Bài tập 1: Gọi $M$ là điểm biểu diễn của số phức $z$ thỏa mãn $3\left| z+i \right|=\left| 2\overline{z}-z+3i \right|$. Tập hợp tất cả các điểm $M$ như vậy là:
A. một đường tròn B. một parabol C. một đường thẳng D. một elip |
Lời giải chi tiết
Gọi $z=x+yi\left( x;y\in \mathbb{R} \right)$ khi đó ta có: $3\left| x+yi+i \right|=\left| 2\left( x-yi \right)-\left( x+yi \right)+3i \right|$
$\Leftrightarrow 3\left| x+\left( y+1 \right)i \right|=\left| x-\left( 3y-3 \right)i \right|\Leftrightarrow 9{{x}^{2}}+9{{\left( y+1 \right)}^{2}}={{x}^{2}}+9{{\left( y-1 \right)}^{2}}$
$\Leftrightarrow 8{{x}^{2}}+18y=0\Leftrightarrow y=-\frac{4}{9}{{x}^{2}}$ nên tập hợp là Parabol. Chọn B.
Bài tập 2: Tìm tập hợp các điểm biểu diễn số phức $z$ sao cho $\left( z-1 \right)\left( \overline{z}+1 \right)$ là số thực.
A. một đường tròn B. một parabol C. một đường thẳng D. một elip |
Lời giải chi tiết
Đặt $z=x+yi$ ta có: $\left( z-1 \right)\left( \overline{z}+1 \right)=\left( x+yi-1 \right)\left( x-yi+1 \right)=\left[ \left( x-1 \right)+yi \right]\left[ \left( x+1 \right)-yi \right]$
$=\left( x-1 \right)\left( x+1 \right)+{{y}^{2}}+\left[ \left( x-1 \right)\left( -y \right)+y\left( x+1 \right) \right]i$ là số thực nên ta có: $-xy+y+xy+y=0$
$\Leftrightarrow y=0$. Vậy điểm biểu diễn số phức $z$ là đường thẳng $y=0$. Chọn C.
Bài tập 3: Gọi $M$ là điểm biểu diễn của số phức $z$ thỏa mãn $2\left| z-i \right|=\left| z-\overline{z}+2i \right|$. Tập hợp tất cả các điểm $M$ như vậy là:
A. một đường tròn B. một parabol C. một đường thẳng D. một elip |
Lời giải chi tiết
Đặt $z=x+yi\left( x;y\in \mathbb{R} \right)\Rightarrow \overline{z}=x-yi$
Ta có: $2\left| z-i \right|=\left| z-\overline{z}+2i \right|\Leftrightarrow 2\left| x+\left( y-1 \right)i \right|=\left| 2yi+2i \right|\Leftrightarrow {{x}^{2}}+{{\left( y-1 \right)}^{2}}={{\left( y+1 \right)}^{2}}\Leftrightarrow y=\frac{{{x}^{2}}}{4}$
Tập hợp điểm biểu diễn $z$ là parabol $y=\frac{{{x}^{2}}}{4}$. Chọn B.
Bài tập 4: Gọi $M$ là điểm biểu diễn của số phức $z$ thỏa mãn $\left| z-i \right|=\left| \left( 1+i \right)z \right|$. Tập hợp tất cả các điểm $M$ như vậy là đường tròn có bán kính
A. $R=2$ B. $R=\sqrt{2}$ C. $R=4$ D. $R=1$ |
Lời giải chi tiết
Đặt $z=x+yi\left( x;y\in \mathbb{R} \right)$. Ta có: $\left| z-i \right|=\left| \left( 1+i \right)z \right|\Rightarrow \left| z-i \right|=\left| \left( 1+i \right) \right|\left| z \right|=\sqrt{2}\left| z \right|$
$\Rightarrow \left| x+yi-i \right|=\sqrt{2}\sqrt{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}}\Leftrightarrow {{x}^{2}}+{{\left( y-1 \right)}^{2}}=2{{x}^{2}}+2{{y}^{2}}$
$\Leftrightarrow {{x}^{2}}+{{\left( y-1 \right)}^{2}}=2\Rightarrow $ Tập hợp điểm $M$ là đường tròn có bán kính $R=\sqrt{2}$. Chọn B.
Bài tập 5: Biết điểm biểu diễn số phức $z$ thỏa mãn $\left( z+2i \right)\left( \overline{z}-1 \right)$ là số thực là một đường thẳng, khoảng cách từ gốc tọa độ đến đường thẳng đó bằng
A. $d=2$ B. $d=\frac{2}{\sqrt{5}}$ C. $d=\sqrt{2}$ D. $d=\frac{4}{\sqrt{5}}$ |
Lời giải chi tiết
Đặt $z=x+yi\left( x;y\in \mathbb{R} \right)$ ta có: $\left[ x+\left( y+2 \right)i \right]\left[ \left( x-1 \right)-yi \right]$ là số thực $\Rightarrow \left( x-1 \right)\left( y+2 \right)-xy=0$
$\Leftrightarrow xy-y+2x-2-xy=0\Leftrightarrow 2x-y-2=0$
Vậy tập hợp các điểm biểu diễn $z$ là đường thẳng $2x-y-2=0\left( \Delta \right)\Rightarrow d\left( O;\Delta \right)=\frac{2}{\sqrt{5}}$. Chọn B.
Bài tập 6: Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$, tập hợp điểm biểu diễn các số phức $z$ thỏa mãn điều kiện $\left| zi-\left( 2+i \right) \right|=2$ là đường tròn
A. ${{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{\left( y+2 \right)}^{2}}=4$ B. ${{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{\left( y-2 \right)}^{2}}=4$ C. ${{\left( x+1 \right)}^{2}}+{{\left( y+2 \right)}^{2}}=4$ D. ${{\left( x+1 \right)}^{2}}+{{\left( y-2 \right)}^{2}}=4$ |
Lời giải chi tiết
Ta có: $\left| zi-\left( 2+i \right) \right|=2\Leftrightarrow \left| i \right|.\left| z-\frac{2+i}{i} \right|=2\Leftrightarrow \left| z-1+2i \right|=2$
Do đó tập hợp điểm biểu diễn $z$ là đường tròn ${{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{\left( y+2 \right)}^{2}}=4$. Chọn A.
Bài tập 7: [Đề thi THPT Quốc gia năm 2018] Xét các số phức $z$ thỏa mãn $\left( \overline{z}+i \right)\left( z+2 \right)$ là số thuần ảo. Trên mặt phẳng tọa độ, tập hợp tất cả các điểm biểu diễn số phức $z$ là một đường tròn có bán kính bằng
A. 1 B. $\frac{5}{4},$ C. $\frac{\sqrt{5}}{2}$ D. $\frac{\sqrt{3}}{2}$ |
Lời giải chi tiết
Đặt $z=x+yi\left( x;y\in \mathbb{R} \right)$ ta có: $w=\left( \overline{z}+i \right)\left( z+2 \right)=\left( x-yi+i \right)\left( x+yi+2 \right)$
$=\left[ x+\left( 1-y \right)i \right]\left[ \left( x+2 \right)+yi \right]$
Phần thực của số phức $w$ là: ${{x}^{2}}-\left( 1-y \right)y$
Do $w$ là số thuần ảo nên phần thực của nó bằng 0 suy ra
$x\left( x+2 \right)-\left( 1-y \right)y={{x}^{2}}+{{y}^{2}}+2x-y=0\Leftrightarrow {{\left( x+1 \right)}^{2}}+{{\left( y-\frac{1}{2} \right)}^{2}}=\frac{5}{4}$
Do đó tập hợp điểm biểu diễn số phức $z$ là đường tròn tâm $I\left( -1;\frac{1}{2} \right)$ bán kính $R=\frac{\sqrt{5}}{2}$. Chọn C.
Bài tập 8: [Đề minh họa BGD và ĐT 2017] Cho các số phức $z$ thỏa mãn $\left| z \right|=4$. Biết rằng tập hợp các điểm biểu diễn số phức $w=\left( 3+4i \right)z+i$ là một đường tròn. Tìm bán kính của đường tròn đó
A. $r=4$ B. $r=5$ C. $r=20$ D. $r=22$ |
Lời giải chi tiết
Ta có: $z=\frac{w-i}{3+4i}\Rightarrow \left| z \right|=\left| \frac{w-i}{3+4i} \right|=\frac{\left| w-i \right|}{5}=4\Leftrightarrow \left| w-i \right|=20$ $\Rightarrow $ tập hợp là đường tròn $I\left( 0;1 \right);\,\,r=20$. Chọn C.
Bài tập 9: Cho các số phức $z$ thỏa mãn $\left| z \right|=2$ và số phức $w$ thỏa mãn $i.\overline{w}=\left( 3-4i \right)z+2i$. Biết rằng tập hợp điểm biểu diễn số phức $w$ là một đường tròn. Tính bán kính đường tròn đó:
A. $R=5$ B. $R=10$ C. $R=14$ D. $R=20$ |
Lời giải chi tiết
Ta có: $\left| i\overline{w}-2i \right|=\left| \left( 3-4i \right)z \right|=\left| \left( 3-4i \right) \right|\left| z \right|=5.2=10$
Do đó $\left| i \right|.\left| \overline{w}-2 \right|=10\Leftrightarrow \left| \overline{w}-2 \right|=10$, đặt $w=x+yi\left( x;y\in \mathbb{R} \right)$ thì $\left| x-yi-2 \right|=10$
$\Leftrightarrow {{\left( x-2 \right)}^{2}}+{{y}^{2}}=100\Rightarrow R=10$. Chọn C.
Bài tập 10: Cho số phức $z$ thỏa mãn $\left| \frac{3-i}{1-2i}z+2 \right|=10$. Biết tập hợp các điểm biểu diễn số phức $w$ thỏa mãn $\left( 1+i \right)w-iz+1=0$ là một đường tròn. Tìm bán kính của đường tròn đó.
A. $R=5\sqrt{2}$ B. $R=5$ C. $R=10$ D. $R=50$ |
Lời giải chi tiết
Ta có: $\left| \frac{3-i}{1-2i}z+2 \right|=10\Leftrightarrow \left| \left( 1+i \right)z+2 \right|=10\Leftrightarrow \left| 1+i \right|\left| z+1-i \right|=10\Leftrightarrow \left| z+1-i \right|=5\sqrt{2}\,\,\,\,\,\left( 1 \right)$
Lại có: $z=\frac{\left( 1+i \right)w+1}{i}=\left( 1-i \right)w-i$ thế vào (1) ta được $\left| \left( 1+i \right)w+1-2i \right|=5\sqrt{2}\,$
$\Leftrightarrow \left| \left( 1-i \right) \right|\left| w-\frac{1}{2}+\frac{3}{2}i \right|=5\sqrt{2}\,\Leftrightarrow \left| w-\frac{1}{2}+\frac{3}{2}i \right|=5$. Do đó suy ra $R=5$. Chọn B.
Bài tập 11: Cho số phức $z$ thỏa mãn $\left| 5z+i \right|=\left| 5-iz \right|$. Biết rằng tập hợp các điểm biểu diễn cho số phức $w$ thỏa mãn $w\left( 1-i \right)=\left( 6-8i \right)z+3i+2$ là một đường tròn. Xác định tọa độ tâm $I$ của đường tròn đó
A. $I\left( -1;5 \right)$ B. $I\left( 1;-5 \right)$ C. $I\left( \frac{1}{2};-\frac{5}{2} \right)$ D. $I\left( -\frac{1}{2};\frac{5}{2} \right)$ |
Lời giải chi tiết
Ta có: $\left| 5z+i \right|=\left| 5-iz \right|\Leftrightarrow \left| 5x+\left( 5y+1 \right)i \right|=\left| 5-xi+y \right|\Leftrightarrow 25{{x}^{2}}+{{\left( 5y+1 \right)}^{2}}={{x}^{2}}+{{\left( y+5 \right)}^{2}}$
$\Leftrightarrow 24\left( {{x}^{2}}+{{y}^{2}} \right)=24\Leftrightarrow {{x}^{2}}+{{y}^{2}}=1\Leftrightarrow \left| z \right|=1$
Khi đó $w\left( 1-i \right)=\left( 6-8i \right)z+3i+2\Leftrightarrow w\left( 1-i \right)-3i-2=\left( 6-8i \right)z$
Lấy modun 2 vế ta được $\left| w\left( 1-i \right)-3i-2 \right|=10\Leftrightarrow \left| 1-i \right|\left| w-\frac{3i+2}{i-1} \right|=10$
$\Leftrightarrow \left| w-\left( \frac{-1}{2}+\frac{5}{2} \right)i \right|=5\sqrt{2}$. Do đó tập hợp điểm biểu diễn $z$ là đường tròn tâm $I\left( -\frac{1}{2};\frac{5}{2} \right);R=5\sqrt{2}$ Chọn D.
Bài tập 12: Cho số phức $z$ thỏa mãn $\left| \frac{3+i}{1-i}z+4+3i \right|=\sqrt{5}$. Biết rằng tập hợp các điểm biểu diễn số phức $w$ thỏa mãn $w=\left( 3+4i \right)z+2i$ là một đường tròn. Phương trình đường tròn đó là:
A. ${{\left( x+10 \right)}^{2}}+{{\left( y+3 \right)}^{2}}=5$ B. ${{\left( x+10 \right)}^{2}}+{{\left( y+3 \right)}^{2}}=25$ C. ${{\left( x-10 \right)}^{2}}+{{\left( y-3 \right)}^{2}}=5$ D. ${{\left( x-10 \right)}^{2}}+{{\left( y-3 \right)}^{2}}=25$ |
Lời giải chi tiết
Ta có: $\left| \frac{3+i}{1-i}z+4+3i \right|=\sqrt{5}\Leftrightarrow \left| \left( 1+2i \right)z+4+3i \right|=\sqrt{5}\Leftrightarrow \left| 1+2i \right|\left| z+2-i \right|=\sqrt{5}\Leftrightarrow \left| z+2-i \right|=1$
Mặt khác $z=\frac{w-2i}{3+4i}$ suy ra $\left| \frac{w-2i}{3+4i}+2-i \right|=1\Leftrightarrow \frac{\left| w+10+3i \right|}{\left| 3+4i \right|}=1\Leftrightarrow \left| w+10+3i \right|=5$
Do đó phương trình đường tròn biểu diễn $w$ là ${{\left( x+10 \right)}^{2}}+{{\left( y+3 \right)}^{2}}=25$. Chọn B.
Bài tập 13: Tập hợp điểm biểu diễn số phức $w=2z+3-i$, biết ${{\left| 2z+i \right|}^{2}}=3z.\overline{z}+1$ là đường tròn có tâm
A. $I\left( 3;5 \right)$ B. $I\left( -3;5 \right)$ C. $I\left( -3;-1 \right)$ D. $I\left( 3;-5 \right)$ |
Lời giải chi tiết
Đặt $w=x+yi\left( x,y\in \mathbb{R} \right),\,\,z=a+bi\left( a,b\in \mathbb{R} \right)$. Ta có: $x+yi=2\left( a+bi \right)+3-i\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & x=2a+3 \\ & y=2b-1 \\ \end{align} \right.$
Ta có: ${{\left| 2z+i \right|}^{2}}=3z.\overline{z}+1\Leftrightarrow {{\left| 2a+\left( 2b+1 \right) \right|}^{2}}=3\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}} \right)+1\Leftrightarrow 4{{a}^{2}}+{{\left( 2b+1 \right)}^{2}}=3{{a}^{2}}+3{{b}^{2}}+1$
$\Leftrightarrow {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+4b=0\Leftrightarrow {{a}^{2}}+{{\left( b+2 \right)}^{2}}=4\Leftrightarrow {{\left( \frac{x-3}{2} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{y+1}{2}+2 \right)}^{2}}=4\Leftrightarrow {{\left( x-3 \right)}^{2}}+{{\left( y+5 \right)}^{2}}=16$
Vậy tập hợp các điểm biểu diễn $w$ là đường tròn tâm $I\left( 3;-5 \right)$, bán kính $R=4$. Chọn D.
Bài tập 14: Tập hợp các điểm biểu diễn số phức $w=\left( 1+2i \right)z$ biết rằng số phức $z$ thỏa mãn điều kiện ${{\left| z+2-i \right|}^{2}}=z\overline{z}$ là đường thẳng $d$. Khoảng cách từ $O$ đến $d$ bằng
A. $\frac{5}{4}$ B. $\frac{5}{2}$ C. $\frac{25}{4}$ D. $\frac{25}{2}$ |
Lời giải chi tiết
Đặt $w=x+yi$ và $z=a+bi\left( a;b;x;y\in \mathbb{R} \right)$ ta có: $x+yi=\left( 1+2i \right)\left( a+bi \right)=a-2b+\left( 2a+b \right)i$
Mặt khác ${{\left| z+2-i \right|}^{2}}=z\overline{z}\Leftrightarrow {{\left( a+2 \right)}^{2}}+{{\left( b-1 \right)}^{2}}=\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}} \right)\Leftrightarrow 4a-2b+5=0$
$\Leftrightarrow \frac{4x+8y}{5}-\frac{2y-4x}{5}+5=0\Leftrightarrow 8x+6y+25=0$
Vậy tập hợp điểm biểu diễn số phức $w$ là đường thẳng $\left( d \right):8x+6y+25=0$
Do đó $d\left( O;d \right)=\frac{25}{10}=\frac{5}{2}$. Chọn B.
Bài tập 15: Cho các số phức $z$ thỏa mãn $\left| z-i \right|=\left| z-1+2i \right|$. Tập hợp các điểm biểu diễn số phức $w=\left( 2-i \right)z+1$ trên mặt phẳng tọa độ là một đường thẳng. Diện tích tam giác tạo bởi đường thẳng đó với các trục tọa độ bằng
A. $\frac{81}{7}$ B. $\frac{9}{7}$ C. $\frac{9}{14}$ D. $\frac{81}{14}$ |
Lời giải chi tiết
Ta có: $w=\left( 2-i \right)z+1\Rightarrow z=\frac{w-1}{2-i}$
Do đó $\left| z-i \right|=\left| z-1+2i \right|\Leftrightarrow \left| \frac{w-1}{2-i}-i \right|=\left| \frac{w-1}{2-i}-1+2i \right|\Leftrightarrow \left| \text{w}-1-i(2-i) \right|=\left| w-1+\left( 2i-1 \right)\left( 2-i \right) \right|$
$\Leftrightarrow \left| w-2-2i \right|=\left| w-1+5i \right|$
Do đó tập hợp điểm biểu diễn của $w$ là trung trực $d$ của $AB$ với $A\left( 2;2 \right);\,\,B\left( 1;-5 \right)$
Ta có: trung điểm của $AB$ là $\left( \frac{3}{2};-\frac{3}{2} \right);\,\,\overrightarrow{n}=\overrightarrow{AB}=\left( 1;7 \right)\Rightarrow d:x+7y+9=0$
Khi đó $d$ cắt các trục tọa độ tại $M\left( 0;\frac{-9}{7} \right);\,N\left( -9;0 \right)\Rightarrow {{S}_{OMN}}=\frac{1}{2}OM.ON=\frac{81}{14}$. Chọn D.
Bài tập 16: Biết tập hợp các điểm $M$ biểu diễn hình học số phức $z$ thỏa $\left| z+4 \right|+\left| z-4 \right|=10$ là một Elip $\left( E \right)$. Phương trình Elip $\left( E \right)$ là:
A. $\frac{{{x}^{2}}}{5}+\frac{{{y}^{2}}}{3}=1$ B. $\frac{{{x}^{2}}}{25}+\frac{{{y}^{2}}}{16}=1$ C. $\frac{{{x}^{2}}}{25}+\frac{{{y}^{2}}}{9}=1$ D. $\frac{{{x}^{2}}}{16}+\frac{{{y}^{2}}}{9}=1$ |
Lời giải chi tiết
Gọi ${{F}_{1}}\left( -4;0 \right);\,\,{{F}_{2}}\left( 4;0 \right)$ và lần lượt là các điểm biểu diễn số phức $-4;4$ và $z$
Ta có: $\left| z+4 \right|+\left| z-4 \right|=10\Leftrightarrow M{{F}_{1}}+M{{F}_{2}}=10>{{F}_{1}}{{F}_{2}}=8$
Khi đó tập hợp điểm $M$ là Elip có $2a=10;2c=8\Rightarrow \left\{ \begin{align} & a=5 \\ & c=4 \\ & b=\sqrt{{{a}^{2}}-{{b}^{2}}}=3 \\ \end{align} \right.$
Phương trình Elip là: $\frac{{{x}^{2}}}{25}+\frac{{{y}^{2}}}{9}=1$. Chọn C.
Bài tập 17: Trên mặt phẳng phức, gọi $M$ là điểm biểu diễn số phức $z={{\left( 2+i \right)}^{2}}\left( 4-i \right)$ và gọi $\varphi $ là góc tạo bởi chiều dương trục hoành và véc-tơ $\overrightarrow{OM}$. Tính $\cos 2\varphi $.
A. $\cos 2\varphi =-\frac{87}{475}$ B. $\cos 2\varphi =\frac{87}{475}$ C. $\cos 2\varphi =-\frac{87}{425}$ D. $\cos 2\varphi =\frac{87}{425}$ |
Lời giải chi tiết
Ta có $z=16+13i\Rightarrow M\left( 16;13 \right)$ và nằm ở góc phần tư thứ nhất nên ta có
$\cos \varphi =\cos \left( \overrightarrow{OM};\overrightarrow{i} \right)=\frac{16}{\sqrt{{{16}^{2}}+{{13}^{2}}}}=\frac{16}{\sqrt{425}}\Rightarrow \cos 2\varphi =2{{\cos }^{2}}\varphi -1=\frac{87}{425}$. Chọn D.
Bài tập 18: Trên mặt phẳng tọa độ $Oxy$, lấy $M$ là điểm biểu diễn số phức $z=-1+2i$ và gọi $\varphi $ là góc lượng giác tia đầu $Ox$, tia cuối $OM$. Tính $\tan 2\varphi $.
A. $\tan 2\varphi =-\frac{4}{3}$ B. $\tan 2\varphi =-\frac{3}{4}$ C. $\tan 2\varphi =\frac{4}{3}$ D. $\tan 2\varphi =-1$ |
Lời giải chi tiết
Ta có $z=-1+2i\Rightarrow M\left( -1;2 \right)$ và nằm ở góc phần tư thứ III nên ta có
$\cos \varphi =\cos \left( \overrightarrow{OM};\overrightarrow{i} \right)=\frac{-1}{\sqrt{{{\left( -1 \right)}^{2}}+{{2}^{2}}}}=-\frac{1}{\sqrt{5}}\Rightarrow \tan 2\varphi =\frac{\sin 2\varphi }{\cos 2\varphi }=\frac{4}{3}$. Chọn C.
Bài tập 19: Cho hai số phức ${{z}_{1}},\,\,{{z}_{2}}$ thỏa mãn $\left| {{z}_{1}} \right|=2,\,\,\left| {{z}_{2}} \right|=\sqrt{3}$ và nếu gọi $M,\,\,N$ lần lượt là điểm biểu diễn của ${{z}_{1}},\,\,i{{z}_{2}}$ thì $\widehat{MON}=30{}^\circ $, Tính $P=\left| z_{1}^{2}+4z_{2}^{2} \right|$.
A. $P=\sqrt{5}$ B. $P=4\sqrt{7}$ C. $P=3\sqrt{3}$ D. $P=5\sqrt{2}$ |
Lời giải chi tiết
Ta có $P=\left| z_{1}^{2}-4{{\left( i{{z}_{2}} \right)}^{2}} \right|=\left| {{a}^{2}}-4{{b}^{2}} \right|=\left| a-2b \right|.\left| a+2b \right|$. Với $a={{z}_{1}}\Rightarrow \left| a \right|=2;\,\,b=i{{z}_{2}}\Rightarrow \left| b \right|=\sqrt{3}$
Lại có ${{\left| a-2b \right|}^{2}}={{\left| a \right|}^{2}}-4.\left| a \right|.\left| b \right|.cos30{}^\circ +4{{\left| b \right|}^{2}}=4\xrightarrow{{}}\left| a-2b \right|=2$
Và ${{\left| a+2b \right|}^{2}}={{\left| a \right|}^{2}}+4.\left| a \right|.\left| b \right|.cos30{}^\circ +4{{\left| b \right|}^{2}}=28\xrightarrow{{}}\left| a+2b \right|=2\sqrt{7}$
Vậy $P=\left| a-2b \right|.\left| a+2b \right|=2.2\sqrt{7}=4\sqrt{7}$. Chọn B.
TOÁN LỚP 12