Bài tập 1: Cho $m={{\log }_{a}}\left( \sqrt[3]{ab} \right)$, với $a,b>1$ và $P=\log _{a}^{2}b+16{{\log }_{b}}a$. Khi biểu thức P đạt giá trị nhỏ nhất thì giá trị của m bằng
A. $m=2$. B. $m=1$. C. $m=\frac{1}{2}$. D. $m=4$. |
Lời giải chi tiết
Ta có: $P=\log _{a}^{2}b+16{{\log }_{b}}a={{\left( {{\log }_{a}}b \right)}^{2}}+\frac{16}{{{\log }_{a}}b}$
Đặt $t={{\log }_{a}}b$ vì $a,b>1\Rightarrow {{\log }_{a}}b=t>0$
Khi đó $P={{t}^{2}}+\frac{16}{t}={{t}^{2}}+\frac{8}{t}+\frac{8}{t}\ge \sqrt[3]{{{t}^{2}}.\frac{8}{t}.\frac{8}{t}}=12$.
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi ${{t}^{2}}=\frac{8}{t}\Leftrightarrow t=2\Leftrightarrow {{\log }_{a}}b=2$.
Lại có $m={{\log }_{a}}\left( \sqrt[3]{ab} \right)={{\log }_{a}}{{\left( ab \right)}^{\frac{1}{3}}}=\frac{1}{3}{{\log }_{a}}ab=\frac{1}{3}\left( 1+{{\log }_{a}}b \right)=1$. Chọn B.
Bài tập 2: Cho x, y là số thực dương thỏa mãn $\ln x+\ln y\ge \ln \left( {{x}^{2}}+y \right)$. Tìm giá trị nhỏ nhất ${{P}_{\min }}$ của biểu thức $P=x+y$.
A. ${{P}_{\min }}=6$. B. ${{P}_{\min }}=2\sqrt{2}+3$. C. ${{P}_{\min }}=3\sqrt{2}+2$. D. ${{P}_{\min }}=\sqrt{17}+\sqrt{2}$. |
Lời giải chi tiết
Ta có $\ln x+\ln y\ge \ln \left( {{x}^{2}}+y \right)\Leftrightarrow \ln \left( xy \right)\ge \ln \left( {{x}^{2}}+y \right)\Leftrightarrow xy\ge {{x}^{2}}+y\Leftrightarrow y\left( x-1 \right)\ge {{x}^{2}}$.
Mà $x,y>0$ suy ra $y\left( x-1 \right)\ge {{x}^{2}}>0\Leftrightarrow x-1>0\Leftrightarrow x>1$. Khi đó $y\left( x-1 \right)\ge {{x}^{2}}\Leftrightarrow y\ge \frac{{{x}^{2}}}{x-1}$.
Do đó, biểu thức $P=x+y=x+\frac{{{x}^{2}}}{x-1}\xrightarrow{{}}f\left( x \right)=\frac{2{{x}^{2}}-x}{x-1}$.
Xét hàm số $f\left( x \right)$ trên khoảng $\left( 1;+\infty \right)$, có ${f}'\left( x \right)=\frac{2{{x}^{2}}-4x+1}{{{\left( x-1 \right)}^{2}}},\text{ }\forall x\ne 1$.
Phương trình ${f}'\left( x \right)=0\Leftrightarrow \left\{ \begin{array} {} x>1 \\ {} {{x}^{2}}-4x+1=0 \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow x=\frac{2+\sqrt{2}}{2}$.
Dựa vào bảng biến thiên, suy ra $\min f\left( x \right)=f\left( \frac{2+2\sqrt{2}}{2} \right)=3+2\sqrt{2}$.
Vậy giá trị nhỏ nhất của biểu thức P là ${{P}_{\min }}=3+2\sqrt{2}$. Chọn B.
Nhận xét. Vì hàm số$y=\ln x$ đồng biến trên khoảng $\left( 0;+\infty \right)$ nên
$f\left( x \right)>g\left( x \right)\Leftrightarrow \ln f\left( x \right)>\ln g\left( x \right)$ .
Bài tập 3: Cho các số thực dương x, y thỏa mãn $\log \left( x+2y \right)=\log x+\log y$.
Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $P=\sqrt[4]{{{e}^{\frac{{{x}^{2}}}{1+2y}}}}.{{e}^{\frac{{{y}^{2}}}{1+x}}}$. A. ${{P}_{\min }}={{e}^{\frac{5}{8}}}$. B. ${{P}_{\min }}=e$. C. ${{P}_{\min }}={{e}^{\frac{8}{5}}}$. D. ${{P}_{\min }}={{e}^{\frac{1}{2}}}$. |
Lời giải chi tiết
Từ giả thiết, ta có $\log \left( x+2y \right)=\log x+\log y\Leftrightarrow \log \left( x+2y \right)=\log \left( xy \right)\Leftrightarrow x+2y=xy$.
Ta có $P=\sqrt[4]{{{e}^{\frac{{{x}^{2}}}{1+2y}}}}.{{e}^{\frac{{{y}^{2}}}{1+x}}}={{e}^{\frac{1}{4}.\frac{{{x}^{2}}}{1+2y}}}.{{e}^{\frac{{{y}^{2}}}{1+x}}}={{e}^{\frac{{{\left( \frac{x}{2} \right)}^{2}}}{1+2y}+\frac{{{y}^{2}}}{1+2.\frac{x}{2}}}}$. Đặt $\left\{ \begin{array} {} a=\frac{x}{2} \\ {} b=y \\ \end{array} \right.$, giả thiết $\Leftrightarrow a+b=ab$.
Áp dụng bất đẳng thức AM – GM, ta được $a+b=ab\le \frac{{{\left( a+b \right)}^{2}}}{4}\Leftrightarrow a+b\ge 4$
Và xét biểu thức $T=\frac{{{a}^{2}}}{1+2b}+\frac{{{b}^{2}}}{1+2a}\ge \frac{{{\left( a+b \right)}^{2}}}{2+2\left( a+b \right)}\xrightarrow{{}}f\left( t \right)=\frac{{{t}^{2}}}{t+1}$ với $t=a+b\ge 4$.
Xét hàm số $f\left( t \right)$ trên $\left[ 4;+\infty \right)$, có ${f}'\left( t \right)=\frac{{{t}^{2}}+2t}{{{\left( t+1 \right)}^{2}}}>0\Rightarrow f\left( t \right)$ là hàm số đồng biến trên $\left[ 4;+\infty \right)$
Do đó $f\left( t \right)\ge f\left( 4 \right)=\frac{16}{5}$ suy ra $T\ge \frac{8}{5}\xrightarrow{{}}P={{e}^{T}}\ge {{e}^{\frac{8}{5}}}$. Chọn C
Nhận xét. Bài toán có sử dụng bất đẳng thức Bunhiacopxki dạng phân thức $\frac{{{x}^{2}}}{a}+\frac{{{y}^{2}}}{b}\ge \frac{{{\left( x+y \right)}^{2}}}{a+b}$.
Bài tập 4: Cho x, y là số thực dương thỏa mãn ${{\log }_{4}}\left( x+y \right)+{{\log }_{4}}\left( x-y \right)\ge 1$. Tìm giá trị nhỏ nhất ${{P}_{\min }}$ của biểu thức $P=2x-y$.
A. ${{P}_{\min }}=4$. B. ${{P}_{\min }}=-4$. C. ${{P}_{\min }}=2\sqrt{3}$. D. ${{P}_{\min }}=\frac{10\sqrt{3}}{3}$. |
Lời giải chi tiết
Điều kiện: $x>y>0$. Từ giả thiết, ta có ${{\log }_{4}}\left[ \left( x+y \right)\left( x-y \right) \right]\ge 1\Leftrightarrow {{x}^{2}}-{{y}^{2}}\ge 4\text{ }\left( * \right)$
Ta có $P=2x-y\Leftrightarrow y=2x-P$ thế vào (*), ta được ${{x}^{2}}-{{\left( 2x-P \right)}^{2}}\ge 4$.
$\Leftrightarrow {{x}^{2}}-4{{x}^{2}}+4xP-{{P}^{2}}\ge 4\Leftrightarrow 3{{x}^{2}}-4xP+{{P}^{2}}+4\le 0\text{ }\left( * \right)$
Để bất phương trình (*) có nghiệm $\text{{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }'=}{{\left( -2P \right)}^{2}}-3\left( {{P}^{2}}+4 \right)\ge 0\Leftrightarrow {{P}^{2}}-12\ge 0\Leftrightarrow P\ge 2\sqrt{3}$.
Vậy giá trị nhỏ nhất của P là ${{P}_{\min }}=2\sqrt{3}$.Chọn C.
Bài tập 5: [Đề thi THPT Quốc gia 2017] Xét các số thực dương x, y thỏa mãn điều kiện ${{\log }_{3}}\frac{1-xy}{x+2y}=3xy+x+2y-4$. Tìm giá trị nhỏ nhất ${{P}_{\min }}$ của $P=x+y$.
A. ${{P}_{\min }}=\frac{9\sqrt{11}-19}{9}$. B. ${{P}_{\min }}=\frac{9\sqrt{11}+19}{9}$. C. ${{P}_{\min }}=\frac{18\sqrt{11}-29}{21}$. D. ${{P}_{\min }}=\frac{2\sqrt{11}-3}{3}$. |
Lời giải chi tiết
Ta có ${{\log }_{3}}\frac{1-xy}{x+2y}=3xy+x+2y-4\Leftrightarrow {{\log }_{3}}\left( 1-xy \right)-{{\log }_{3}}\left( x+2y \right)=3xy+x+2y-4$
$\Leftrightarrow 2-3xy+{{\log }_{3}}\left( 3-3xy \right)=x+2y+{{\log }_{3}}\left( x+2y \right)$
Xét hàm số $f\left( t \right)=t+{{\log }_{3}}t$ trên khoảng $\left( 0;+\infty \right)$, có ${f}'\left( t \right)=1+\frac{1}{t.\ln 3}>0,\text{ }\forall t>0$
Suy ra $f\left( t \right)$ là hàm số đồng biến trên khoảng $\left( 0;+\infty \right)$
Mà $f\left( 3-3xy \right)=f\left( x+2y \right)\Leftrightarrow 3-3xy=x+2y\Leftrightarrow y=\frac{3-x}{3x+2}$.
Khi đó, biểu thức $P=x+y=x+\frac{3-x}{3x+2}=\frac{3{{x}^{2}}+x+3}{3x+2}\xrightarrow{{}}f\left( x \right)=\frac{3{{x}^{2}}+x+3}{3x+2}$
Xét hàm số $f\left( x \right)$ trên khoảng $\left( 0;+\infty \right)$, có ${f}'\left( x \right)=\frac{9{{x}^{2}}+12x-7}{{{\left( 3x+2 \right)}^{2}}},\text{ }\forall x>0$.
Phương trình ${f}'\left( x \right)=0\Leftrightarrow \left\{ \begin{array} {} x>0 \\ {} 9{{x}^{2}}+12x-7=0 \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow x=\frac{\sqrt{11}-2}{3}$.
Tính $f\left( \frac{\sqrt{11}-2}{3} \right)=\frac{2\sqrt{11}-3}{3},f\left( 0 \right)=\frac{3}{2}$ và $\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=+\infty \xrightarrow{{}}\underset{\left( 0;+\infty \right)}{\mathop{\min }}\,f\left( x \right)=\frac{2\sqrt{11}-3}{3}$.
Vậy giá trị nhỏ nhất của biểu thức P là ${{P}_{\min }}=\frac{2\sqrt{11}-3}{3}$. Chọn D.
Bài tập 6: Cho hai số thực x, y thỏa mãn ${{x}^{2}}+{{y}^{2}}>1$ và ${{\log }_{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}}}\left( x+2y \right)\ge 1$. Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức $P=2x+y$. Tính $M+m$.
A. ${{P}_{\min }}=4$. B. ${{P}_{\min }}=4$. C. ${{P}_{\min }}=2\sqrt{3}$. D. ${{P}_{\min }}=\frac{10\sqrt{3}}{3}$. |
Lời giải chi tiết
Vì ${{x}^{2}}+{{y}^{2}}>1$ suy ra $y={{\log }_{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}}}f\left( x \right)$ là hàm số đồng biến trên tập xác định.
Khi đó ${{\log }_{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}}}\left( x+2y \right)\ge {{\log }_{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}}}\left( {{x}^{2}}+{{y}^{2}} \right)\Leftrightarrow x+2y\ge {{x}^{2}}+{{y}^{2}}$
$\Leftrightarrow {{x}^{2}}-x+{{y}^{2}}-2y\le 0\Leftrightarrow \left( {{x}^{2}}-x+\frac{1}{4} \right)+\left( {{y}^{2}}-2y+1 \right)\le \frac{5}{4}\Leftrightarrow {{\left( x-\frac{1}{2} \right)}^{2}}+{{\left( y-1 \right)}^{2}}\le \frac{5}{4}$
Xét biểu thức P, ta có $P=2x+y=2\left( x-\frac{1}{2} \right)+y-1+2\Leftrightarrow 2\left( x-\frac{1}{2} \right)+y-1=P-2$.
Áp dụng BĐT Bunhiacopxki, có ${{\left[ 2\left( x-\frac{1}{2} \right)+y-1 \right]}^{2}}\le \left( {{2}^{2}}+{{1}^{2}} \right).{{\left[ {{\left( x+\frac{1}{2} \right)}^{2}}+{{\left( y-1 \right)}^{2}} \right]}^{2}}$
$\Leftrightarrow {{\left( P-2 \right)}^{2}}\le 5.\frac{5}{4}=\frac{25}{5}\Leftrightarrow -\frac{5}{2}\le P-2\le \frac{5}{2}\Leftrightarrow -\frac{1}{2}\le P\le \frac{9}{2}\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array} {} {{P}_{\min }}=-\frac{1}{2} \\ {} {{P}_{\max }}=\frac{9}{2} \\ \end{array} \right.$.
Vậy tổng $M+m=\frac{9}{2}+\left( -\frac{1}{2} \right)=4$. Chọn C.
Bài tập 7: [Đề thi Thử nghiệm 2017 – Bộ GD{}ĐT] Xét các số thực a, b thỏa mãn điều kiện $a>b>1$. Tìm giá trị nhỏ nhất ${{P}_{\min }}$ của biểu thức $P=\log _{\frac{a}{b}}^{2}\left( {{a}^{2}} \right)+3{{\log }_{b}}\left( \frac{a}{b} \right)$.
A. ${{P}_{\min }}=19$. B. ${{P}_{\min }}=13$. C. ${{P}_{\min }}=14$. D. ${{P}_{\min }}=15$. |
Lời giải chi tiết
Ta có $\log _{\frac{a}{b}}^{2}\left( {{a}^{2}} \right)=4{{\left( {{\log }_{\frac{a}{b}}}a \right)}^{2}}=\frac{4}{{{\left( {{\log }_{a}}\frac{a}{b} \right)}^{2}}}=\frac{4}{{{\left( {{\log }_{a}}a-{{\log }_{a}}b \right)}^{2}}}=\frac{4}{{{\left( 1-{{\log }_{a}}b \right)}^{2}}}$.
Khi đó biểu thức $P=\frac{4}{{{\left( 1-{{\log }_{a}}b \right)}^{2}}}+3{{\log }_{b}}a-3=\frac{4}{{{\left( 1-{{\log }_{a}}b \right)}^{2}}}+\frac{3}{{{\log }_{a}}b}-3$.
Đặt $t={{\log }_{a}}b$ với $\left\{ \begin{array} {} a>1 \\ {} b>1 \\ \end{array} \right.\Rightarrow t>0$ suy ra $P=f\left( t \right)=\frac{4}{{{\left( 1-t \right)}^{2}}}+\frac{3}{t}-3$.
Xét hàm số $f\left( t \right)$, có ${f}'\left( t \right)=-\frac{8}{{{\left( t-1 \right)}^{3}}}-\frac{3}{{{t}^{2}}},\text{ }{f}'\left( t \right)=0\Leftrightarrow t=\frac{1}{3}$.
Tính $f\left( \frac{1}{3} \right)=15,\text{ }\underset{t\to 1}{\mathop{\lim }}\,f\left( t \right)=+\infty $ và $\underset{t\to 0}{\mathop{\lim }}\,f\left( t \right)=+\infty $.
Dựa vào bảng biến thiên, suy ra giá trị nhỏ nhất của hàm số $f\left( t \right)$ là 15.
Vậy giá trị nhỏ nhất cần tìm là ${{P}_{\min }}=15$. Chọn D.
Bài tập 8: Cho các số thực a, b thỏa mãn $a>1,\text{ }b>1$.
Tìm giá trị nhỏ nhất ${{P}_{\min }}$ của biểu thức $P=\frac{27}{2}{{\left( 2{{\log }_{ab}}a+{{\log }_{ab}}b \right)}^{2}}+4{{\log }_{a}}ab$. A. ${{P}_{\min }}=36$. B. ${{P}_{\min }}=24$. C. ${{P}_{\min }}=48$. D. ${{P}_{\min }}=32$. |
Lời giải chi tiết
Xét biểu thức P, ta có $P=\frac{27}{2}\left( \frac{2}{{{\log }_{a}}ab}+\frac{1}{{{\log }_{b}}ab} \right)+4{{\log }_{a}}b+4$.
Đặt $t={{\log }_{a}}b\text{ }\left( t>0 \right)\Leftrightarrow {{\log }_{b}}a=\frac{1}{t}$. Khi đó $P=\frac{27}{2}{{\left( \frac{2}{t+1}+\frac{t}{t+1} \right)}^{2}}+4t+4$.
Xét hàm số $f\left( t \right)=\frac{27}{2}{{\left( \frac{t+2}{t+2} \right)}^{2}}+4t$ với $t\in \left( 0;+\infty \right)$, có ${f}'\left( t \right)=\frac{\left( t-2 \right){{\left( 2t+5 \right)}^{2}}}{{{\left( t+1 \right)}^{3}}}=0\Leftrightarrow t=2$.
Dựa vào bảng biến thiên, ta thấy rằng $f\left( t \right)$ đạt giá trị nhỏ nhất bằng $f\left( 2 \right)=32\Rightarrow {{P}_{\min }}=36$. Chọn A.
Bài tập 9: Cho hai số thực $a\ge b>1$. Biết rằng biểu thức $T=\frac{2}{{{\log }_{ab}}a}+\sqrt{{{\log }_{a}}\frac{a}{b}}$ đạt giá trị lớn nhất là M khi có số thực m sao cho $b={{a}^{m}}$. Tính $P=M+m$.
A. $M-m=\frac{23}{8}$. B. $M-m=\frac{81}{16}$. C. $M-m=\frac{19}{8}$. D. $M-m=\frac{51}{16}$. |
Lời giải chi tiết
Xét biểu thức T, ta có $T=2{{\log }_{a}}ab+\sqrt{{{\log }_{a}}a-{{\log }_{a}}b}=2{{\log }_{a}}b+\sqrt{1-{{\log }_{a}}b}+2$.
Đặt $t={{\log }_{a}}b$ với $t\in \left( -\infty ;1 \right]$, khi đó $T=f\left( t \right)=2t+\sqrt{1-t}+2$.
Xét hàm số $f\left( t \right)$ trên khoảng $\left( -\infty ;1 \right]$, có ${f}'\left( t \right)=2-\frac{1}{2\sqrt{1-t}};{f}'\left( t \right)=0\Leftrightarrow t=\frac{15}{16}$.
Tính $f\left( 1 \right)=4,f\left( \frac{15}{16} \right)=\frac{33}{8}$ và $\underset{t\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,f\left( t \right)=-\infty $.
Dựa vào bảng biến thiên, suy ra giá trị lớn nhất của hàm số $f\left( t \right)$ là $\frac{33}{8}$.
Vậy $M=\frac{33}{8}$ và $b={{a}^{m}}\Leftrightarrow m={{\log }_{a}}b=t=\frac{15}{16}\Rightarrow M-m=\frac{51}{16}$. Chọn D.
Bài tập 10: Cho a, b là các số thực dương khác 1. Biết rằng biểu thức $P=\frac{{{\log }_{a}}\frac{b}{a}+{{\log }_{b}}a}{{{\log }_{a}}\left( ab \right)+{{\log }_{b}}a}$ đạt giá trị nhỏ nhất bằng M khi $b={{a}^{m}}$. Tính $M+m$.
A. $M+m=2$. B. $M+m=\frac{2}{3}$. C. $M+m=\frac{4}{3}$. D. $M+m=0$. |
Lời giải chi tiết
Xét biểu thức P, ta có $P=\frac{{{\log }_{a}}b-{{\log }_{a}}a+{{\log }_{b}}a}{lo{{g}_{a}}a+{{\log }_{a}}b+{{\log }_{b}}a}=\frac{{{\log }_{a}}b+{{\log }_{b}}a-1}{{{\log }_{a}}b+{{\log }_{b}}a+1}$.
Đặt $t={{\log }_{a}}b\Leftrightarrow {{\log }_{b}}a=\frac{1}{t}$ với $t\in \mathbb{R}$, khi đó $P=f\left( t \right)=\frac{t+\frac{1}{t}-1}{t+\frac{1}{t}+1}=\frac{{{t}^{2}}-t+1}{{{t}^{2}}+t+1}$.
Xét hàm số $f\left( t \right)$ trên khoảng $\left( -\infty ;+\infty \right)$, có ${f}'\left( t \right)=\frac{2\left( {{t}^{2}}-1 \right)}{{{\left( {{t}^{2}}+t+1 \right)}^{2}}},\text{ }{f}'\left( t \right)=0\Leftrightarrow t=\pm 1$.
Tính $f\left( 1 \right)=\frac{1}{3},f\left( -1 \right)=3$ và $\underset{t\to \infty }{\mathop{\lim }}\,f\left( t \right)=1$ suy ra giá trị nhỏ nhất của hàm số $f\left( t \right)$ bằng $\frac{1}{3}$.
Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi $t=1\Leftrightarrow {{\log }_{a}}b=1\Leftrightarrow a=b$.
Vậy $M=\frac{1}{3},\text{ }b={{a}^{m}}=a\Rightarrow m=1\xrightarrow{{}}M+m=\frac{1}{3}+1=\frac{4}{3}$. Chọn C.
Bài tập 11: Cho a, b là hai số thực dương thỏa mãn ${{b}^{2}}=3ab+4{{a}^{2}}$ và $a\in \left[ 4;{{2}^{32}} \right]$. Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức $P={{\log }_{\frac{b}{8}}}4a+\frac{3}{4}{{\log }_{2}}\frac{b}{4}$. Tính tổng $T=M+m$.
A. $T=\frac{3701}{124}$. B. $T=\frac{7}{2}$. C. $T=\frac{2957}{124}$. D. $T=\frac{1897}{62}$. |
Lời giải chi tiết
Từ giả thiết, ta có ${{b}^{2}}=3ab+4{{a}^{2}}\Leftrightarrow 4.{{\left( \frac{a}{b} \right)}^{2}}+3.\frac{a}{b}-1=0\Leftrightarrow \frac{a}{b}=\frac{1}{4}\Leftrightarrow b=4a$.
Khi đó $P={{\log }_{\frac{b}{8}}}4a+\frac{3}{4}{{\log }_{2}}\frac{b}{4}={{\log }_{\frac{b}{8}}}b+\frac{3}{4}\left( {{\log }_{2}}b-{{\log }_{2}}4 \right)=\frac{1}{{{\log }_{b}}\frac{b}{8}}+\frac{3}{4}{{\log }_{2}}b-\frac{3}{2}$
$=\frac{1}{1-{{\log }_{b}}8}+\frac{3}{4}{{\log }_{2}}b-\frac{3}{2}=\frac{1}{1-\frac{3}{{{\log }_{2}}b}}+\frac{3}{4}{{\log }_{2}}b-\frac{3}{2}=\frac{{{\log }_{2}}b}{{{\log }_{2}}b-3}+\frac{3}{4}{{\log }_{2}}b-\frac{3}{2}$.
Đặt $t={{\log }_{2}}b$ với $a\in \left[ 4;{{2}^{32}} \right]\Rightarrow 16\le b\le {{2}^{34}}\Rightarrow 4\le {{\log }_{2}}b\le 34\Rightarrow t\in \left[ 4;34 \right]$.
Xét hàm số $f\left( t \right)=\frac{t}{t-3}+\frac{3}{4}t$ với $t\in \left[ 4;34 \right]$, ta có ${f}'\left( t \right)=\frac{3\left( {{t}^{2}}-6t+5 \right)}{4{{\left( t-3 \right)}^{2}}};\text{ }\forall t\in \left[ 4;34 \right]$.
Phương trình ${f}'\left( t \right)=0\Leftrightarrow \left\{ \begin{array} {} 4\le t\le 34 \\ {} {{t}^{2}}-6t+5=0 \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow t=5\Rightarrow f\left( 4 \right)=7,f\left( 5 \right)=\frac{25}{4},f\left( 34 \right)=\frac{1649}{62}$.
Suy ra $\left\{ \begin{array} {} \underset{\left[ 4;34 \right]}{\mathop{\max }}\,f\left( t \right)=f\left( 34 \right)=\frac{1649}{62} \\ {} \underset{\left[ 4;34 \right]}{\mathop{\min }}\,f\left( t \right)=f\left( 5 \right)=\frac{25}{4} \\ \end{array} \right.\Rightarrow \left\{ \begin{array} {} M={{P}_{\max }}=\frac{778}{31} \\ {} m={{P}_{\min }}=\frac{19}{4} \\ \end{array} \right.\Rightarrow T=M+m=\frac{3701}{124}$. Chọn A.
Bài tập 12: Cho các số thực a, b thỏa mãn điều kiện $ab=4,\text{ }a\ge \frac{1}{2},\text{ }b\ge 1$. Tìm giá trị lớn nhất ${{P}_{\max }}$ của biểu thức $P={{\left( {{\log }_{\frac{1}{2}}}a \right)}^{3}}+{{\left( {{\log }_{\frac{1}{2}}}b-1 \right)}^{3}}$.
A. ${{P}_{\max }}=-63$. B. ${{P}_{\max }}=-6$. C. ${{P}_{\max }}=-\frac{27}{4}$. D. ${{P}_{\max }}=0$. |
Lời giải chi tiết
Đặt $x={{\log }_{\frac{1}{2}}}a$ và $y={{\log }_{\frac{1}{2}}}b$ suy ra
$x+y={{\log }_{\frac{1}{2}}}a+{{\log }_{\frac{1}{2}}}b={{\log }_{\frac{1}{2}}}\left( ab \right)={{\log }_{\frac{1}{2}}}4=-2$.
Khi đó $P={{x}^{3}}+{{\left( y-1 \right)}^{3}}$ mà $x+y=-2\Leftrightarrow y=-x-2\Rightarrow P={{x}^{3}}+{{\left( -x-3 \right)}^{3}}=-9{{x}^{2}}-27x-27$.
$=-9\left( {{x}^{2}}+3x+3 \right)=-9\left( {{x}^{2}}+2.\frac{3}{2}x+\frac{9}{4} \right)-\frac{27}{4}=-9{{\left( x+\frac{3}{2} \right)}^{2}}-\frac{27}{4}\le \frac{-27}{4}\Rightarrow {{P}_{\max }}=-\frac{27}{4}$.
Dấu “=” xảy ra $\Leftrightarrow x=-\frac{3}{2}\Rightarrow y=-\frac{1}{2}\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array} {} {{\log }_{\frac{1}{2}}}a=-\frac{3}{2} \\ {} {{\log }_{\frac{1}{2}}}b=-\frac{1}{2} \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow a={{\left( \frac{1}{2} \right)}^{-\frac{3}{2}}};\text{ }b={{\left( \frac{1}{2} \right)}^{-\frac{1}{2}}}$. Chọn C.
Bài tập 13: Cho hai số thực a, b thỏa mãn $0<a<b<1$ và biểu thức $P={{\log }_{\frac{a}{b}}}\sqrt{a}-4{{\log }_{a}}\left( a+\frac{b}{4} \right)$ đạt giá trị nhỏ nhất. Tính $S=a+b$.
A. $S=\frac{5}{16}$. B. $S=\frac{5}{8}$. C. $S=\frac{5}{4}$. D. $S=\frac{5}{32}$. |
Lời giải chi tiết
Ta có ${{\log }_{\frac{a}{b}}}\sqrt{a}=\frac{1}{2}{{\log }_{\frac{a}{b}}}a=\frac{1}{2{{\log }_{a}}\frac{a}{b}}=\frac{1}{2\left( 1-{{\log }_{a}}b \right)}$.
Áp dụng bất đẳng thức AM – GM ta có $a+\frac{b}{4}\ge 2\sqrt{a.\frac{b}{4}}=\sqrt{ab}$.
Do $a<1\Rightarrow {{\log }_{a}}\left( a+\frac{b}{4} \right)\le {{\log }_{a}}\sqrt{ab}\Rightarrow -4{{\log }_{a}}\left( a+\frac{b}{4} \right)\ge -4{{\log }_{a}}\sqrt{ab}=-2\left( 1+{{\log }_{a}}b \right)$.
Suy ra $P=\frac{1}{2\left( 1-{{\log }_{a}}b \right)}-2\left( 1+{{\log }_{a}}b \right)=\frac{1}{2\left( 1-x \right)}-2\left( 1+x \right)=f\left( x \right)$, với $x={{\log }_{a}}b$.
Do $0<a<b<1\Rightarrow 0<{{\log }_{a}}b<1\Rightarrow 0<x<1$
Xét trên khoảng $\left( 0;1 \right)$ có ${f}'\left( x \right)=-2+\frac{1}{2{{\left( 1-x \right)}^{2}}}\Rightarrow {f}'\left( x \right)=0\Leftrightarrow x=\frac{1}{2}$.
Suy ra $f\left( x \right)\ge f\left( \frac{1}{2} \right)=-2$. Vậy ${{P}_{\min }}=\underset{\left( 0;1 \right)}{\mathop{\min }}\,f\left( x \right)=f\left( \frac{1}{2} \right)=-2$.
Dấu “=” xảy ra $\Leftrightarrow \left\{ \begin{array} {} a=\frac{b}{4} \\ {} {{\log }_{a}}b=x=\frac{1}{2} \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array} {} a=\frac{1}{16} \\ {} b=\frac{1}{4} \\ \end{array} \right.\Rightarrow S=a+b=\frac{5}{16}$. Chọn A.
Bài tập 14: Cho hai số thực a, b thỏa mãn điều kiện $\frac{1}{4}<a<b<1$ . Tìm giá trị nhỏ nhất ${{P}_{\min }}$ của biểu thức $P={{\log }_{b}}\left( a-\frac{1}{4} \right)+{{\log }_{\frac{a}{b}}}\sqrt{a}$.
A. $\frac{1}{2}$. B. $\frac{9}{2}$. C. $\frac{19}{4}$. D. $\frac{7}{2}$. |
Lời giải chi tiết
Ta có ${{\log }_{\frac{a}{b}}}\sqrt{a}=\frac{1}{2{{\log }_{a}}\frac{a}{b}}=\frac{1}{2\left( 1-{{\log }_{a}}b \right)}$.
Và ${{a}^{2}}-a+\frac{1}{4}={{\left( a-\frac{1}{2} \right)}^{2}}\ge 0\Leftrightarrow a-\frac{1}{4}\le {{a}^{2}}\Rightarrow {{\log }_{b}}\left( a-\frac{1}{4} \right)\ge {{\log }_{b}}{{a}^{2}}=\frac{2}{{{\log }_{a}}b}$, với $b\in \left( \frac{1}{4};1 \right)$.
Vậy $P={{\log }_{b}}\left( a-\frac{1}{4} \right)+{{\log }_{\frac{a}{b}}}\sqrt{a}\ge \frac{2}{{{\log }_{a}}b}+\frac{1}{2\left( 1-{{\log }_{a}}b \right)}=\frac{2}{x}+\frac{1}{2\left( 1-x \right)}=f\left( x \right)$, với $x={{\log }_{a}}b$.
Do $\frac{1}{4}<a<b<1\Rightarrow 0<{{\log }_{a}}b<1\Rightarrow x\in \left( 0;1 \right)$. Xét $f\left( x \right)=\frac{2}{x}+\frac{1}{2\left( 1-x \right)}$ trên $\left( 0;1 \right)$, có
${f}'\left( x \right)=-\frac{2}{{{x}^{2}}}+\frac{1}{2{{\left( 1-x \right)}^{2}}},\text{ }{f}'\left( x \right)=0\Leftrightarrow -\frac{2}{{{x}^{2}}}+\frac{1}{2{{\left( 1-x \right)}^{2}}}=0\Leftrightarrow 4{{\left( 1-x \right)}^{2}}={{x}^{2}}\Leftrightarrow x=\frac{2}{3}$.
Suy ra $P\ge f\left( x \right)\ge f\left( \frac{2}{3} \right)=\frac{9}{2}$. Dấu “=” xảy ra khi $\Leftrightarrow {{\log }_{a}}b=x=\frac{2}{3}$. Chọn B.
Bài tập 15: Cho hai số thực a, b thỏa mãn $\frac{1}{6}<a<b<1$. Biết rằng biểu thức $P=\frac{1}{2}\log _{\frac{b}{a}}^{2}\sqrt{a}-{{\log }_{a}}\frac{{{b}^{2}}}{{{a}^{3}}}$ đạt giá trị nhỏ nhất bằng m khi có số thực n sao cho $b={{a}^{n}}$. Tính $S=m+n$.
A. $S=\frac{1}{2}$. B. $S=\frac{1}{2}$. C. $S=-\frac{3}{2}$. D. $S=\frac{5}{2}$. |
Lời giải chi tiết
Ta có $\log _{\frac{b}{a}}^{2}\sqrt{a}=\frac{1}{4}.\log _{\frac{b}{a}}^{2}a=\frac{1}{4\log _{a}^{2}\frac{b}{a}}=\frac{1}{4{{\left( {{\log }_{a}}b-1 \right)}^{2}}},\text{ }{{\log }_{a}}\frac{{{b}^{2}}}{{{a}^{3}}}=2{{\log }_{a}}b-3$.
Vậy $P=\frac{1}{2}.\frac{1}{4{{\left( {{\log }_{a}}b-1 \right)}^{2}}}-2{{\log }_{a}}b+3=\frac{1}{8{{\left( x-1 \right)}^{2}}}-2x+3=f\left( x \right)$, với $x={{\log }_{a}}b$.
Do $0<a<b<a\Rightarrow 0<{{\log }_{a}}b<1\Rightarrow x\in \left( 0;1 \right)$.
Xét $f\left( x \right)=\frac{1}{8{{\left( x-1 \right)}^{2}}}-2x+3$ trên $\left( 0;1 \right)$, có
${f}'\left( x \right)=-\frac{1}{4{{\left( x-1 \right)}^{3}}}-2,{f}'\left( x \right)=0\Leftrightarrow 2+\frac{1}{4{{\left( x-1 \right)}^{3}}}=0\Leftrightarrow {{\left( x-1 \right)}^{3}}=-\frac{1}{8}\Leftrightarrow x=\frac{1}{2}$
Suy ra $P=f\left( x \right)\ge f\left( \frac{1}{2} \right)=\frac{5}{2}$. Dấu “=” xảy ra $\Leftrightarrow {{\log }_{a}}b=x=\frac{1}{2}\Leftrightarrow b={{a}^{\frac{1}{2}}}$.
Vậy $m=\frac{5}{2},\text{ }n=\frac{1}{2}\Rightarrow S=m+n=3$. Chọn B.
Bài tập 16: Gọi a, b, c là ba số thực khác 0 và thay đổi thỏa mãn điều kiện ${{3}^{a}}={{5}^{b}}={{15}^{-c}}$ .
Tìm giá trị nhỏ nhất của $P={{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}-4\left( a+b+c \right)$. A. $-3-{{\log }_{5}}3$. B. $-4$. C. $-2-\sqrt{3}$. D. $-2-{{\log }_{3}}5$. |
Lời giải chi tiết
Ta có ${{3}^{a}}={{5}^{b}}={{15}^{-c}}=t\Leftrightarrow \left\{ \begin{array} {} a={{\log }_{3}}t \\ {} b={{\log }_{5}}t \\ {} -c={{\log }_{15}}t \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow \frac{1}{a}={{\log }_{t}}3;\text{ }\frac{1}{b}={{\log }_{t}}5;\text{ }-\frac{1}{c}={{\log }_{t}}15$.
Mặt khác ${{\log }_{t}}3+{{\log }_{t}}5={{\log }_{t}}\left( 3.5 \right)={{\log }_{t}}15\Rightarrow \frac{1}{a}+\frac{1}{b}=-\frac{1}{c}\Leftrightarrow \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}=0\Leftrightarrow ab+bc+ca=0$.
Khi đó $P={{\left( a+b+c \right)}^{2}}-2\left( ab+bc+ca \right)-4\left( a+b+c \right)={{\left( a+b+c \right)}^{2}}-4\left( a+b+c \right)$
$={{\left( a+b+c \right)}^{2}}-2.2\left( a+b+c \right)+{{2}^{2}}-4={{\left( a+b+c-2 \right)}^{2}}-4\ge -4\Rightarrow {{P}_{\min }}=-4$. Chọn B.
Bài tập 17: Cho hai số thực a, b thỏa mãn điều kiện $a>0,\text{ }0<b<2$ .
Tìm giá trị nhỏ nhất ${{P}_{\min }}$ của biểu thức $P=\frac{{{\left( 2b \right)}^{a}}}{{{\left( {{2}^{a}}-{{b}^{a}} \right)}^{2}}}+\frac{{{2}^{a}}+2{{b}^{a}}}{2{{b}^{a}}}$. A. ${{P}_{\min }}=\frac{9}{4}$. B. ${{P}_{\min }}=\frac{7}{4}$. C. ${{P}_{\min }}=\frac{13}{4}$. D. ${{P}_{\min }}=4$. |
Lời giải chi tiết
Ta có $P=\frac{{{\left( 2b \right)}^{a}}}{{{\left( {{2}^{a}}-{{b}^{a}} \right)}^{2}}}+\frac{{{2}^{a}}+2{{b}^{a}}}{2{{b}^{a}}}=\frac{{{2}^{a}}.{{b}^{a}}}{{{\left( {{2}^{a}} \right)}^{2}}-{{2.2}^{a}}{{.2}^{b}}+{{\left( {{b}^{a}} \right)}^{2}}}+\frac{{{2}^{a}}}{2{{b}^{a}}}+1$.
Đặt $t=\frac{{{2}^{a}}}{{{b}^{a}}}={{\left( \frac{2}{b} \right)}^{a}}$, vì $b\in \left( 0;2 \right)\Leftrightarrow \frac{2}{b}>1$ và $a>o$ suy ra ${{\left( \frac{2}{b} \right)}^{a}}>1\Leftrightarrow t>1$.
Khi đó $\frac{{{2}^{a}}.{{b}^{a}}}{{{\left( {{2}^{a}} \right)}^{2}}-{{2.2}^{a}}{{.2}^{b}}+{{\left( {{b}^{a}} \right)}^{2}}}=\frac{{{\left( \frac{2}{b} \right)}^{a}}}{{{\left( \frac{2}{b} \right)}^{a}}-2.{{\left( \frac{2}{b} \right)}^{a}}+1}=\frac{t}{{{t}^{2}}-2t+1}\xrightarrow{{}}P=\frac{t}{{{t}^{2}}-2t+1}+\frac{t}{2}+1$.
Xét hàm số $f\left( t \right)=\frac{t}{{{t}^{2}}-2t+1}+\frac{t}{2}$ trên khoảng $\left( 1;+\infty \right)$, có ${f}'\left( t \right)=\frac{{{t}^{3}}-3{{t}^{2}}+t-3}{2{{\left( t-1 \right)}^{3}}},\text{ }\forall t>1$.
Phương trình ${f}'\left( t \right)=0\Leftrightarrow \left\{ \begin{array} {} t>1 \\ {} {{t}^{3}}-3{{t}^{2}}+t-3=0 \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array} {} t>1 \\ {} {{t}^{2}}\left( t-3 \right)+t-3=0 \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow t=3$.
Tính $f\left( 3 \right)=\frac{9}{4},\text{ }\underset{t\to {{1}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,f\left( t \right)=+\infty $ và $\underset{t\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,f\left( t \right)=+\infty $ suy ra $\underset{\left( 1;+\infty \right)}{\mathop{\min }}\,f\left( t \right)=f\left( 3 \right)=\frac{9}{4}$.
Vậy giá trị nhỏ nhất của biểu thức P là ${{P}_{\min }}=\frac{9}{4}+1=\frac{13}{4}$. Chọn C.
Bài tập 18: Cho x, y là hai số thực dương thỏa mãn $5+{{16.4}^{{{x}^{2}}-2y}}=\left( 5+{{16}^{{{x}^{2}}-2y}} \right){{.7}^{2y-{{x}^{2}}+2}}$ .
Tìm giá trị nhỏ nhất ${{P}_{\min }}$ của biểu thức $P=\frac{2xy+16}{x}$. A. ${{P}_{\min }}=16$. B. ${{P}_{\min }}=8$. C. ${{P}_{\min }}=12$. D. ${{P}_{\min }}=10$. |
Lời giải chi tiết
Đặt $t={{x}^{2}}-2y$, khi đó giả thiết $\Leftrightarrow 5+{{16.4}^{t}}=\left( 5+{{16}^{t}} \right){{.7}^{2-t}}\Leftrightarrow \frac{5+{{4}^{t+2}}}{{{7}^{t+2}}}=\frac{5+{{4}^{2t}}}{{{7}^{2t}}}$.
Xét hàm số $f\left( a \right)=\frac{5+{{4}^{a}}}{{{7}^{a}}}=5.{{\left( \frac{1}{7} \right)}^{a}}+{{\left( \frac{4}{7} \right)}^{a}}$, có ${f}'\left( a \right)=5.{{\left( \frac{1}{7} \right)}^{a}}.\ln \left( \frac{1}{7} \right)+{{\left( \frac{4}{7} \right)}^{a}}.\ln \left( \frac{4}{7} \right)<0,\text{ }\forall a\in \mathbb{R}$.
Suy ra $f\left( a \right)$ là hàm số nghịch biến trên $\mathbb{R}$ mà $f\left( t+2 \right)=f\left( 2t \right)\Leftrightarrow t+2=2t\Leftrightarrow t=2$.
Do đó ${{x}^{2}}-2y=2\Leftrightarrow 2y={{x}^{2}}-2\xrightarrow{{}}P=\frac{x.\left( {{x}^{2}}-2 \right)+16}{x}={{x}^{2}}+\frac{16}{x}-2=f\left( x \right)$.
Xét hàm số $f\left( x \right)={{x}^{2}}+\frac{16}{x}-2$ trên khoảng $\left( 0;+\infty \right)$, có ${f}'\left( x \right)=2x-\frac{16}{{{x}^{2}}},{f}'\left( x \right)=0\Leftrightarrow x=2$.
Tính $f\left( 2 \right)=10,\text{ }\underset{x\to {{0}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=+\infty $ và $\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=+\infty $ suy ra $\underset{\left( 0;+\infty \right)}{\mathop{\min }}\,f\left( x \right)=f\left( 2 \right)=10$.
Vậy giá trị nhỏ nhất của biểu thức P là ${{P}_{\min }}=10$. Chọn D.
Bài tập 19: Cho hai số thực $a>1,\text{ }b>1$ thỏa mãn phương trình ${{a}^{x}}.{{b}^{{{x}^{2}}-1}}=1$ có hai nghiệm phân biệt ${{x}_{1}},{{x}_{2}}$. Giá trị nhỏ nhất của biểu thức $S={{\left( \frac{{{x}_{1}}{{x}_{2}}}{{{x}_{1}}+{{x}_{2}}} \right)}^{2}}-4\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)$ thuộc khoảng nào dưới đây?
A. $\left( 1;\frac{3}{2} \right)$. B. $\left( 2;\frac{5}{2} \right)$. C. $\left( \frac{9}{2};5 \right)$. D. $\left( \frac{7}{2};4 \right)$. |
Lời giải chi tiết
Ta có ${{a}^{x}}.{{b}^{{{x}^{2}}-1}}=1\Leftrightarrow {{\log }_{b}}\left( {{a}^{x}}.{{b}^{{{x}^{2}}-1}} \right)={{\log }_{b}}1\Leftrightarrow {{x}^{2}}+x.{{\log }_{a}}b-1=0\text{ }\left( * \right)$
Phương trình (*) có hai nghiệm phân biệt $\Leftrightarrow \text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }={{\left( {{\log }_{a}}b \right)}^{2}}+4>0$ (luôn đúng).
Khi đó, theo hệ thức Viet ta được $\left\{ \begin{array} {} {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=-{{\log }_{a}}b \\ {} {{x}_{1}}{{x}_{2}}=-1 \\ \end{array} \right.\xrightarrow{{}}S=4{{\log }_{a}}b+\frac{1}{\log _{a}^{2}}b$.
Lại có $4{{\log }_{a}}b+\frac{1}{\log _{a}^{2}}b=2{{\log }_{a}}b+2{{\log }_{a}}b+\frac{1}{\log _{a}^{2}b}\ge 3\sqrt[3]{4\log _{a}^{2}b.\frac{1}{\log _{a}^{2}b}}=3\sqrt[3]{4}$
Suy ra $S\ge 3\sqrt[3]{4}$. Dấu bằng xảy ra $\Leftrightarrow 2{{\log }_{a}}b=\frac{1}{\log _{a}^{2}b}\Leftrightarrow {{\left( {{\log }_{a}}b \right)}^{3}}=\frac{1}{2}\Leftrightarrow {{\log }_{a}}b=\frac{1}{\sqrt[3]{2}}$.
Vậy giá trị nhỏ nhất của S là $3\sqrt[3]{4}\in \left( \frac{9}{2};5 \right)$. Chọn C.
Nhận xét:
Bài tập 20: Cho $x>0,\text{ }y>0$ thỏa mãn ${{2018}^{2\left( {{x}^{2}}-y+1 \right)}}=\frac{2x+y}{{{\left( x+1 \right)}^{2}}}$.
Tính giá trị nhỏ nhất của biểu thức $P=2y-3x$. A. $\frac{1}{2}$. B. $\frac{7}{8}$. C. $\frac{3}{4}$. D. $\frac{5}{6}$. |
Lời giải chi tiết
Ta có ${{2018}^{2\left( {{x}^{2}}-y+1 \right)}}=\frac{2x+y}{{{\left( x+1 \right)}^{2}}}\Leftrightarrow {{\left( x+1 \right)}^{2}}{{.2018}^{2{{\left( x+1 \right)}^{2}}}}=\left( 2x+y \right){{.2018}^{2\left( 2x+y \right)}}\text{ }\left( * \right)$.
Xét hàm số $f\left( t \right)=t{{.2018}^{2t}}$ trên $\left( 0;+\infty \right)$, có ${f}'\left( t \right)={{2018}^{2t}}+2t{{.2018}^{2t}}.\ln 2018>0$.
Suy ra $f\left( t \right)$ là hàm đồng biến trên $\left( 0;+\infty \right)$ nên $\left( * \right)\Leftrightarrow f\left[ {{\left( x+1 \right)}^{2}} \right]=f\left( 2x+y \right)$
$\Leftrightarrow {{\left( x+1 \right)}^{2}}=2x+y\Leftrightarrow {{x}^{2}}+2x+1=2x+y\Leftrightarrow y={{x}^{2}}+1$.
Khi đó $P=2y-3x=2\left( {{x}^{2}}+1 \right)-3x=2{{x}^{2}}-3x+2=\frac{1}{8}{{\left( 4x-3 \right)}^{2}}+\frac{7}{8}\ge \frac{7}{8}$.
Dấu bằng xảy ra khi $4x-3=0\Leftrightarrow x=\frac{3}{4}\xrightarrow{{}}y=\frac{25}{16}$. Vậy ${{P}_{\min }}=\frac{7}{8}$. Chọn B.
Bài tập 21: Cho $a>0,\text{ }b>0$ thỏa mãn ${{\log }_{3a+2b+1}}\left( 9{{a}^{2}}+{{b}^{2}}+1 \right)+{{\log }_{6ab+1}}\left( 3a+2b+1 \right)=2$.
Giá trị của biểu thức $a+2b$ bằng A. 6. B. 9. C. $\frac{7}{2}$. D. $\frac{5}{2}$. |
Lời giải chi tiết
Áp dụng bất đẳng thức AM – GM, ta có
$2={{\log }_{3a+2b+1}}\left( 9{{a}^{2}}+{{b}^{2}}+1 \right)+{{\log }_{6ab+1}}\left( 3a+2b+1 \right)\ge 2\sqrt{{{\log }_{3a+2b+1}}\left( 9{{a}^{2}}+{{b}^{2}}+1 \right).{{\log }_{6ab+1}}\left( 3a+2b+1 \right)}$
$\Leftrightarrow 1\ge \sqrt{{{\log }_{6ab+1}}\left( 9{{a}^{2}}+{{b}^{2}}+1 \right)}\Leftrightarrow {{\log }_{6ab+1}}\left( 9{{a}^{2}}+{{b}^{2}}+1 \right)\le 1\Leftrightarrow 9{{a}^{2}}+{{b}^{2}}+1\le 6ab+1$
$\Leftrightarrow {{\left( 3a \right)}^{2}}-2.3a.b+{{b}^{2}}\le 0\Leftrightarrow {{\left( 3a-b \right)}^{2}}\le 0\Leftrightarrow 3a-b=0\Leftrightarrow b=3a$.
Dấu bằng xảy ra $\Leftrightarrow {{\log }_{3a+2b+1}}\left( 9{{a}^{2}}+{{b}^{2}}+1 \right)={{\log }_{6ab+1}}\left( 3a+2b+1 \right)=1$
Khi đó, ta có hệ $\left\{ \begin{array} {} b=3a \\ {} 9{{a}^{2}}+{{b}^{2}}+1=3a+2b+1 \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array} {} b=3a \\ {} 9{{a}^{2}}+{{b}^{2}}=3a+2b \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow \left( a;b \right)=\left( \frac{1}{2};\frac{3}{2} \right)$.
Vậy $a+2b=\frac{1}{2}+2.\frac{3}{2}=\frac{1}{2}+3=\frac{7}{2}$. Chọn C.
Bài tập 22: Cho hai số thực dương x, y thỏa mãn điều kiện $xy\le 4y-1$.
Giá trị nhỏ nhất của biểu thức $P=\frac{6\left( 2x+y \right)}{x}+\ln \frac{x+2y}{y}$ bằng $a+\ln b$. Tích $a.b$ bằng A. 45. B. 115. C. 108. D. 81. |
Lời giải chi tiết
Ta có $xy\le 4y-1\Leftrightarrow \frac{x}{y}\le \frac{4y-1}{{{y}^{2}}}=\frac{4}{y}-\frac{1}{{{y}^{2}}}=4-{{\left( 2-\frac{1}{y} \right)}^{2}}\le 4$
Lại có $P=\frac{6\left( 2x+y \right)}{x}+\ln \frac{x+2y}{y}=12+\frac{6y}{x}+\ln \left( \frac{x}{y}+2 \right)$.
Đặt $t=\frac{x}{y}\in \left( 0;4 \right]$ khi đó $P=f\left( t \right)=12+\frac{6}{t}+\ln \left( t+2 \right)$.
Xét hàm số $f\left( t \right)=12+\frac{6}{t}+\ln \left( t+2 \right)$ trên $\left( 0;4 \right]$, có ${f}'\left( t \right)=-\frac{6}{{{t}^{2}}}+\frac{1}{t+2}$;
Dựa vào bảng biến thiên, ta được $\underset{\left( 0;4 \right]}{\mathop{\min }}\,f\left( 4 \right)=f\left( 4 \right)=\frac{27}{6}+\ln 6$
Do đó $\min P=\frac{27}{6}+\ln 6=a+\ln b\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{array} {} a=\frac{27}{6} \\ {} b=6 \\ \end{array} \right.$. Vậy $a.b=6.\frac{27}{6}=81$. Chọn D.
TOÁN LỚP 12