, B lần lượt nằm trên hai đường tròn đáy sao cho góc giữa AB và trục của hình trụ bằng 30°. Khoảng cách giữa AB và trục của hình trụ bằng
A. R. B. $R\sqrt{3}$ C. $\frac{R\sqrt{3}}{2}.$ D. $\frac{R\sqrt{3}}{4}.$ |
Lời giải chi tiết
Từ hình vẽ kết hợp với giả thiết, ta có $OA=O'B=R$
Kẻ đường sinh AA' là đường sinh $\Rightarrow \left\{ \begin{array} {} {O}'{A}'=R \\ {} A{A}'=R\sqrt{3} \\ \end{array} \right.$ và $\widehat{BA{A}'}={{30}^{0}}$
Vì $O{O}'\text{//}\left( AB{A}' \right)$ nên
$d\left( O{O}';\left( AB \right) \right)=d\left( O{O}';\left( AB{A}' \right) \right)=d\left( {O}';\left( AB{A}' \right) \right)$
Goi H là trung điểm ${A}'B\Rightarrow \left\{ \begin{array} {} {O}'H\bot {A}'B \\ {} {O}'H\bot A{A}' \\ \end{array} \right.\Rightarrow {O}'H\bot \left( AB{A}' \right)$
Tam giác ABA' vuông tại A', có $B{A}'=A{A}'.\tan {{30}^{\circ }}=R$
Suy ra tam giác A'BO' đều có cạnh bằng R nên ${O}'H=\frac{R\sqrt{3}}{2}.$Chọn C.
Bài tập 8: Cho hình trụ có đáy là hai đường tròn tâm O và O', bán kính bằng chiều cao và bằng a. Trên đường tròn tâm O lấy điểm A, trên đường tròn tâm O' lấy điểm B sao cho $AB=2a.$ Thể tích của khối tứ diện OO'AB bằng
A. $\frac{\sqrt{3}{{a}^{3}}}{12}.$ B. $\frac{\sqrt{3}{{a}^{3}}}{4}.$ C. $\frac{\sqrt{3}{{a}^{3}}}{6}.$ D. $\frac{\sqrt{3}{{a}^{3}}}{2}.$ |
Lời giải chi tiết
Kẻ đường sinh AA', gọi D là điểm đối xứng với A' qua tâm O'
Và H là hình chiếu của B trên A'D
Ta có $BH\bot \left( AO{O}'{A}' \right)$ nên ${{V}_{O{O}'AB}}=\frac{1}{3}{{S}_{\Delta AO{O}'}}.BH$
Xét tam giác vuông ${A}'AB,$ có ${A}'B=\sqrt{A{{B}^{2}}-A{{{{A}'}}^{2}}}=a\sqrt{3}$
Xét tam giác vuông ${A}'BD,$ có $BD=\sqrt{{A}'{{D}^{2}}-{A}'{{B}^{2}}}=a$
Suy ra $BH=\frac{a\sqrt{3}}{2}.$ Vậy ${{V}_{O{O}'AB}}=\frac{1}{3}.\left( \frac{1}{2}{{a}^{2}} \right).\frac{a\sqrt{3}}{2}=\frac{\sqrt{3}{{a}^{3}}}{12}$ (đvtt).
Chọn A.
Bài tập 9: Cho hình trụ có hai đáy là hai hình tròn (O) và (O'), chiều cao 2R và bán kính đáy R. Một mặt phẳng (α) đi qua trung điểm của OO' và tạo với đường thẳng OO' một góc 30°. Mặt phẳng (α) cắt đường tròn đáy theo một dây cung có độ dài bằng
A. $\frac{R\sqrt{3}}{2}$. B. $R\sqrt{3}$. C. $\frac{2R\sqrt{6}}{3}$. D. $\frac{R\sqrt{6}}{3}$.. |
Lời giải chi tiết
Dựa vào hình vẽ, kết hợp với giả thiết ta có
$OA=OB=R,O{O}'=2R$ và $\widehat{IM\text{O}}={{30}^{0}}$
Xét tam giác vuông MOI, có $OI=MO.\tan {{30}^{0}}=\frac{R\sqrt{3}}{3}$
Xét tam giác vuông AIO, có $IA=\sqrt{O{{A}^{2}}-O{{I}^{2}}}=\sqrt{{{R}^{2}}-{{\left( \frac{R}{\sqrt{3}} \right)}^{2}}}=\frac{R\sqrt{6}}{3}$
Suy ra $AB=2IA=\frac{2R\sqrt{6}}{3}.$ Chọn C.
Bài tập 10: Một chiếc cốc hình trụ có đường kính đáy 6 cm, chiều cao 15 cm chứa đầy nước. Nghiêng cốc cho nước chảy từ từ ra ngoài đến khi mép nước ngang với đường kính của đáy cốc. Khi đó diện tích của bề mặt nước trong cốc bằng
A. $9\sqrt{26}\pi \text{ c}{{\text{m}}^{2}}.$ B. $\frac{9\sqrt{26}\pi }{2}\text{ c}{{\text{m}}^{2}}.$ C. $\frac{9\sqrt{26}\pi }{5}\text{ c}{{\text{m}}^{2}}.$ D. $\frac{9\sqrt{26}\pi }{10}\text{ c}{{\text{m}}^{2}}.$ |
Lời giải chi tiết
Dựng cốc hình trụ, phần gạch chéo chính là hình chiếu của diện tích bề mặt nước trong cốc (tham khảo hình vẽ bên)
Gọi S là diện tích bề mặt nước, S0 là diện tích phần gạch chéo
Theo công thức hình chiếu, ta có $\cos \varphi =\frac{{{S}_{0}}}{S},$ với $\varphi =\widehat{\left( S;{{S}_{0}} \right)}=\widehat{{A}'OA}$
Tam giác $OA{A}'$ vuông tại A, có $\cos \widehat{{A}'OA}=\frac{OA}{O{A}'}=\frac{3}{\sqrt{{{3}^{2}}+{{15}^{2}}}}=\frac{\sqrt{26}}{26}$
Và ${{S}_{0}}=\frac{\pi {{R}^{2}}}{2}=\frac{9\pi }{2}\xrightarrow{{}}S=\frac{9\pi }{2}:\frac{\sqrt{26}}{26}=\frac{9\sqrt{26}\pi }{2}\text{ c}{{\text{m}}^{\text{2}}}\text{.}$ Chọn B.
TOÁN LỚP 12