Tìm góc giữa cạnh bên SA và mặt đáy (ABC)
Gọi H là hình chiếu vuông góc của S trên mặt phẳng đáy (ABC).
Như vậy HA là hình chiếu vuông góc của SA trên (ABC).
Vậy (^SA;(ABC))=^(SA;HA)=^SAH.
Bài tập 1: Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại B, có AB=a;BC=a√3. Biết SA⊥(ABC), SB tạo với đáy một góc 60∘ và M là trung điểm của BC.
a) Tính cosin góc giữa SC và mặt phẳng (ABC). b) Tính cosin góc giữa SM và mặt phẳng (ABC). |
Lời giải chi tiết
a) Do SA⊥(ABC)⇒(^SB;(ABC))=^SBA=60∘.
Do đó SA=ABtan^SBA=atan60∘=a√3.
Ta có: AC=√AB2+BC2=2a;^(SC;(ABC))=^SCA.
Khi đó: cos^SCA=ACSC=AC√SA2+AC2=2a√3a2+4a2=2√7.
b) Do SA⊥(ABC)⇒^(SM;(ABC))=^SMA=φ.
Ta có: AM=√AB2+BM2=√a2+(a√32)2=a√72.
Khi đó cosφ=AMSM=AM√SA2+AM2=√13319.
Bài tập 2: Cho hình chóp S.ABCD, đáy là hình chữ nhật có AB=2a;AD=a. Tam giác (SAB) đều và thuộc mặt phẳng vuông góc với đáy.
a) Tính góc giữa SB, SC và mặt phẳng (ABCD). b) Gọi I là trung điểm của BC. Tính tan góc giữa SI và mặt phẳng (ABCD). |
Lời giải chi tiết
a) Gọi H là trung điểm của AB ta có: SH⊥AB
Mặt khác {(SAB)⊥(ABCD)AB=(SAB)∩(ABCD)⇒SH⊥(ABCD).
Tam giác SAB đều cạnh 2a nên SH=a√3,
HC=√HB2+BC2=a√2.
Do SH⊥(ABCD)⇒(^SB;(ABCD))=^SBH=60∘
(^SC;(ABCD))=^SCH và tan^SCH=SHHC=√32.
b) Ta có: HI=√HB2+BI2=√a2+(a2)2=a√52.
Mặt khác (^SI;(ABCD))=^SIH và ^SIH=SHSI=a√3:a√52=2√155.
Bài tập 3: Cho hình chóp S.ABCD, có đáy là nửa lục giác đều cạnh a, AD=2a. Biết SA⊥(ABCD) và đường thẳng SB tạo với đáy một góc 45∘.
a) Tính cosin góc tạo bởi các cạnh SC, SD và mặt đáy (ABCD). b) Gọi I là trung điểm của CD, tính tan góc tạo bởi SI và mặt phẳng (ABCD). |
Lời giải chi tiết
a) Gọi O là trung điểm của AD ⇒ OABC là hình thoi cạnh a ⇒CO=a=12AD⇒ΔACD vuông tại C.
Do SA⊥(ABCD)⇒^(SB;(ABCD))=^SBA=45∘.
Do đó SA=ABtan45∘=a.
AC=√AD2−CD2=a√3⇒cos^(SC;(ABC))=cos^SCA
=ACSC=AC√SA2+AC2=a√3√a2+3a2=√32.
cos(^SD;(ABCD))=cos^SDA=AD√SA2+AD2=2√5.
b) Ta có: AI=√AC2+CI2=√3a2+(a2)2=a√132.
Do đó tan^(SI;(ABCD))=tan^SIA=SAAI=2√13.
TOÁN LỚP 12