Bài tập 1: Điện trường xoáy là điện trường: A. có các đường sức là đường cong kín. B. có các đường sức không khép kín. C. giữa hai bản tụ điện có điện tích không đổi. D. của các điện tích đứng yên. |
HD: Điện trường có đường sức là đường cong kín gọi là điện trường xoáy. Chọn A.
Bài tập 2: Khi một điện trường biến thiên theo thời gian sẽ sinh ra A. điện trường xoáy. B. từ trường xoáy. C. một dòng điện. D. từ trường và điện trường biến thiên. |
HD: Khi một điện trường biến thiên theo thời gian sẽ sinh ra từ trường xoáy. Chọn B.
Bài tập 3: Tìm phát biểu sai về điện từ trường. A. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy ở các điểm lân cận. B. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường xoáy ở các điểm lân cận. C. Điện trường và từ trường không đổi theo thời gian cũng có các đường sức là những đường cong khép kín. D. Đường sức của điện trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức của từ trường biến thiên. |
HD: Chọn C.
Bài tập 4: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về sóng điện từ? A. Tại mỗi điểm bất kì trên phương truyền, vectơ cường độ điện trường $\overrightarrow{\text{E}}$và vectơ cảm ứng từ luôn vuông góc với nhau và cả hai đều vuông góc với phương truyền sóng. B. Vectơ $\overrightarrow{\text{E}}$có thể hướng theo phương truyền sóng và vectơ $\overrightarrow{\text{B}}$vuông góc với vectơ $\overrightarrow{\text{E}}$. C. Vectơ $\overrightarrow{\text{B}}$có thể hướng theo phương truyền sóng và vectơ $\overrightarrow{\text{E}}$vuông góc với vectơ $\overrightarrow{\text{B}}$. D. Trong quá trình lan truyền của sóng điện tử, cả hai vectơ $\overrightarrow{\text{E}}$và $\overrightarrow{\text{B}}$đều không có hướng cố định. |
HD giải: Tại mỗi điểm bất kì trên phương truyền, vectơ cường độ điện trường $\overrightarrow{\text{E}}$và vectơ cảm ứng từ $\overrightarrow{\text{B}}$luôn vuông góc với nhau và cả hai đều vuông góc với phương truyền sóng. Chọn A.
Bài tập 5: Nhận xét nào dưới đây là đúng? Sóng điện từ A. là sóng dọc giống như sóng âm. B. là sóng dọc nhưng có thể lan truyền trong chân không. C. là sóng ngang, có thể lan truyền trong mọi môi trường kể cả chân không. D. chỉ lan truyền trong chất khí và bị phản xạ từ các mặt phẳng kim loại. |
HD giải: Sóng điện từ là sóng ngang và có thể lan truyền trong mọi môi trường kể cả chân không. Chọn C.
Bài tập 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Sóng điện từ là sóng ngang.. B. Sóng điện từ mang năng lượng. C. Sóng điện từ có thể phản xạ, khúc xạ, giao thoa. D. Sóng điện từ không truyền được trong chân không. |
HD giải: Sóng điện từ truyền được trong chân không. Chọn D.
Bài tập 7: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về sóng điện từ? A. Có tốc độ khác nhau khi truyền trong không khí do có tần số khác nhau. B. Sóng điện từ gồm các thành phần điện trường và từ trường dao động. C. Sóng điện từ mang năng lượng. D. Cho hiện tượng phản xạ và khúc xạ như ánh sáng. |
HD giải: Tốc độ của sóng điện từ trong môi trường nhỏ hơn trong chân không và phụ thuộc vào hằng số điện môi (không phụ thuộc vào tần số của sóng). Chọn A.
Bài tập 8: Sóng điện từ và sóng cơ học không có chung tính chất nào dưới đây? A. Phản xạ.B. Truyền được trong chân không. C. Mang năng lượng. D. Khúc xạ |
HG giải: Sóng điện từ truyền được trong chân không, sóng cơ học không truyền được trong chân không. Chọn B.
Bài tập 9: Sóng điện từ là quá trình lan truyền của điện từ trường biến thiên, trong không gian. Khi nói về quan hệ giữa điện trường và từ trường của điện từ trường trên thì kết luận nào sau đây là đúng? A. Vectơ cường độ điện trường và cảm ứng từ cùng phương và cùng độ lớn. B. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn luôn dao động ngược pha. C. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn luôn dao động lệch pha nhau $\pi /2$. D. Điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì. |
- HD giải: Chọn D.
- Bài tập 10: [Trích đề thi Đại học năm 2011] Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ? - A. Sóng điện từ truyền được trong chân không. - B. Khi sóng điện từ gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì nó có thể bị phản xạ hoặc khúc xạ. - C. Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn đồng pha với nhau. - D. Sóng điện từ là sóng ngang nên nó chỉ truyền được trong chất rắn. |
- HD giải: Sóng điện từ là sóng ngang và có thê truyền được trong chân không. Chọn D.
- Bài tập 11: [Trích đề thi Đại học năm 2012] Tại Hà Nội, một máy đang phát sóng điện từ. Xét một phương truyền có phương thắng đứng hướng lên. Vào thời điểm t, tại điểm M trên phương truyền, vectơ cảm ứng từ đang có độ lớn cực đại và hướng về phía Nam. Khi đó vectơ cường độ điện trường có - A. độ lớn cực đại và hướng về phía Tây. - B. độ lớn bằng không. - C. độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc - D. độ lớn cực đại và hướng về phía Đông. |
- HD giải: Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau nên độ lớn của vecto cảm ứng từ cực đại thì vecto
- cường độ điện trường cũng cực đại.
- Sử dụng quy tắc bàn tay phải để xác định hướng của vectơ cường độ
- điện trường sao cho. Véc tơ vận tốc đi từ dưới lên trên lòng bàn tay,
- chiều từ cổ tay đến các ngón tay là chiều véc tơ cảm ứng từ, ngón cái
- choẽ ra 90 độ chỉ chiều véc tơ cường độ điện trường. Chọn A.
Bài tập 12: [Trích đề thi Sở GD TP Hồ Chí Minh] Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai? - A. Sóng điện từ cũng có những tính chất như sóng cơ học: có thể phản xạ, giao thoa, tạo sóng dừng. B. Sóng điện từ không truyền được trong chân không. - C. Sóng điện từ mang năng lượng. - D. Sóng điện từ là sóng ngang. |
- HD giải: Sóng điện từ truyền được trong chân không. Chọn B.
- Bài tập 13: [Trích đề thi THPT QG năm 2017] Tại một điểm có sóng điện từ truyền qua, cảm ứng từ biến thiên theo phương trình $B={{B}_{0}}\cos \left( 2\pi {{.10}^{8}}t+\frac{\pi }{3} \right)$($B>0$, t tính bằng s). Kế từ lúc $t=0$, - thời điểm đầu tiên cường độ điện trường tại điểm đó bằng 0 là: - A. $\frac{{{10}^{-8}}}{9}s.$ B. $\frac{{{10}^{-8}}}{8}s.$ C. $\frac{{{10}^{-8}}}{12}s.$ D. $\frac{{{10}^{-8}}}{6}s.$ |
- HD giải: Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau. Do đó khi $\text{E = 0}$thì B = 0
- Ta có: $B={{B}_{0}}\cos \left( 2\pi {{.10}^{8}}t+\frac{\pi }{3} \right)=0\Leftrightarrow 2\pi {{.10}^{8}}t+\frac{\pi }{3}=\frac{\pi }{2}+k\pi \Leftrightarrow t=\frac{{{10}^{-8}}}{12}+\frac{{{10}^{-8}}k}{2}$
- Thời điểm đầu tiên E = 0 là $\frac{{{10}^{-8}}}{12}s$. Chọn C.
VẬT LÝ LỚP 12