Bài tập 1: [Đề thi minh họa Bộ GD{}ĐT năm 2017]: Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m sao cho đồ thị của hàm số: y=x+1√mx2+1 có 2 tiệm cận ngang.
A. Không có giá trị thực nào của m thỏa mãn yêu cầu đề bài. B. m<0 C. m=0 D. m>0 |
Lời giải chi tiết
Với m>0 ta có: limx→+∞x+1√mx2+1=limx→+∞1+1x√m+1x2=1√m⇒y=1√m là một tiệm cận ngang.
limx→−∞x+1√mx2+1=limx→−∞−1−1x√mx2+1−x=−1−1x√m+1x2=−1√m⇒y=−1√m là một tiệm cận ngang.
Khi đó đồ thị hàm số có 2 tiệm cận.
Với m=0 suy ra y=x+11 đồ thị hàm số không có hai tiệm cận ngang.
Với m<0 đồ thị hàm số cũng không có tiệm cận ngang vì không tồn tại limx→∞y . Chọn D.
Bài tập 2: Tập hợp các giá trị thực của m để hàm số y=2x−14x2+4mx+1 có đúng một đường tiệm cận là
A. [−1;1] B. (−∞;−1)∪(1;+∞). C. (−∞;−1]∪[1;+∞). D. (−1;1) |
Lời giải chi tiết
Dễ thấy đồ thị hàm số luôn có tiệm cậ ngang y=0.
Để đồ thị hàm số có một tiệm cận thì đồ thị hàm số không có tiệm cận đứng.
Khi đó phương trình 4x2+4mx+1=0 vô nghiệm.
⇔Δ′<0⇔4m2−4m<0⇔−1<m<1⇔m∈(−1;1). Chọn D.
Bài tập 3: Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m sao cho đồ thị hàm số y=2x2−3x+mx−m không có tiệm cận đứng.
A. m>1. B. m≠0. C. m=1. D. m=1 và m=0. |
Lời giải chi tiết
Để đồ thị hàm số không có tiệm cận đứng x=m thì là nghiệm của p(x)=2x2−3x+m
⇔2m2−3m+m=0⇔2m2−2m=0⇔2m(m−1)=0⇔[m=0m=1. Chọn D.
Bài tập 4: Tìm tất cả giá trị thực của m để đồ thị hàm số y=x−1x2−mx+m có đúng một tiệm cận đứng.
A. m=0. B. m≤0. C. m∈{0;4} D. m≥4. |
Lời giải chi tiết
Xét phương trình g(x)=x2−mx+m=0
Đồ thị hàm số có 1 đường tiệm cận ⇔g(x)=0 có 2 nghiệm phân biệt trong đó có 1 nghiệm bằng 1 hoặc g(x)=0 có nghiệm kép khác 1 ⇔[{Δ=m2−4m>0g(1)=0{Δ=m2−4m=0g(1)≠0⇔[m=4m=0 . Chọn C.
Bài tập 5: Tìm tất cả các giá trị của tham số thực m để đồ thị hàm số y=x2+x−2x2−2x+m có hai tiệm cận đứng.
A. {m≠1m≠−8. B. {m>−1m≠8. C. {m=1m=−8 D. {m<1m≠−8 |
Lời giải chi tiết
Ta có y=x2+x−2x2−2x+m=(x−1)(x+2)x2−2x+m
Đồ thị hàm số có hai tiệm cận đứng khi và chỉ khi PT f(x)=x2−2x+m=0 có hai nghiệm phân biệt thỏa mãn {x≠1x≠−2⇔{Δ′>0f(1)≠0f(−2)≠0⇔{1−m>0m−1≠0m+8≠0⇔{m<1m≠−8 . Chọn D.
Bài tập 6: Tìm tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số m để đồ thị hàm số y=√x−mx−1 có đúng hai đường tiệm cận.
A. (−∞;+∞)∖{1}. B. (−∞;+∞)∖{−1;0} C. (−∞;+∞) D. (−∞;+∞)∖{0} |
Lời giải chi tiết
Ta có: D=(0;+∞)
Khi đó limx→+∞y=limx→+∞√x−mx−1=0 nên đồ thị hàm số có tiệm cận ngang là y=0 .
Chú ý: Với m=1⇒y=√x−1x−1=x−1√x+1x−1=1√x+1 khi đó đồ thị hàm số không có tiệm cận đứng.
Với m≠1 đồ thị hàm số có 1 tiệm cận đứng.
Do đó để đồ thị hàm số có 2 tiệm cận đứng thì m≠1. Chọn A.
Bài tập 7: Tìm tất cả các giá trị của tham số m để đồ thị hàm số y=mx+2x−1 có tiệm cận đứng.
A. m≠2 B. m<2 C. m≤−2 D. m≠−2 |
Lời giải chi tiết
Đồ thị hàm số có TCĐ ⇔g(x)=mx+2=0 không có nghiệm x=1⇔g(1)≠0⇔m≠−2. . Chọn D.
Bài tập 8: Tìm tất cả các giá trị m để đồ thị hàm số y=x2+mx2−3x+2 có đúng một tiệm cận đứng.
A. m∈{−1;−4}. B. m=−1 C. m=4. D. m∈{1;4} |
Lời giải chi tiết
Ta có y=x2+mx2−3x+2=x2+m(x−1)(x−2) , đặt f(x)=x2+m .
Đồ thị hàm số có một tiệm cận đứng khi và chỉ khi [f(1)=0f(2)=0⇔[m+1=0m+4=0
⇔[m=−1m=−4⇔m∈{−1;−4} . Chọn A.
Bài tập 9: Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để đồ thị hàm số y=x−4√x2+m có 3 tiệm cận
A. [m=0m=−16 B. [m=−16m=0m=4 C. [m=−16m=−8 D. [m=0m=16 |
Lời giải chi tiết
Ta có: limx→+∞y=limx→+∞1−4x√1+mx2=1;limx→−∞y=limx→−∞1−4x−√1+mx2=−1 nên đồ thị hàm số luôn có 2 tiệm cận ngang.
Để đồ thị hàm số có 3 tiệm cận thì nó có 1 tiệm cận đứng ⇔g(x)=x2+m có nghiệm kép hoặc có 2 nghiệm phân biệt trong đó có nghiệm x=4⇔[m=0m=−16. Chọn A.
Bài tập 10: Tìm các giá trị thực của tham số m sao cho đồ thị hàm số y=√(m2−1)x2+x+2x+1 có đúng một tiệm cận ngang.
A. m<1 hoặc m>1. B. m>0. C. m=±1. D. Với mọi giá trị m |
Lời giải chi tiết
Ta có {limx→+∞y=limx→+∞√(m2−1)x2+x+2x+1=limx→+∞√m2−1+1x+2x21+1x=√m2−1limx→−∞y=limx→−∞√(m2−1)x2+x+2x+1=limx→−∞−√m2−1+1x+2x21+1x=−√m2−1 . (Với (m2−1)≥0)
Đồ thị hàm số có một TCN khi và chỉ khi limx→+∞y=limx→−∞y⇔√m2−1=−√m2−1⇔m=±1.
Chọn C.
Bài tập 11: Cho hàm số y=√(m+2)x2−3x−3m−|x|x−2 có đồ thị (C). Đồ thị (C) có 3 đường tiệm cận khi tham số thực m thỏa mãn điều kiện nào sau đây?
A. (−2;2)∪(2;+∞) B. (−2;2) C. (2;+∞) D. (−3;−1) |
Lời giải chi tiết
Với m<−2 đồ thị hàm số không có tiệm cận ngang vì không tồn tại limx→+∞y;limx→−∞y (không t/mãn)
Với m=−2⇒y=√−3x−6−|x|x−2 đồ thị hàm số có 1 tiệm cận đứng và 1 tiệm cận ngang (không t/mãn)
Với m>−2 đồ thị hàm số có 2 tiệm cận ngang do limx→+∞y=√m+2−1;limx→−∞y=1√m+2+1;
Để đồ thị hàm số có 3 tiệm cận thì nó phải có thêm 1 tiệm cận đứng.
Khi đó tử số không có nghiệm x=2 và f(x)=(m+2)x2−3x−3m xác định tại x=2.
Khi đó {f(2)=4(m+2)−6−3m≥0√f(2)−2≠0⇔{m+2≥0√m+2−2≥0⇔{m≥−2m≠2
Do đó m>−2;m≠2 là giá trị cần tìm. Chọn A.
Bài tập 12: Tập hợp các giá trị thức của m để đồ thị hàm số y=2x−1(mx2−2x+1)(4x2+4mx+1) có đúng một đường tiệm cận là
A. {0} B. (−∞;−1)∪{0}∪(1;+∞) C. (−∞;−1)∪(1;+∞) D. ∅ |
Lời giải chi tiết
Dễ thấy đồ thị hàm số luôn có tiệm cận ngang y=0.
Suy ra để đồ thị hàm số có 1 tiệm cận thì đồ thị hàm số không có tiệm cận đứng.
TH1: Phương trình: (mx2−2x+1)(4x2+4mx+1)=0 vô nghiệm
⇔{1−m<04m2−4<0⇔{m>1−1<m<1⇒m∈∅
TH2: Phương trình 4x2+4mx+1=0 vô nghiệm, phương trình: mx2−2x+1=0(∗) có đúng 1 nghiệm đơn x=12⇔{4m2−4<0m=0⇒(∗)⇔2x−1=0⇔x=12⇔{−1<m<1m<0⇒m=0 .
Kết hợp 2 trường hợp suy ra m=0 . Chọn A.
Bài tập 13: Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m sao cho đồ thị hàm số y=(x−m)2(2x−m)√4x−x2−2 có tiệm cận đứng.
A. m≠4. B. m∈R C. m≠2 D. m≠{2;4} |
Lời giải chi tiết
Hàm số có tập xác định D=[0;4]∖{2} .
Ta có: y=(x−m)2(2x−m)√4x−x2−2=−(x−m)2(2x−m)(√4x−x2+2)(x−2)2
Với m=2⇒y=−(2x−2)(√4x−x2+2)⇒ Đồ thị hàm số không có tiệm cận đứng
Với m=4⇒y=−2(x−4)2(√4x−x2+2)x−2⇒ Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng .
Với m≠{2;4} đồ thị hàm số có tiệm cận đứng x=2 .
Suy ra để đồ thị hàm số có tiệm cận đứng thì m≠2. Chọn C.
Bài tập 14: Tập hợp tất cả các giá trị của m để đồ thị hàm số y=2017+√x+1√x2−mx−3m có hai đường tiệm cận đứng là:
A. [14;12] B. (0;12]. C. (0;+∞) D. (−∞;−12)∪(0;+∞) |
Lời giải chi tiết
Để đồ thị hàm số có hai đường tiệm cận đứng ⇔x2−mx−3m=0 có hai nghiệm phân biệt x1,x2≥−1 .
⇔{Δ>0x1+x2≥−2(x1+1)(x2+1)≥0⇔{Δ=(−m)2−4(−3m)>0x1+x2≥−2x1x2+x1+x2+1≥0⇔{m2+12m>0m≥−21−2m≥0⇔m∈(0;12]. Chọn B.
Bài tập 15: Cho hàm số y=√mx2+2x−x . Tìm các giá trị của m để đồ thị hàm số có đường tiệm cận ngang.
A. m=1. B. m∈{−2;2} C. m∈{−1;1} D. m>0 |
Lời giải chi tiết
Ta có: y=mx2−x2+2x√mx2+2x+x=(m−1)x2+2x√mx2+2x+x
Đồ thị hàm số có tiệm cận ngang khi và chỉ khi bậc của tử bé hơn bậc của mẫu và tồn tại
⇔{m>0m−1=0⇔m=1. Chọn A.
Bài tập 16: Điều kiện cần và đủ của tham số thực m để đồ thị hàm số y=x−12x+√mx2+4 có đúng 1 tiệm cận ngang là
A. m=4 B. 0≤m≤4 C. m=0. D. m=0 hoặc m=4. |
Lời giải chi tiết
+) Với m=0, ta có y=x−12x+2⇒limx→∞y=12⇒y=12 là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.
+) Với m<0 đồ thị hàm số không có tiệm cận ngang vì không tồn tại limx→∞y .
+) Với m>0 , ta có y=x−12x+√mx2+4=x(1−1x)2x+|x|√m+4x2⇒[limx→+∞y=12+√mlimx→−∞y=12−√m
Để hàm số có duy nhất một tiệm cận ngang thì limx→−∞y=12−√m=∞
Cho 2−√m=0⇔m=4⇒limx→−∞y=∞. Vậy m=0 hoặc m=4 là giá trị cần tìm. Chọn D.
Bài tập 17: Tìm giá trị của tham số m sao cho đồ thị hàm số y=2x+√mx2−x+1+1 có tiệm cận ngang.
A. m=4 B. m=−4 C. m=2 D. m=0 |
Lời giải chi tiết
Ta có: y=(2x+1)+√mx2−x+1=4x2+4x+1−(mx2−x+1)2x+1−√mx2−x+1=(4−m)x2+5x2x+1−√mx2−x+1
Đồ thị hàm số có tiệm cận ngang khi và chỉ khi bậc của tử số bé hơn hoặc bằng bậc của mẫu số và limx→∞y=y0⇔{m>04−m=0⇔m=4 . Chọn A.
Bài tập 18: Biết đồ thị y=(a−2b)x2+bx+1x2+x−b có đường tiệm cận đứng là x=1 và đường tiệm cận ngang là y=0. Tính a+2b .
A. 6. B. 7. C. 8. D. 10. |
Lời giải
Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng x=1⇒PT:x2+x−b=0 có nghiệm x=1 và (a−2b)x2+bx+1=0 không có nghiệm x=1⇒{1+1−b=0a−2b+b+1≠0⇔{b=2a≠1 . Hàm số có dạng y=(a−4)x2+2x+1x2+x−2.
Đồ thị hàm số có tiệm cận ngang y=0⇔limx→∞y=0⇔limx→∞(a−4)x2+2x+1x2+x−2=0
⇔limx→∞(a−4)+2x+1x21+1x−2x2=limx→∞a−41=0⇔a−4=0⇒a=4⇒a+2b=8. Chọn C.
Bài tập 19: Biết đồ thị y=(a−3b)x2+bx−1x2+ax−a có đường tiệm cận đứng là x=2 và đường tiệm cận ngang là y=1 . Tính a+b .
A. 5. B. 3. C. D. |
Lời giải
Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng x=2⇒ PT: x2+ax−a=0 có nghiệm x=2
⇒4+2a−a=0⇒a=−4
Hàm số có tiệm cận ngang y=−1⇔limx→∞y=−1⇔a−3b1=−1⇔a−3b=−1⇔b=a+13=−1
Khi đó y=−x2−x−1x2−4x+4 có tiệm cận đứng x=2 và tiệm cận ngang y=−1
Vậy a+b=−5. Chọn C.
Bài tập 20: Cho hàm số y=x+2x−2 , có đồ thị (C). Gọi P, Q là hai điểm phân biệt nằm trên (C) sao cho tổng khoảng cách từ P hoặc Q đến hai đường tiệm cận là nhỏ nhất. Độ dài đoạn thẳng PQ là:
A. 4√2 B. 5√2 C. 4 D. 2√2 |
Lời giải
Đồ thị hàm số y=x+2x−2 có tiệm cận đứng x=2 , tiệm cận ngang y=1 .
Gọi P(x0;x0+2x0−2)∈(C) khi đó tổng khoảng cách từ P đến hai đường tiệm cận là:
d=d(P,x=2)+d(P,y=1)=|x0−2|+|x0+2x0−2−1|=|x0−2|+|4x0−2|.
Áp dụng bất đẳng thức Cosi (AM−GM) ta có: d≥2√|x0−2|.|4x0−2|=4.
Dấu bằng xảy ra khi |x0−2|=4|x0−2|⇔(x0−2)2=4⇔[x0=4⇒y=3x0=0⇒y=−1
Khi đó P(4;3),Q(0;−1)⇒PQ=4√2. Chọn A.
TOÁN LỚP 12