- Nếu tại điểm M trên màn có 2 vân sáng của 2 bức xạ trùng nhau (tại M cho vạch sáng cùng màu với vạch sáng trung tâm) thì
xS1=xS2⇒k1i1=k2i2⇒k1λ1=k2λ2⇒k1k2=λ2λ1=bc (phân số tối giản) (*)
Từ (∗)⇒{k1=bnk2=cn(n∈Z)⇒⇒{xmin=bi1=ci2khin=1Δx=xn+1−xn=bi1=ci2
Trong đó: xmin là khoảng cách từ O đến vị trí trùng gần nhất. Các vân trùng nhau cách đều nhau và hai vân trùng nhau liên tiếp cách nhau khoảng Δx(i≡). Vì tại gốc tọa độ là một vị trí vân sáng trùng với vân sáng nên: Δx=xmin=i≡.
Như vậy:
+) Khoảng vân trùng đôi: i≡=b.i1=c.i2
+) Tọa độ các vị trí trùng: x=ni≡ (với n là số nguyên)
Để tìm số các vị trí trùng nhau của hai hệ vân, ta tìm tọa độ các vị trí trùng nhau của hai hệ vân theo số nguyên n. Sau đó thay vào điều kiện giới hạn của x:
+) Nếu bề rộng của trường giao thoa là L thì số vạch sáng cùng màu với vạch sáng trung tâm trên trường giao thoa (kể cả vân trung tâm) là N≡=2[0,5Li≡]+1.
+) Nếu cho tọa độ của điểm M và N thì số vạch sáng có màu giống với màu của vạch sáng trung tâm trên đoạn MN được xác định từ xM≤ni≡≤xN.
⇒ Khoảng chạy của n, số các giá trị nguyên của n là số vạch trùng nhau cần tìm.
Chú ý: Bài toán ngược:
+) Nếu cho giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có z vân sáng của hệ 2 thì c−1=z⇒c=z+1 thay vào k1k2=λ2λ1=bc tìm được theo b. Sau đó thay vào điều kiện giới hạn 0,38μm≤λ≤0,76μm sẽ tìm được λ.
+) Nếu cho vị trí gần nhất O cùng màu với vạch sáng trung tâm, tìm bước sóng ta làm như sau:
Cách 1: x=k1λ1Da=k2λ2Da⇒k1k2=λ2λ1= phân số tối giản =bc
i≡=bλ1Dai1=cλ2Da⇒{b=i≡i1λ2=bλ1c0,38≤λ≤0,76→λ
Cách 2: i≡=k1minλ1Da=k2minλ2Da
⇒{k1min=i≡i1k2min=k1min.λ1λ2là số nguyên tố với k1min ⇒ Thử 4 phương án.
Mỗi ánh sáng đơn sắc cho một hệ vân giao thoa riêng. Mỗi vân sáng là một vạch sáng, nhưng nếu vân sáng hệ này trùng vân sáng hệ kia chỉ cho ta quan sát được một vạch sáng (vân sáng trùng).
Để tìm số vân sáng quan sát được ta tìm tổng số vạch sáng do 2 bức xạ tạo ra rồi trừ đi số các vạch đã trùng lên nhau: N=N1+N2−N≡
Với N1,N2 lần lượt là tổng số vân sáng trên AB khi giao thoa lần lượt với λ1,λ2 (đã có cách tìm ở chủ đề trước)
Ví dụ 1: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khe hẹp S phát ra đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng là λ1=0,42μm (màu tím), λ2=0,56μm (màu lục). Biết a=1mm,D=2m. a) Khoảng cách gần nhất từ vị trí trên màn có hai vân sáng trùng nhau đến vân trung tâm là bao nhiêu? b) Xét một vùng giao thoa rộng 3 cm trên màn quan sát đối xứng với vân trung tâm, có mấy vạch sáng là kết quả trùng nhau của hai hệ vân, số vân sáng màu tím trong vùng này là bao nhiêu? c) Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm khác phía so với vân trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 5,5 mm và 16,8 mm. Trên đoạn MN, số vị trí vân sáng trùng nhau của hai bức xạ là bao nhiêu? |
Lời giải:
Khoảng vân giao thoa của ánh sáng tím: i1=Dλ1a=2.0,421=0,84mm
a) Điều kiện để 2 vân sáng trùng nhau:
xs1=xs2⇔k1i1=k2i2⇒k1k2=i2i1=λ2λ1=0,560,42=43
⇒ Khoảng vân trùng: i≡=4i1=4.0,84=3,36mm
Vậy khoảng cách gần nhất từ vị trí có hai vân sáng trùng nhau đến vân trung tâm là 3,36 mm.
b) Do vùng giao thoa đối xứng vân trung tâm nên ta có số vị trí trùng nhau của hai hệ vân giao thoa;
N≡=2[L2i≡]+1=2[302.3,36]+1=9 vân
Số vị trí cho vân sáng của ánh sáng tím
N1=2[L2i1]+1=2[302.0,84]+1=35 vân
Vậy số vân sáng màu tím quan sát thấy là 35−9=26 vân.
c) Tọa độ các vị trí trùng x≡=ni≡=3,36n với n∈Z
M, N là hai điểm nằm khác phía so với vân trung tâm nên xM,xN trái dấu
Ta có: −xM≤x≡≤xN⇔−5,5≤3,36n≤16,8⇔−1,6≤n≤5
Có 7 giá trị n nguyên ứng với 7 vạch trùng nhau của hai bức xạ trong đoạn MN, tại N là một vân trùng.
Ví dụ 2: [Trích đề thi THPT QG năm 2008] Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y-âng khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,2 m. Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng hỗn hợp gồm hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng 500 nm và 660 nm thì thu được hệ vân giao thoa trên màn. Biết vân sáng chính giữa (trung tâm) ứng với hai bức xạ trên trùng nhau. Khoảng cách từ vân chính giữa đến vân gần nhất cùng màu với vân chính giữa là: A. 4,9 mm B. 19,8 mm C. 9,9 mm D. 29,7 mm |
Lời giải:
Khoảng vân của bước sóng 500 nm là i1=λ1Da=0,3mm
Điều kiện để 2 vân sáng trùng nhau: k1k2=λ2λ1=660500=3325
⇒ Khoảng vân trùng: i≡=33i1=33.0,3=9,9mm
Vậy khoảng cách từ vân chính giữa đến vân gần nhất cùng màu với vân chính giữa là 9,9 mm.
Chọn C.
Ví dụ 3: [Trích đề thi THPT QG năm 2009] Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng dùng trong thí nghiệm gồm hai bức xạ có bước sóng λ1=450nm và λ2=600nm. Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm ở cùng một phía so với vân trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 5,5 mm và 22 mm. Trên đoạn MN, số vị trí vân sáng trùng nhau của hai bức xạ là: A. 4 B. 2 C. 5 D. 3 |
Lời giải:
Ta có i1=Dλ1a=1,8mm;k1k2=λ2λ1=43⇒i≡=4i1=7,2mm
⇒ Tọa độ các vị trí trùng: x≡=7,2n với n∈Z
M, N nằm cùng phía so với vân trung tâm nên xM,xN cùng dấu.
Ta có: xM≤x≡≤xN⇔5,5≤3,36n≤33,6⇔1,6≤n≤10
5,5≤x≡=7,2n≤22(n∈Z)⇒n={1,2,3}
Vậy có 3 vị trí vân sáng trùng nhau của 2 bức xạ. Chọn D.
Ví dụ 4: [Trích đề thi THPT QG năm 2012] Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai ánh sáng đơn sắc λ1,λ2 có bước sóng lần lượt là 0,48μm và 0,60μm. Trên màn quan sát, trong khoảng giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có A. 4 vân sáng λ1 và 3 vân sáng λ2 B. 5 vân sáng λ1 và 4 vân sáng λ2 C. 4 vân sáng λ1 và 5 vân sáng λ2 D. 3 vân sáng λ1 và 4 vân sáng λ2 |
Lời giải:
Tại vị trí trùng vân: k1k2=λ2λ1=0,600,48=54
⇒ số vân sáng của λ1 là: 5−1=4 và số vân sáng của λ2 là 4−1=3. Chọn A.
Ví dụ 5: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai ánh sáng đơn sắc gồm ánh sáng đỏ có bước sóng 684 nm và ánh sáng lam có bước sóng 456 nm. Trong khoảng giữa hai vân sáng có màu cùng màu với vân sáng trung tâm, nếu đếm được 6 vân sáng màu lam thì số vân sáng màu đỏ là A. 1 vân B. 3 vân C. 4 vân D. 2 vân |
Lời giải:
Điều kiện để cho sự trùng nhau của hệ hai vân sáng k1k2=λ2λ1=456684=23.
⇒ Cứ giữa hai vân sáng liên tiếp cùng màu với vân trung tâm sẽ có 2 vị trí cho vân sáng lam và 1 vị trí cho vân sáng đỏ.
⇒ Nếu giữa hai vân trùng màu với vân trung tâm không liên tiếp ta đếm được 6 vân sáng lam thì có tương ứng 3 vân đỏ (ứng với 2 khoảng vân trùng đôi). Chọn B.
Ví dụ 6: Thực hiện giao thoa ánh sáng với 2 bức xạ nhìn thấy có bước sóng λ1=0,6μm và λ2. Trên màn hứng các vân giao thoa, giữa hai vân gần nhất cùng màu với vân sáng trung tâm đếm được 13 vân sáng, trong đó số vân của bức xạ λ1 và của bức xạ λ2 lệch nhau 3 vân, bước sóng của λ2 là A. 0,72μm B. 0,4μm C. 0,54μm D. 0,45μm |
Lời giải:
Gọi n1 và n2 lần lượt là số vân sáng quan sát được trên màn của hai bức xạ
Ta có {n1+n2=13n2−n1=3⇒{n1=5n2=8
⇒ Vị trí trùng nhau gần nhất với vân trung tâm ứng với vân sáng bậc 6 của bức xạ λ1 và vân sáng bậc 9 của bức xạ λ2. Ta có k1k2=λ2λ1⇔69=λ20,6⇒λ2=0,4μm. Chọn B.
Ví dụ 7: [Trích đề thi THPT QG năm 2010] Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc, trong đó bức xạ màu đỏ có bước sóng λd=720nm và bức xạ màu lục có bước sóng λlục (có giá trị trong khoảng từ 500 nm đến 575 nm). Trên màn quan sát, giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có 8 vân sáng màu lục. Giá trị của λlục là A. 500 nm B. 520 nm C. 540 nm D. 560 nm |
Lời giải:
Tọa độ 2 vân sáng trùng nhau khi: xsluc=xsd⇔k.Dλluca=k′.Dλda⇔λluc=k′kλd
Do trên màn quan sát, giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có 8 vân sáng màu lục nên k=9⇒λluc=k′.0,729
Do 0,5≤λluc≤0,575⇒6,25≤k′≤7,18⇒k′=7⇒λluc=7.0,729=0,56μm. Chọn D.
Ví dụ 8: Trong thí nghiệm Yang, chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1=0,4μm và λ2=0,6μm. Trên màn quan sát, gọi M và N là hai điểm nằm ở hai phía so với vân trung tâm mà M là vị trí của vân sáng bậc 11 của bức xạ λ1; N là vị trí vân sáng bậc 13 của bức xạ λ2. Số vân sáng quan sát được trên đoạn MN là A. 43 vân B. 40 vân C. 42 vân D. 48 vân |
Lời giải:
Xét tỉ số i2i1=λ2λ1=0,60,4=1,5
+) Vị trí M là vân sáng thứ 11 của bức xạ λ1⇒xM=11.i1=11.i21,5=7,3.i2
+) Vị trí N là vân sáng thứ 13 của bức xạ λ2⇒xN=−13.i2=−11.1,5.i1=−16,5.i1
(do M, N nằm ở hai phía so với vân trung tâm nên xM,xN trái dấu) ⇒{−16,5≤kM≤11−13≤kN≤7,3
⇒ Trên đoạn MN có 28 vân sáng của mỗi bức xạ λ1 và có 21 vân sáng của bức xạ λ2.
+) Xác định số vân sáng trùng nhau, mỗi vị trí trùng nhau được tính là một vân sáng. Để hai vân trùng nhau thì x1=x2⇔k1k2=λ2λ1=32
Từ O đến N sẽ có 4 vị trí trùng nhau, từ O đến M sẽ có 2 vị trí trùng nhau.
Số vân sáng quan sát được là 21+28−6=43. Chọn A.
Ví dụ 9: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe hẹp cách nhau 1 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là 1 m. Chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1=0,5μm và λ2=0,75μm. Tại M là vân sáng bậc 3 của bức xạ λ1 và tại N là vân sáng bậc 6 của bức xạ λ2. Số vân sáng trong khoảng giữa M và N là A. 8 vân B. 9 vân C. 7 vân D. 6 vân |
Lời giải:
Ta có 0,5k1=0,75k2⇒k1k2=32
⇒ các cặp trùng nhau (k1,k2)=(0,0);(3,2);(6,4);(9,6);…
Tại M: 30,5Da=k20,75Da⇒k2=2⇒M:(k1,k2)=(3,2)
Tại N: k10,5Da=60,75Da⇒k1=9⇒N:(k1,k2)=(9,6)
Trong “khoảng” MN có: 5 cực địa của 1 ứng với k1=4,5,6,7,8
3 cực đại của 2 ứng với k2=3,4,5
1 vân trùng (6,4)
⇒ Số vân sáng trong “khoảng” MN là: 5+3−1=7. Chọn C.
Ví dụ 10: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y-âng, cố định màn ảnh, mặt phẳng chứa hai khe sáng rồi tiến hành hai lần thí nghiệm như sau: - Lần 1: Chiếu hai khe ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1=0,6μmthì trên màn quan sát, ta thấy có 6 vân sáng liên tiếp cách nhau 9 mm. - Lần 2: Chiếu hai khe bằng ánh sáng đa sắc gồm hai bức xạ có bước sóng λ1 và λ2 thì người ta thấy tại M cách vân trung tâm 10,8 mm có một vân sáng trung tâm, trong khoảng giữa M và vân sáng trung tâm còn có 2 vân sáng có màu giống vân trung tâm. Bước sóng của bức xạ λ2 là A. 0,65μm B. 0,4μm C. 0,76μm D. 0,38μm |
Lời giải:
Lần 1: 6 vân sáng liên tiếp dài 9mm⇒5i1=9⇒i1=1,8mm⇒Da=iλ=1,8.10−30,6.10−6=3000
Lần 2: 10,8 mm là khoảng cách giữa 1 vân trùng đến vân trung tâm, giữa đó còn có 2 vân trùng nữa nên 10,8 mm ứng với 3 khoảng vân trùng iT=10,83=3,6mm.
Gọi k2 là bậc sáng của λ2 tại đó 2 vân sáng trùng nhau lần đầu tiên: iT=k2i2=k2.3000.λ2=3,6.10−3
⇒k=1,2.10−6λ2(1)
Thay 4 đáp án vào (1), thấy λ2=0,4.10−6m thì k=3 nguyên (thỏa mãn). Chọn B.
Ví dụ 11: Một nguồn sáng điểm nằm cách đều hai khe Yâng và phát ra đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 và λ2. Khoảng vân của ánh sáng đơn sắc λ1 là 2mm. Trong khoảng rộng L=3,2cm trên màn, đếm được 25 vạch sáng, trong đó có 5 vạch là kết quả trùng nhau của hai hệ vân; biết rằng hai trong năm vạch trùng nhau nằm ngoài cùng của khoảng L. Số vân sáng của ánh sáng λ2 quan sát được trên màn là A. 12 vân B. 8 vân C. 11 vân D. 10 vân |
Lời giải:
Do khoảng cách giữa hai vân sáng kề nhau bằng khoảng vân i, nên nếu trên trường giao thoa rộng L mà có hai vân sáng nằm ở hai đầu thì trường đó sẽ được phủ kín bởi các khoảng vân i, số khoảng vân được cho bởi N=L2 và số vân sáng quan sát được trên trường là N′=N+1.
Số vân sáng đếm được trên trường (các vân trùng nhau chỉ tính một vân) là 25 vân, trong 25 vân này có 5 vạch trùng nhau nên số vân thực tế là kết quả giao thoa của hai bức xạ là 30 vân sáng.
Số khoảng vân ứng với bước sóng λ1 là N1=Li1=232=16
⇒ số vân sáng ứng với λ1 là N1′=17 vân
Khi đó, số vân sáng ứng với bước sóng λ2 là N2′=30−17=13 vân
Số vân sáng của ánh sáng λ2 quan sát được trên màn là 13−5=8 vân
Vậy λ2=0,4μm. Chọn B.
Điều kiện để hai vạch tối trùng nhau:
x=(2m1−1)i12=(2m2−1)i22⇒2m1−12m2−1=i2i1=λ2λ1= phân số tối giản =bc
(Dĩ nhiên, b và c là các nguyên dương lẻ thì mới có thể có vân tối trùng với vân tối)
⇒{2m1−1=b(2n−1)2m2−1=c(2n−1)(n∈Z)⇒
⇒{xmin=bi12=ci22khin=1Δx=xn+1−xn=bi1=ci2
Trong đó, xmin là khoảng cách từ O đến vị trí trùng gần nhất và Δx là khoảng cách giữa hai vị trí trùng liên tiếp (i≡). Trường hợp này Δx=2xmin hay xmin=Δx2.
i2i1=λ2λ1= phân số tối giản =bc⇒i≡=bi1=ci2
Vì tại gốc tọa độ không phải là vị trí vân tối trùng và nó cách vị trí trùng gần nhất là xmin=0,5i≡
⇒ Tọa độ các vị trí trùng:x=(n−0,5)i≡ với n∈Z.
x=k1i1=(2m2−1)i22⇒k2m2−1=0,5i2i1=0,5λ2λ1= phân số tối giản =bc
(Dĩ nhiên, c là số nguyên dương lẻ thì mới có thể có vân sáng của λ1 trùng với vân tối của λ2).
⇒{k1=b(2n−1)2m2−1=c(2n−1)(n∈Z)⇒
⇒{xmin=bi1=ci22khin=1Δx=xn+1−xn=2bi1=ci2
Trong đó, xmin là khoảng cách từ O đến vị trí trùng gần nhất và Δxlà khoảng cách giữa hai vị trí trùng liên tiếp (i≡). Trường hợp này Δx=2xmin hay xmin=Δx2
- Vân tối của λ2 trùng với vân sáng λ1;
i22i1=λ22λ1= phân số tối giản =bc⇒i≡=2bi1=ci2
Vì tại gốc tọa độ cách vị trí trùng gần nhất là xmin=0,5i≡
⇒ Tọa độ các vị trí trùng: x=(n−0,5)i≡ với n∈Z.
- Vân tối của λ1 trùng với vân sáng λ2:
i12i2=λ12λ2= phân số tối giản =bc⇒i≡=2bi2=ci1
Vì tại gốc tọa độ cách vị trí trùng gần nhất là: xmin=0,5i≡
⇒ Tọa độ các vị trí trùng: x=(n−0,5)i≡ với n∈Z.
Chú ý: Nếu bề rộng trường giao thoa đủ lớn:
Luôn tồn tại vị trí để hai vân sáng của hai hệ trùng nhau.
i2i1=λ2λ1= phân số tối giản =bc
+) Nếu b và c đều là số lẻ thì sẽ có vị trí vân tối trùng nhau và không có vị trí vân sáng trùng vân tối.
+) Nếu b chẵn và c lẻ thì sẽ có vị trí vân sáng hệ 1 trùng vân tối hệ 2, không có vị trí vân tối trùng nhau và không có vị trí vân sáng hệ 2 trùng vân tối hệ 1.
+) Nếu b lẻ và c chẵn thì sẽ có vị trí vân sáng hệ 2 trùng vân tối hệ 1, không có vị trí vân tối trùng nhau và không có vị trí vân sáng hệ 1 trùng vân tối hệ 2.
Ví dụ 12: Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là 1,50mm và 2,25mm. Tại hai điểm gần nhau nhất trên màn là M và N thì các vân tối của hai bức xạ trùng nhau. Tính MN. A. 5,75 mm B. 6,75 mm C. 4,5 mm D. 3,0 mm |
Lời giải:
Ta có i2i1=2,251,50=32⇒i≡=3i1=2i2=3.1,50=4,5mm
Khoảng cách giữa hai vân tối trùng nhau gần nhau nhất bằng khoảng vân trùng nhau bằng 4,5 mm.
Chọn C.
Ví dụ 13: Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là i1=0,5mm và i2=0,7mm. Khoảng cách gần nhất từ vị trí trên màn có 2 vân tối trùng nhau đến vân trung tâm là A. 0,75 mm B. 1,75 mm C. 3,5 mm D. 1,5 mm |
Lời giải:
Ta có i2i1=0,70,5=75⇒i≡=7i1=5i2=7.0,5=3,5mm
Vì tại gốc tọa độ O là vân sáng trùng và O cách vị trí trùng gần nhất là xmin=0,5i≡=1,75mm.
Chọn B.
Ví dụ 14: Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc khoảng vân giao thoa lần lượt là 0,20 mm và 0,15 mm. Lập công thức xác định vị trí trùng nhau của các vân tối của hai bức xạ trên màn (n là số nguyên). A. x=0,6.n+0,3mm B. x=0,8.n+0,3mm C. x=1,05.n+0,525mm D. x=0,6.nmm |
Lời giải:
Cách 1: Điều kiện để 2 vân tối trùng nhau:
xt≡=(2m1+1).0,202=(2m2+1).0,152mm
⇒2m1+12m2+1=34⇒{2m1+1=3(2n+1)2m2+1=4(2n+1)⇒xt≡=3(2n+1).0,202=0,6n+0,3mm
Cách 2: i2i1=0,150,20=34⇒it≡=is≡=3i1=4i2=0,6mm
Vì tại gốc tọa độ O không phải là vị trí vân tối trùng và O cách vị trí trùng gần nhất là xtmin=0,5i≡=0,6mm
⇒ Tọa độ các vị trí tối trùng: xt≡=(n+0,5)i≡=0,6n+0,3mm (với n là số nguyên). Chọn A.
Ví dụ 15: Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là i1=0,5mm và i2=0,4mm. Hai điểm M và N trên màn mà tại các điểm đó hệ 1 cho vân sáng và hệ 2 cho vân tối. Khoảng cách MN nhỏ nhất là A. 2 mm B. 1,2 mm C. 0,8 mm D. 0,6 mm |
Lời giải:
Điều kiện để vân sáng hệ 1 trùng với vân tối hệ 2 là: x=k1i1=(2m2+1)0,5i2
⇒k12m2+1=0,5i2i1=0,5.0,40,5=25⇒{k1=2(2n+1)2m2+1=5(2n+1)
⇒x=2(2n+1)0,5⇒xn+1−xn=2mm
Vân tối của λ2 trùng với vân sáng λ1:
i22i1=0,42.0,5=25⇒i≡=2.2i1=5i2=2.2.0,5=2(mm)=Δx=MN. Chọn A.
Ví dụ 16: Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là i1=0,5mm và i2=0,3mm. Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm ở cùng một phía so với vân trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 2,25 mm và 6,75 mm. Trên đoạn MN, số vị trí vân tối trùng nhau của hai bức xạ là A. 6 vân B. 5 vân C. 3 vân D. 4 vân |
Lời giải:
Ta có i2i1=0,50,3=53⇒i≡=5i1=3i2=5.0,3=1,5mm
Vì tại gốc tọa độ O không phải là vị trí vân tối trùng và O cách vị trí trùng gần nhất là
xmin=0,5i≡=0,75mm
⇒ Tọa độ các vị trí trùng: x=(n+0,5)i≡=1,5n+0,75mm với n∈Z
Các vị trí trùng trong đoạn MN là số các giá trị n nguyên thỏa mãn:
xM≤x≤xN⇔2,25≤1,5n+0,75≤6,75
⇒1≤n≤4⇒n={1,2,3,4}
Có 4 giá trị n nguyên ứng với 4 vị trí vân tối trùng nhau của 2 bức xạ. Chọn D.
Ví dụ 17: Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc khoảng vân giao thoa trên màn lần lượt là i1=0,8mm và i2=0,6mm. Biết bề rộng trường giao thoa là 9,6 mm. Trên trường giao thoa, số vị trí mà vân sáng hệ 2 trùng với vân tối hệ 1 là A. 6 vân B. 5 vân C. 3 vân D. 4 vân |
Lời giải:
Điều kiện để vân tối của λ1 trùng với vân sáng λ2 là
i12i2=0,82.0,6=23⇒i≡=2.2i2=3i1=2.2.0,6=2,4(mm)
Vì tại gốc tọa độ cách vị trí trùng gần nhất là: xmin=0,5i≡=1,2mm
⇒ Tọa độ các vị trí trùng: x=(n−0,5)i≡=2,4n−1,2 với n∈Z
Các vị trí trùng trong đoạn MN là số các giá trị n nguyên thỏa mãn:
−L2≤2,4n−1,2≤L2⇔−4,8≤2,4n−1,2≤4,8
⇒−1,5≤n≤2,5⇒n={−1,0,1,2}
Có 4 giá trị n nguyên ứng với 4 vị trí mà vân sáng hệ 2 trùng với vân tối hệ 1. Chọn D
- Khi hai nguồn giao thoa phát đồng thời ba bức xạ thì trên màn quan sát có thể thấy ba loại vân:
+) Vân đơi: vân có màu ứng với bức xạ 1, 2, và 3.
+) Vân trùng đôi: ba màu trộn 1-2, 2-3, 1-3.
+) Vân trùng ba: màu vân trung tâm. Cứ sau mỗi quãng lại có sự trùng nhau của ba vân sáng, khi đó ta có một vân trùng màu với vân trung tâm.
- Tại vị trí ba vân sáng trùng nhau thì:
x≡3=k1.i1=k2.i2=k3.i3(k1,k2,k3∈Z)⇔k1.λ1=k2.λ2=k3.λ3(1)
+) Nguyên hóa và tối giản (1)⇒k1.a=k2.b=k3.c
+) Tìm bội số chung nhỏ nhất BSCNN X của a, b, c.
Suy ra, một số kết quả sau:
+) Khoảng vân trùng ba: i≡3=Xai1=Xbi2=Xai3
+) Vị trí các vân trùng ba trên màn: x≡3=k.i≡3(k∈Z)
+) Tổng các vị trí trùng ba trên đoạn MN bằng số các giá trị k nguyên thỏa mãn:
xN≤x≡3=k.i≡3≤xM
+) Tổng vân quan sát được (trùng tính bằng một) trong khoảng MN bất kỳ:
N =∑∑ˆoi 2×∑ba
Ví dụ 18: Trong thí nghiệm giao thoa khe Y-âng, cho giao thoa đồng thời ba ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1=0,4μm;λ2=0,5μm;λ3=0,6μm. Biết khoảng cách giữa hai khe là 0,8 mm và khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe tới màn bằng 1,2 m. Khoảng cách giữa hai vân sáng gần nhau nhất có cùng màu với vân sáng trung tâm là A. 6 mm B. 8 mm C. 4 mm D. 9 mm |
Lời giải:
Khoảng vân của bức xạ i1=λ1Da=0,4.10−61,20,8.10−3=0,6.10−3m=0,6mm
Điều kiện trùng ba: x≡3=k1.i1=k2.i2=k3.i3(k1,k2,k3∈Z)⇔k1.λ1=k2.λ2=k3.λ3
⇔0,4k1=0,5k2=0,6k3
⇔k1=54k2=64k3 (nguyên hóa chia cả 3 vế cho 0,4)
⇔4k1=5k2=6k3 BSCNN X(4,5,6)=60
Khoảng cách giữa hai vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân trung tâm là khoảng vân trùng ba:
i≡3=Xai1=604.0,6=9mm. Chọn D.
Ví dụ 19: [Trích đề thi THPT QG năm 2016] Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát ra đồng thời ba bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là: 0,4μm;0,5μm;0,6μm. Trên màn, trong khoảng giữa hai vân sáng liên tiếp cùng màu với vân trung tâm, số vị trí mà ở đó chỉ có một bức xạ cho vân sáng là A. 27 B. 14 C. 34 D. 20 |
Lời giải:
Ta có: λ1:λ2:λ3=4:5:6
⇒BCNN(4;5;6)=60;BCNN(4;5)=20;BCNN(5;6)=30;BCNN(4;6)=12.
Số vân sáng trong cả khoảng (kể cả vị trí vân trùng của 3 bức xạ), không kể vân trung tâm:
Của bức xạ λ1 là: N1=604=15; Của bức xạ λ2 là: N2=605=12; Của bức xạ λ3 là: N3=606=10
Của bức xạ λ1;λ2 là: N12=6020=3; tương tự N13=6012=5;N12=6030=2 và N123=1.
Vậy có: N=N1+N2+N3−2(N12+N23+N13)+3N123=20 số vân đơn sắc trong khoảng giữa 2 vân trùng của ba bức xạ. Chọn D.
Ví dụ 20: Trong thí nghiệm khe Y-âng về giao thoa ánh sáng, sử dụng đồng thời ba bức xạ đơn sắc có bước sóng là λ1=0,42μm,λ2=0,56μm và λ3. Trên màn, trong khoảng giữa hai vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân trung tâm, ta thấy có 2 vạch sáng là sự trùng nhau của hai vân sáng λ1 và λ2 và thấy có 3 vạch sáng là sự trùng nhau của hai vân sáng λ1 và λ3. Bước sóng λ3 có thể là giá trị nào dưới đây? A. 0,60μm B. 0,65μm C. 0,76μm D. 0,63μm |
Lời giải:
Điều kiện trùng ba: x≡3=k1.i1=k2.i2=k3.i3(k1,k2,k3∈Z)⇔k1.λ1=k2.λ2=k3.λ3
⇔0,42k1=0,56k2=λ3k3⇔3k1=4k2=…k3
Các cặp trùng nhau của bức xạ 1 và 2 là: (0,0);(4,3);(8,6);(12,9);…
(0,0) là cặp vân trung tâm trùng ba, trong khoảng hai vân sáng cùng màu vân trung tâm (vân trùng ba) có 2 vân trùng màu 1 và 2 nên cặp (12,9) là cặp trùng ba tiếp theo.
Giữa cặp (0,0,0) và (12,9,c) có 3 vân trùng đôi của 1 và 3 nên cặp trùng đôi đầu tiên của 1 và 3 là
(3,k)⇒3i1=ki3⇔3λ1=kλ3⇒k=3λ1λ3=3.0,42λ3(∗)
Thay 4 đáp án đề cho vào (*), thấy với λ3=0,63μm thì k=2∈Z thỏa mãn. Chọn D.
Ví dụ 21: Trong thí nghiệm khe Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát ra đồng thời ba ánh sáng đơn sắc có bước sóng lần lượt: 0,40μm (màu tím), 0,48μm (màu lam) và 0,72μm (màu đỏ). Giữa 2 vân sáng liên tiếp có màu giống như màu của vân trung tâm có số vân có màu đơn sắc lam và vân có màu đơn sắc đỏ là A. 11 vân lam, 5 vân đỏ B. 10 vân lam, 4 vân đỏ C. 8 vân lam, 4 vân đỏ D. 9 vân lam, 5 vân đỏ |
Lời giải:
Vị trí 3 vân trùng nhau (có màu giống vân trung tâm) x≡3=ktλtDa=kℓλℓDa=kdλdDa
⇒ktλt=kℓλℓ=kdλd⇔0,4kt=0,48kℓ=0,72kd⇔5kt=6kℓ=9kd
BSCNN(5,6,9)=90⇒kt=18,kℓ=15;kd=10 (3 bộ số trùng nhau đầu tiên)
Lại có: kℓλℓ=kdλd⇔0,48kℓ=0,72kd⇔kℓkd=32;64;96;128;1510
kℓλℓ=ktλt⇔0,48kℓ=0,4kt⇔kℓkt=56;1012;1518
ktλt=kdλd⇔0,4kt=0,72kd⇔ktkd=95;1810
⇒ Giữa hai cặp vân trùng ba liên tiếp (0,0,0) và (18,15,10) có:
4 cặp lam đỏ trùng nhau; 2 cặp lam tím trùng nhau; 1 cặp tím đỏ trùng nhau
⇒ Vân màu lam =14−4−2=8
Vân màu đỏ =9−4−1=4. Chọn C.
Ví dụ 22: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng. Lần thứ nhất, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 2 loại bức xạ λ1=0,5μm và λ2 với 0,68μm<λ2<0,72μm, thì trong khoảng giữa hai vạch sáng gần nhau nhất cùng màu với vạch sáng trung tâm có 4 vân sáng màu đỏ λ2. Lần thứ 2, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 3 loại bức xạ λ1,λ2 và λ3 với λ3=67λ2, khi đó trong khoảng giữa 2 vạch sáng gần nhau nhất và cùng màu với vạch sáng trung tâm có bao nhiêu vạch sáng đơn sắc? A. 74 B. 104 C. 89 D. 59 |
Lời giải:
Xét lần thứ nhất:
Tại vị trí vân sáng cùng màu vân trung tâm: k1.0,5=5.λ2⇒λ2=k110
⇒0,68≤λ2=k110≤0,72
⇒6,8≤k1≤7,2⇒k1=7⇒λ2=0,7 μm⇒λ3=0,6μm
Xét lần thứ hai:
Tại vị trí các vân sáng trùng nhau: k1.0,5=k2.0,7=k3.0,6⇔5k1=7k2=6k3
BSCNN(5,7,6)=210⇒k1=42n,k2=30n,k3=35n
+) Trong khoảng giữa hai vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân sáng trung tâm có 41 vân của λ1, 29 vân λ2, 34 vân λ3.
+) Các cặp trùng nhau của λ1 và λ2:
k1 |
0 |
7 |
14 |
21 |
28 |
35 |
42 |
k2 |
0 |
5 |
10 |
15 |
20 |
25 |
30 |
⇒ Giữa 2 vân trùng ba có 5 cặp 1, 2 trùng nhau.
+) Các cặp trùng nhau của λ2 và λ3:
k2 |
0 |
6 |
12 |
18 |
24 |
30 |
k3 |
0 |
7 |
14 |
21 |
28 |
35 |
⇒ Giữa 2 vân trùng ba có 4 cặp 2, 3 trùng nhau.
+ Các cặp trùng nhau của λ1 và λ3:
k1 |
0 |
6 |
12 |
18 |
24 |
30 |
36 |
42 |
k3 |
0 |
5 |
10 |
15 |
20 |
25 |
30 |
35 |
⇒ Giữa 2 vân trùng ba có 6 cặp 1, 3 trùng nhau.
⇒ Tổng số vân đơn sắc giữa 2 vạch trùng ba là: 41+29+34−5−4−6=89. Chọn C.
Ví dụ 23: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát đồng thời ba bức xạ có bước sóng lần lượt λ1=0,45μm,λ2=0,6μm,λ3=0,75μm. Trên màn quan sát, trong khoảng giữa hai vân liên tiếp cùng màu với vân sáng trung tâm, số vân tối trùng nhau của các bức xạ là A. 7 B. 5 C. 4 D. 6 |
Lời giải:
3 vân sáng trùng nhau, có: 0,45k1=0,6k2=0,75k3⇔3k1=4k2=5k3
BSCNN(3,4,5)=60⇒ Bội 3 vân sáng trùng nhau là: (k1,k2,k3)=(0,0,0);(20,15,12);…
Tìm số bức xạ tối trùng nhau trong khoảng 2 vân sáng trùng ba vừa tìm:
+) Bức xạ 1 và 2 cho vân tối trùng nhau, có: 0,45(k1+0,5)=0,6(k2+0,5)⇒k1=43k2+16
Sử dụng máy tính: mode + 7, cho k2 chạy từ 0 đến 15 thì không được giá trị nguyên nào của k1 ⇒ không cho vân tối trùng nhau.
+) Bức xạ 1 và 3 cho vân tối trùng nhau, có: 0,45(k1+0,5)=0,75(k3+0,5)⇒k1=53k3+13
Sử dụng máy tính: mode + 7, cho k3 chạy từ 0 đến 12, ta được 4 vân tối trùng nhau.
k1 |
2 |
1 |
12 |
17 |
22 |
k3 |
1 |
4 |
7 |
10 |
13 |
+) Bức xạ 2 và 3 cho vân tối trùng nhau, có: 0,6(k2+0,5)=0,75(k3+0,5)⇒k2=54k3+18
Sử dụng máy tính: mode + 7, cho k3 chạy từ 0 đến 12 thì không được giá trị nguyên nào của k2
⇒ không cho vân tối trùng nhau ⇒ Tổng có 4 vân tối trùng nhau. Chọn C.
Ví dụ 24: Trong thí nghiệm Y-âng, cho 3 bức xạ λ1=400nm,λ2=500nm,λ3=600nm. Trên màn quan sát ta hứng được hệ vân giao thoa trong khoảng giữa 3 vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân sáng trung tâm, ta quan sát được số vân sáng là: A. 54 B. 35 C. 55 D. 34 |
Lời giải:
Ta có k1k2=i2i1=54=1512,k1k3=i3i1=32=1510⇒i123=15i1=12i2=10i3
Trong khoảng giữa 3 vân sáng cùng màu với vân trung tâm
Số vân sáng của bức xạ 1 là: N1=2i123i1−1=30i1i1−1=29
Số vân sáng của bức xạ 2 là: N2=2i123i2−1=24i2i2−1=23
Số vân sáng của bức xạ 3 là: N3=2i123i3−1=20i3i3−1=19
Số vân trùng của bức xạ 1, 2 là N12=2i123i12−1=30i15i1−1=5
Số vân trùng của bức xạ 1, 3 là N13=2i123i13=30i13i1−1=9
Số vân trùng của bức xạ 2, 3 là k2k3=i3i2=65⇒i23=6i2⇒N23=2i123i23−1=24i26i2−1=3
Số vân trùng của bức xạ 1,2,3 là N123=1
Số vân sáng quan sát được N=N1+N2+N3−N12−N13−N23+N123=55. Chọn C.
Ví dụ 25: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng. Lần thứ nhất, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 2 loại bức xạ λ1=0,56μm và λ2 với 0,67μm<λ2<0,74μm, thì trong khoảng giữa hai vạch sáng gần nhau nhất cùng màu với vạch sáng trung tâm có 6 vân sáng màu đỏ λ2. Lần thứ 2, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 3 loại bức xạ λ1,λ2 và λ3 với λ3=712λ2, khi đó trong khoảng giữa 2 vạch sáng gần nhau nhất và cùng màu với vạch sáng trung tâm còn có bao nhiêu vạch sáng đơn sắc khác? A. 25 B. 23 C. 21 D. 19 |
Lời giải:
Ta có i1i2=k2k1⇔itr=k1i1=k2i2⇔k1.0,56=7λ2⇒λ2=0,72μm(k1=9)
⇒λ3=712λ2=0,42μm⇒k1k2=i2i1=97,k1k3=i3i1=34=912⇒N1=8,N2=6,N3=11
Mặt khác ta có: {N12=0N13=1 và k2k3=i3i3=712⇒N23=0
Số vân sáng đơn sắc là Nds=N1+N2+N3−2(N12+N13+N23)+N123=23 . Chọn B.
VẬT LÝ LỚP 12