Bài tập 1: Tìm nguyên hàm của hàm số $f\left( x \right)=3x+cos3x$
A. $3\left( 1+\sin 3x \right)+C$. B. $\frac{3{{x}^{2}}}{2}+\frac{\sin 3x}{3}+C$. C. $\frac{3{{x}^{2}}}{2}-\frac{\sin 3x}{3}+C$. D. $3{{x}^{2}}+\sin 3x+C$. |
Lời giải chi tiết
Ta có: $\int{\left( 3x+cos3x \right)}=\frac{3{{x}^{2}}}{2}+\frac{\sin 3x}{3}+C$. Chọn B.
Bài tập 2: Tìm nguyên hàm của hàm số $f\left( x \right)={{2}^{x}}+{{e}^{x}}$
A. ${{2}^{x}}\ln 2+{{e}^{x}}+C$. B. $\frac{{{2}^{x}}}{\ln 2}+{{e}^{x}}+C$. C. ${{2}^{x+1}}+{{e}^{x+1}}+C$. D. $\frac{{{2}^{x+1}}+{{e}^{x+1}}}{x+1}+C$. |
Lời giải chi tiết
Ta có: $\int{\left( {{2}^{x}}+{{e}^{x}} \right)}dx=\int{{{2}^{x}}}dx+\int{{{e}^{x}}}dx=\frac{{{2}^{x}}}{\ln 2}+{{e}^{x}}+C$. Chọn B.
Bài tập 3: Tìm nguyên hàm của hàm số $f\left( x \right)={{x}^{2}}.\sqrt{x}+\frac{1}{\sqrt[3]{{{x}^{2}}}}$ trên khoảng $\left( 0;+\infty \right)$
A. $\frac{2}{7}\sqrt{{{x}^{7}}}+3\sqrt[3]{x}+C$. B. $\frac{7}{2}\sqrt{{{x}^{7}}}+\frac{1}{3}\sqrt[3]{x}+C$. C. $\frac{2}{5}\sqrt{{{x}^{5}}}+3\sqrt[3]{x}+C$. D. $\frac{5}{2}\sqrt{{{x}^{5}}}+\frac{1}{3}\sqrt[3]{x}+C$. |
Lời giải chi tiết
Với $x\in \left( 0;+\infty \right)$ ta có: $\int{\left( {{x}^{2}}.\sqrt{x}+\frac{1}{\sqrt[3]{{{x}^{2}}}} \right)}dx=\int{{{x}^{2}}.\sqrt{x}}dx+\int{\frac{dx}{\sqrt[3]{{{x}^{2}}}}}$
$=\int{{{x}^{2}}}.{{x}^{\frac{1}{2}}}dx+\int{{{x}^{\frac{-2}{3}}}dx}=\int{{{x}^{\frac{5}{2}}}dx}+\int{{{x}^{\frac{-2}{3}}}dx}=\frac{2}{7}\sqrt{{{x}^{7}}}+3\sqrt[3]{x}+C$. Chọn A.
Bài tập 4: [Đề thi THPT Quốc gia 2017] Tìm nguyên hàm của hàm số $f\left( x \right)=\frac{1}{5x-2}$
A. $\frac{1}{5}\ln \left| 5x-2 \right|+C$. B. $-\frac{1}{2}\ln \left| 5x-2 \right|+C$. C. $5\ln \left| 5x-2 \right|+C$. D. $\ln \left| 5x-2 \right|+C$. |
Lời giải chi tiết
Ta có $\int{\frac{1}{5x-2}dx=\frac{1}{5}\int{\frac{d\left( 5x-2 \right)}{5x-2}=}}\frac{1}{5}\ln \left| 5x-2 \right|+C$. Chọn A.
Bài tập 5: Tìm nguyên hàm của hàm số $f\left( x \right)={{x}^{2}}+\sin \left( 3x+1 \right)$
A. $\frac{{{x}^{3}}}{3}+\frac{cos\left( 3x+1 \right)}{3}+C$. B. $\frac{{{x}^{3}}}{3}-\frac{cos\left( 3x+1 \right)}{3}+C$. C. $3{{x}^{2}}+3cos\left( 3x+1 \right)+C$. D. ${{x}^{3}}-3cos\left( 3x+1 \right)+C$. |
Lời giải chi tiết
Ta có: $\int{\left[ {{x}^{2}}+\sin \left( 3x+1 \right) \right]}dx=\int{{{x}^{2}}}dx+\int{\sin \left( 3x+1 \right)}dx$
$=\frac{{{x}^{3}}}{3}+\frac{1}{3}\int{\sin \left( 3x+1 \right)d\left( 3x+1 \right)}=\frac{{{x}^{3}}}{3}-\frac{cos\left( 3x+1 \right)}{3}+C$. Chọn B.
Bài tập 6: Tìm nguyên hàm của hàm số $f\left( x \right)=\frac{1}{\sqrt{x}}+{{e}^{-2x}}$
A. $\frac{\sqrt{x}}{2}-\frac{1}{2{{e}^{2x}}}+C$. B. $\frac{\sqrt{x}}{2}+\frac{1}{2{{e}^{2x}}}+C$. C. $2\sqrt{x}+\frac{1}{2{{e}^{2x}}}+C$. D. $2\sqrt{x}-\frac{1}{2{{e}^{2x}}}+C$. |
Lời giải chi tiết
Ta có: $\int{f\left( x \right)}=\int{\frac{dx}{\sqrt{x}}}+\int{{{e}^{-2x}}}dx=2\int{\frac{dx}{2\sqrt{x}}}-\frac{1}{2}\int{{{e}^{-2x}}}d\left( -2x \right)$
$=2\sqrt{x}-\frac{{{e}^{-2x}}}{2}+C=2\sqrt{x}-\frac{1}{2{{e}^{2x}}}+C$. Chọn D.
Bài tập 7: Tìm nguyên hàm của hàm số $f\left( x \right)={{\left( 2x+1 \right)}^{2019}}$
A. $\frac{{{\left( 2x+1 \right)}^{2020}}}{2020}+C$. B. $\frac{{{\left( 2x+1 \right)}^{2020}}}{4040}+C$. C. $\frac{{{\left( 2x+1 \right)}^{2020}}}{1010}+C$. D. $4038{{\left( 2x+1 \right)}^{2018}}+C$. |
Lời giải chi tiết
Ta có: $\int{f\left( x \right)}=\int{{{\left( 2x+1 \right)}^{2019}}}dx=\frac{1}{2}\int{{{\left( 2x+1 \right)}^{2019}}}d\left( 2x+1 \right)=\frac{1}{2}.\frac{{{\left( 2x+1 \right)}^{2020}}}{2020}+C=\frac{{{\left( 2x+1 \right)}^{2020}}}{4040}+C$. Chọn B.
Bài tập 8: [Đề thi THPT Quốc gia 2017] Nguyên hàm của hàm số $f\left( x \right)={{x}^{3}}+x$ là:
A. ${{x}^{4}}+{{x}^{2}}+C$. B. $3{{x}^{2}}+1+C$. C. ${{x}^{3}}+x+C$. D. $\frac{1}{4}{{x}^{4}}+\frac{1}{2}{{x}^{2}}+C$. |
Lời giải chi tiết
Ta có: $\int{f\left( x \right)}dx=\int{{{x}^{3}}dx+\int{x}}dx=\frac{1}{4}{{x}^{4}}+\frac{1}{2}{{x}^{2}}+C$. Chọn D.
Bài tập 9: Cho $F\left( x \right)$ là một nguyên hàm của hàm số $f\left( x \right)=2cos3x-{{3}^{x-1}}$ thỏa mãn $F\left( 0 \right)=0$. Tìm $F\left( x \right)$
A. $F\left( x \right)=\frac{2\sin 3x}{3}-\frac{{{3}^{x-1}}}{\ln 3}+\frac{1}{3\ln 3}$. B. $F\left( x \right)=-\frac{2\sin 3x}{3}-\frac{{{3}^{x-1}}}{\ln 3}+\frac{1}{3\ln 3}$. C. $F\left( x \right)=\frac{2\sin 3x}{3}-\frac{{{3}^{x}}}{\ln 3}+\frac{1}{3\ln 3}$. D. $F\left( x \right)=-\frac{2\sin 3x}{3}-\frac{{{3}^{x}}}{\ln 3}+\frac{1}{3\ln 3}$. |
Lời giải chi tiết
Ta có: $F\left( x \right)=\int{f\left( x \right)dx}=\int{2cos3xdx}-\int{{{3}^{x-1}}}dx=\frac{2\sin 3x}{3}-\frac{1}{3}\int{{{3}^{x}}dx=}=\frac{2\sin 3x}{3}-\frac{{{3}^{x}}}{3\ln 3}+C$
Mặt khác $F\left( 0 \right)=0\Rightarrow -\frac{1}{3\ln 3}+C=0\Leftrightarrow C=\frac{1}{3\ln 3}$
Vậy $F\left( x \right)=\frac{2\sin 3x}{3}-\frac{{{3}^{x}}}{3\ln 3}+\frac{1}{3\ln 3}$. Chọn A.
Bài tập 10: [Đề thi THPT Quốc gia 2017] Cho $F\left( x \right)$ là một nguyên hàm của hàm số $f\left( x \right)={{e}^{x}}+2x$ thỏa mãn $F\left( 0 \right)=\frac{3}{2}$. Tìm $F\left( x \right)$.
A. $F\left( x \right)={{e}^{x}}+{{x}^{2}}+\frac{3}{2}$. B. $F\left( x \right)=2{{e}^{x}}+{{x}^{2}}-\frac{1}{2}$. C. $F\left( x \right)={{e}^{x}}+{{x}^{2}}+\frac{5}{2}$. D. $F\left( x \right)={{e}^{x}}+{{x}^{2}}+\frac{1}{2}$. |
Lời giải chi tiết
Ta có $F\left( x \right)=\int{\left( {{e}^{x}}+2x \right)dx={{e}^{x}}+{{x}^{2}}+C}$
Mà $F\left( 0 \right)=\frac{3}{2}\Rightarrow 1+C=\frac{3}{2}\Rightarrow C=\frac{1}{2}\Rightarrow F\left( x \right)={{e}^{x}}+{{x}^{2}}+\frac{1}{2}$. Chọn D.
Bài tập 11: Cho hàm số $f\left( x \right)$ xác định trên $\mathbb{R}\backslash \left\{ \frac{1}{2} \right\}$ và thỏa mãn ${f}'\left( x \right)=\frac{2}{2x-1},\,\,f\left( 0 \right)=1$ và $f\left( 1 \right)=2$. Giá trị của biểu thức $f\left( -1 \right)+f\left( 3 \right)$ bằng:
A. $4+\ln 15$. B. $2+\ln 15$. C. $3+\ln 15$. D. $\ln 15$. |
Lời giải chi tiết
Ta có: $\int{{f}'\left( x \right)dx=\ln \left| 2x-1 \right|+C}$ $\left( x\ne \frac{1}{2} \right)$ . Hàm số gián đoạn tại điểm $x=\frac{1}{2}$
Nếu $x>\frac{1}{2}\Rightarrow f\left( x \right)=\ln \left( 2x-1 \right)+{{C}_{1}}$ mà $f\left( 1 \right)=2\Rightarrow {{C}_{1}}=2$
Vậy $f\left( x \right)=\ln \left( 2x-1 \right)+2$ khi $x>\frac{1}{2}$
Tương tự $f\left( x \right)=\ln \left( 2x-1 \right)+{{C}_{2}}$ khi $x<\frac{1}{2}$ mà $f\left( 0 \right)=1\Rightarrow {{C}_{2}}=1$
Do đó $f\left( -1 \right)+f\left( 3 \right)=\ln 3+1+\ln 5+2=ln15+3$. Chọn C.
Bài tập 12: Cho hàm số $f\left( x \right)$ xác định trên $\mathbb{R}\backslash \left\{ -1 \right\}$ và thỏa mãn ${f}'\left( x \right)=\frac{3}{x+1},\,\,f\left( 0 \right)=1$ và $f\left( 1 \right)+f\left( -2 \right)=2$. Giá trị $f\left( -3 \right)$ bằng:
A. $1+2\ln 2$. B. $1-\ln 2$. C. 1. D. $2+\ln 2$. |
Lời giải chi tiết
Ta có $\int{{f}'\left( x \right)dx=3\ln \left| x+1 \right|+C}$ $\left( x\ne -1 \right)$
Nếu $x>-1\Rightarrow f\left( x \right)=3\ln \left( x+1 \right)+{{C}_{1}}$ mà $f\left( 0 \right)=1\Rightarrow {{C}_{1}}=1$
Vậy $f\left( x \right)=3\ln \left( x+1 \right)+1$ khi $x>-1$
Tương tự $f\left( x \right)=3\ln \left( -x-1 \right)+{{C}_{2}}$ khi $x<-1$
Do $f\left( 1 \right)+f\left( -2 \right)=2\Rightarrow 3\ln 2+1+{{C}_{2}}=2\Rightarrow {{C}_{2}}=1-3\ln 2$
Suy ra $f\left( -3 \right)=3\ln 2+1-3\ln 2=1$. Chọn C.
Bài tập 13: Biết rằng $F\left( x \right)=\left( a{{x}^{3}}+b{{x}^{2}}+cx+d \right){{e}^{x}}$ là một nguyên hàm của hàm số $f\left( x \right)=\left( 2{{x}^{3}}+9{{x}^{2}}-2x+5 \right){{e}^{x}}$. Tính ${{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}+{{d}^{2}}$
A. 244. B. 247. C. 245. D. 246. |
Lời giải chi tiết
Ta có: ${F}'\left( x \right)=\left( 3a{{x}^{2}}+2bx+c \right){{e}^{x}}+\left( a{{x}^{3}}+b{{x}^{2}}+cx+d \right){{e}^{x}}$
$=\left[ a{{x}^{3}}+\left( 3a+b \right){{x}^{2}}+\left( 2b+c \right)x+c+d \right]{{e}^{x}}$
Do đó $\left\{ \begin{array} {} a=2 \\ {} 3a+b=9 \\ {} 2b+c=-2 \\ {} c+d=5 \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array} {} a=2 \\ {} b=3 \\ {} c=-8 \\ {} d=13 \\ \end{array} \right.\Rightarrow {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}+{{d}^{2}}=246$. Chọn D.
TOÁN LỚP 12