Viết phương trình hoành độ giữa đồ thị hàm số y=f(x)(C) và đường thẳng d:y=ax+b. Gọi A(xi;axi+b) là tọa độ giao điểm khi đó ki=f′(xi) là hệ số góc của tiếp tuyến của (C) tại điểm A.
Bài tập trắc nghiệm tiếp tuyến và tương giao có đáp án chi tiết
Ví dụ 1: Cho hàm số y=−x+12x−1(C). Chứng minh rằng với mọi m đường thẳng d:y=x+m luôn cắt đồ thị (C) tại hai điểm phân biệt A, B. Gọi k1,k2 lần lượt là hệ số góc của tiếp tuyến với (C) tại A và B. Tìm m để tổng k1+k2 đạt giá trị lớn nhất. |
Lời giải
Phương trình hoành độ giao điểm là: −x+12x−1=x+m⇔(x+m)(2x−1)=−x+1 (Do x=12 không phải là nghiệm) ⇔2x2+2x−m−1=0(∗).
Ta có: Δ′=m2+2m+2>0(∀x∈R)⇒d luôn cắt (C) tại 2 điểm phân biệt.
Gọi x1,x2 là nghiệm của phương trình (*) theo định lý Vi-ét ta có: {x1+x2=−1x1x2=−m−12
Khi đó k1+x2=−1(2x1−1)2−1(2x2−1)2=−4(x1+x2)2−8x1x2−4(x1+x2)+2[4x1x2−2(x1+x2)+1]2
=−4m2−8m−6=−4(m+1)2−2≤−2.
Do đó k1+k2 đạt giá trị lớn nhất ⇔m=−1.
Ví dụ 2: Cho hàm số y=x3+4x2+3(C). Viết phương trình đường thẳng d qua A(0;3) và cắt (C) tại 3 điểm phân biệt A, B, C sao cho các tiếp tuyến tại B, C vuông góc với nhau. |
Lời giải
Phương trình đường thẳng d là: y=kx+3
Phương trình hoành độ giao điểm là: x3+4x2+3=kx+3⇔[x3=0⇒A(0;3)g(x)=x2+4x−k=0
Để d cắt (C) tại 3 điểm phân biệt ⇔g(x)=0 có 2 nghiệm phân biệt khác 0
⇔{Δ′=4+k>0k≠0⇔0≠k>−4
Khi đó gọi, B(x1;kx1+3), C(x2;kx2+3)⇒k1=y′(x1)=3x21+8x1,k2=3x22+8x2
Để các tiếp tuyến tại B, C vuông góc với nhau ⇔k1.k2=−1
⇔x1.x2(3x1+8)(3x2+8)=−1⇔x1.x2(9x1x2+24(x1+x2)+64)=−1
⇔−k(−9k−32)=−1⇔9k2+32k+1=0⇔k=−16±√2479 (thỏa mãn)
Vậy k=−16±√2479⇒dy=−16±√2479x+3.
Ví dụ 3: Gọi k1 và k2 lần lượt là hệ số góc của tiếp tuyến tại các giao điểm của (C):y=x−1x−2 và đường thẳng d:y=2x+1. Giá trị của k1+k2 là:
A. 5 B. 10 C. 20 D. 30 |
Lời giải
Phương trình hoành độ giao điểm là x−1x−2=2x+1⇔{x≠22x2−4x−1=0⇔x=2±√62
Mặt khác ta có: y′=−1(x−2)2⇒k1+k2=y′(2+√62)+y′(2−√62)=20. Chọn C.
Ví dụ 4: Tìm giá trị của tham số m để đồ thị hàm số y=x2−2mx cắt đường thẳng y=−1 tại 2 điểm phân biệt A, B sao cho tổng hệ số góc tiếp tuyến của (C) tại A và B bằng 4.
A. m=2 B. m=−2 C. m=−3 D. m=3 |
Lời giải
Phương trình hoành độ giao điểm là x2−2mx+1=0
Đk cắt tại 2 điểm phân biệt là: Δ′=m2−1>0. Khi đó x1;x2 là hoành độ giao điểm thì {x1+x2=2mx1x2=1
Lại có y′=2x−2⇒y′(x1)+y′(x2)=2x1−2+2x2−2=4m−4=4⇔m=2. Chọn A.
Ví dụ 5: Cho hàm số y=x3−3(m+1)x2+3mx+2(C). Số các giá trị của m để (C) cắt trục Ox tại 3 điểm phân biệt A(1;0), B, C sao cho tiếp tuyến tại B và C của (C) song song với nhau.
A. 1 B. 0 C. 2 D. 3 |
Lời giải
Phương trình hoành độ giao điểm là: x3−3(m+1)x2+3mx+2=0
⇔(x−1)(x2−(3m+2)x−2)=0⇔{x=1g(x)=x2−(3m+2)x−2=0
+) Để (C) cắt Ox tại 3 điểm phân biệt ⇔g(x)=0 có 2 nghiệm phân biệt khác 1.
⇔{Δ=(3m+2)2+8>0g(1)=−3m−3≠0(∗)
Khi đó gọi, B(x1;0),C(x2;0)⇒{x1+x2=3m+2x1x2=−2(x1≠x2)
Ta có: k1=y′(x1)=3x21−6(m+1)x1+3m,k2=y′(x2)=3x22−6(m+1)x2+3m
Do tiếp tuyến tại B và C song song nên ta có: k1=k2⇔x21−2(m+1)x1=x22−2(m+1)x2
⇔(x1−x2)(x1+x2−2m−2)=0⇔x1+x2=2m+2⇔3m+2=2m+2⇔m=0 (t/m). Chọn A.
Ví dụ 6 [Đề thi THPT QG năm 2018]: Cho hàm số y=14x4−72x2 có đồ thị (C). Có bao nhiêu điểm A∈(C) sao cho tiếp tuyến của (C) tại A cắt (C) tại hai điểm phân biệt M(x1;y1),N(x2;y2) (M, N khác A) thỏa mãn y1−y2=6(x1−x2)?
A. 1 B. 2 C. 0 D. 3 |
Lời giải
Từ giả thiết ta được đường thẳng MN có một vectơ chỉ phương →u(1;6).
Suy ra hệ số góc của đường thẳng MN bằng 6.
Gọi A(x0;y0) ta có: f′(x0)=6⇔x30−7x0=6⇔[x0=3x0=−1x0=−2.
Ta được các phương trình tiếp tuyến tương ứng là y=6x−1174, y=6x+114, y=6x+2.
Kiểm tra điều kiện cắt tại 3 điểm
Ta xét phương trình 14x4−72x2=6x+m⇔g(x)=14x4−72x2−6x=m(∗).
Khi đó g′(x)=0⇔x3−7x−6=0⇔[x=3x=−1x=−2. Ta được bảng biến thiên sau:
Dựa vào BBT suy ra m=114, m=2 thì phương trình (*) có ba nghiệm.
Vậy có hai điểm A thỏa mãn yêu cầu bài toán. Chọn B.
Ví dụ 7: Cho hàm số y=x3+3mx2+2x(C). Biết tiếp tuyến của (C) tại các điểm có hoành độ x1 và x2 có cùng hệ số góc k=5. Biết x21+x22=10 giá trị của m là:
A. m=±1 B. m=±√2 C. m=±2 D. m=±√3 |
Lời giải
Ta có y′(x1)=y′(x2)=5⇔[3x21+6mx1+2=53x22+6mx1+2=5. Khi đó x1;x2 là nghiệm của phương trình
3x2+6mx+2=5 hay x2+2mx−1=0(m2+1>0). Theo Vi-ét ta có: {x1+x2=−2mx1x2=−1
Lại có x21+x22=(x1+x2)2−2x1x2=4m2+2=10⇔m=±√2. Chọn B.
Ví dụ 8: Cho hàm số y=x3−3mx2+3(m+1)x(C). Số các giá trị nguyên của m để trên (C) tồn tại 2 điểm M(x1;y1),N(x2;y2) phân biệt sao cho tiếp tuyến tại M và N cùng vuông góc với đường thẳng d:x−3y+2=0 và √x1+√x2=2√5.
A. 1 B. 2 C. 0 D. 3 |
Lời giải
Viết lại d:y=13x+23. y′=3x2−6mx+3(m+1)
Ta có: y′(x1).13=−1, y′(x2).13=−1 nên x1;x2 là nghiệm của PT: x2−2mx+m+1=−1
⇔x2−2mx+m+2=0(1)
Để tồn tại 2 điểm M, N thỏa mãn yêu cầu bài toán thì phương trình (1) có 2 nghiệm phân biệt dương
⇔{Δ′=m2−m−2>02m>0m+2>0⇔m>2.
Khi đó ta có: {x1+x2=2mx1x2=m+2⇒(√x1+√x2)2=x1+x2+2√x1x2=2m+2√m+2=20
⇔{m<10m+2=(10−m)2⇔m=7 (tm). Chọn A.
TOÁN LỚP 12