Bài toán: Biện luận số nghiệm của phương trình: F(x;m)=0 theo tham số m dựa vào đồ thị hoặc bảng biến thiên của hàm số y=f(x).
§ Bước 1: Biến đổi phương trình F(x;m)=0 về dạng f(x)=g(m).
§ Bước 2: Vẽ đồ thị hoặc bảng biến thiên của hàm số y=f(x)(C) và đường thẳng d:y=g(m)
Đường thẳng d có đặc điểm vuông góc với trục tung và cắt trục tung tại điểm có tung độ g(m).
§ Bước 3: Dựa vào đồ thị hoặc bảng biến thiên của hàm số để biện luận số nghiệm của phương trình đã cho.
Bài tập 1: Cho hàm số y=−x4+2x2 có đồ thị như hình bên.
Tìm tất cả các giá trị thực của tham số mđể phương trình −x4+2x2=m có bốn nghiệm thực phân biệt? A. m>0 B. 0≤m≤1 C. 0<m<1 D. m<1 |
Lời giải chi tiết
Số nghiệm của phương trình phụ thuộc vào số giao điểm của đồ thị hàm số y=−x4+2x2 và đường thẳng y=m. Dựa vào hình vẽ suy ra phương trình đã cho có 4 nghiệm khi 0<m<1. Chọn C.
Bài tập 2: [Đề thi tham khảo THPT QG năm 2019] Cho hàm số y=f(x) có bảng biến thiên như sau:
Số nghiệm thực của phương trình 2f(x)+3=0 là A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 |
Lời giải chi tiết
Số nghiệm thực của phương trình f(x)+3=0⇔f(x)=−32 chính là số giao điểm của đồ thị hàm số y=f(x) và đường thẳng y=−32.
Đường thẳng y=−32 cắt đồ thị hàm số y=f(x) tại 4 điểm phân biệt.
Vậy phương trình 2f(x)+3=0 có đúng 4 nghiệm thực phân biệt. Chọn A.
Bài tập 3: Cho hàm số y=ax3+bx2+cx+d có đồ thị trong hình bên.
Hỏi phương trình ax3+bx2+cx+d+1=0 có bao nhiêu nghiệm? A. Phương trình không có nghiệm. B. Phương trình có đúng 1 nghiệm. C. Phương trình có đúng 2 nghiệm. D. Phương trình có đúng 3 nghiệm. |
Lời giải chi tiết
Số nghiệm của phương trình đã cho phụ thuộc vào số giao điểm của đồ thị hàm số
y=ax3+bx2+cx+d(C) và đường thẳng y=−1.
Dựa vào đồ thị ta thấy (C) cắt đường thẳng y=−1 tại 3 điểm phân biệt nên phương trình đã cho có 3 nghiệm. Chọn D.
Bài tập 4: Tìm tất cả các giá trị mđể phương trình x3−3x=2m có 3 nghiệm phân biệt
A. −2<m<2 B. −1<m<1 C. −2≤m≤2 D. −1≤m≤1 |
Lời giải chi tiết
Phương trình x3−3x=2m là phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị hàm số y=x3−3x và đường thẳng y=2m. Phương trình có 3 nghiệm phân biệt khi hai đồ thị có ba giao điểm. Khi đó −2<2m<2⇔−1<m<1. Chọn B.
Bài tập 5: [Đề thi THPT QG năm 2018] Cho hàm số f(x)=ax3+bx2+cx+d(a,b,c,d∈R).
Đồ thị của hàm số y=f(x) như hình vẽ. Số nghiệm thực của phương trình 3f(x)+4=0 là: A. 3 B. 0 C. 1 D. 2 |
Lời giải chi tiết
Ta có: 3f(x)+4=0⇔f(x)=−43
Số nghiệm của phương trình f(x)=−43 là số giao điểm của đồ thị hàm số y=f(x) và đường thẳng y=−43.
Dựa vào đồ thị hàm số suy ra phương trình f(x)=−43 có 3 nghiệm phân biệt. Chọn A.
Bài tập 6: Cho hàm số y=f(x)=2x3−3x2+2 có bảng biến thiên như sau:
Giá trị của tham số m để phương trình x3−32x2+2m−1=0 có 3 nghiệm phân biệt là: A. 12<m<34 B. 1<m<32 C. 1<m<2 D. 12<m<32 |
Lời giải chi tiết
Ta có: PT ⇔2x3−3x2+4m−2=0⇔2x3−3x2+2=4−4m(1)
Số nghiệm của phương trình (1) là số giao điểm của đồ thị (C) và đường thẳng d:y=4−4m. Do vậy phương trình (1) có đúng 3 nghiệm khi d cắt (C) tại đúng 3 điểm phân biệt
1<4−4m<2⇔12<m<34. Chọn A.
Bài tập 7: Cho hàm số y=f(x)=x4−2x2+2 có bảng biến thiên như sau:
Số giá trị nguyên của m để phương trình 2x4−4x2+m−5=0 có đúng 2 nghiệm A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 |
Lời giải chi tiết
Ta có: PT ⇔x4−2x2=5−m2⇔x4−2x2+2=9−m2(2)
Số nghiệm của phương trình (2) là số giao điểm của đồ thị (C) và đường thẳng y=9−m2
Do vậy phương trình đã cho có 2 nghiệm ⇔ d cắt (C) tại 2 điểm phân biệt
⇔[9−m2=19−m2>2⇔[m=7m<5
Kết hợp m∈Z+⇒m={1;2;3;4;5;7}. Chọn D.
Bài tập 8: Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m sao cho đường thẳng y=m cắt đồ thị hàm số y=x3−3x+1 tại 3 điểm phân biệt, trong đó có đúng hai điểm phân biệt có hoành độ dương.
A. −1<m<3 B. 1<m<3 C. −1<m<1 D. m=1 |
Lời giải chi tiết
Ta có đồ thị hai hàm số như hình bên.
Đường thẳng y=m cắt đồ thị hàm số y=x3−3x+1 tại 3 điểm phân biệt, trong đó có đúng hai điểm phân biệt có hoành độ dương khi và chỉ khi −1<m<1. Chọn C.
Bài tập 9: Các giá trị m để đường thẳng y=m cắt đồ thị hàm số y=12x4−x2+3 tại 4 điểm phân biệt là
A. 52<m<3 B. 12<m<3 C. m>3 D. 12<m<52 |
Lời giải chi tiết
Ta có đồ thị hai hàm số y=12x4−x2+3 như hình bên. Dựa vào đồ thị ta thấy, đường thẳng y=m cắt đồ thị hàm số y=12x4−x2+3 tại 4 điểm phân biệt khi và chỉ khi giá trị m thuộc đoạn (52;3)⇔52<m<3. Chọn A.
Bài tập 10: Đồ thị sau đây là của hàm số y=x3−3x+1.
Tìm m để phương trình x3−3x−m=0 có ba nghiệm phân biệt A. −1<m<3 B. −2<m<2 C. −2≤m<2 D. −2<m<3 |
Lời giải chi tiết
PT ⇔x3−3x+1=m+1. Số nghiệm của phương trình đã cho là số giao điểm đồ thị hàm số y=x3−3x+1 và đường thẳng y=m+1.
Dựa vào đồ thị ta thấy, phương trình có ba nghiệm phân biệt khi và chỉ khi hai đồ thị có ba giao điểm. Khi đó −1<m+1<3⇔−2<m<2. Chọn B.
Bài tập 11: Cho hàm số y=f(x)=−x3−3x2+4 có bảng biến thiên như sau
Phương trình x3+3x2+2m=0, với m là tham số thực, có 3 nghiệm thực phân biệt khi m thuộc tập hợp nào dưới đây? A. [−2;0] B. (−2;0) C. [−3;−2] D. [−2;0] |
Lời giải chi tiết
PT ⇔−x3−3x2+4=2m+4(∗). Phương trình (*) là phương trình hoành độ giao điểm của đường thẳng y=2m+4 và đồ thị hàm số y=f(x)=−x3−3x2+4. PT có 3 nghiệm phân biệt khi hay đồ thị có 3 giao điểm.
Khi đó 0<2m+4<4⇔−2<m<0⇒m∈(−2;0). Chọn B.
Bài tập 12: Cho hàm số f(x) liên tục trên R và có bảng biến thiên như hình vẽ dưới đây
Tập hợp các giá trị của tham số mđể phương trình f(x)=m có bốn nghiệm phân biệt là A. (−2;+∞) B. [−2;−1] C. (−2;−1) D. (−∞;−1) |
Lời giải chi tiết
Phương trình f(x)=m là phương trình hoành độ giao điểm đồ thị hàm số y=f(x) và đường thẳng y=m song song trục hoành. Phương trình f(x)=m có bốn nghiệm phân biệt khi và chỉ khi đường thẳng y=m cắt đồ thị hàm số y=f(x) tại 4 điểm phân biệt. Khi đó
−2<m<1⇔m∈(2;−1). Chọn C.
Bài tập 13: Hàm số y=f(x) xác định trên R∖{−1;1}, liên tục trên mỗi khoảng xác định và có bảng biến thiên như hình vẽ:
Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình f(x)=m có 3 nghiệm thực phân biệt. A. m∈(2;+∞) B. m∈(−∞;−2) C. m∈[−2;2] D. m∈(−2;2) |
Lời giải chi tiết
Phương trình f(x)=m có 3 nghiệm thực phân biệt khi m∈(−2;2). Chọn D.
Bài tập 14: Cho hàm số y=f(x)=−x3−3x2+4 có bảng biến thiên như sau
Phương trình x3+3x2+2m=0, với m là tham số thực, có 3 nghiệm thực phân biệt khi m thuộc tập hợp nào dưới đây? A. [−2;0] B. (−2;0) C. [−3;−2] D. [−2;0] |
Lời giải chi tiết
PT ⇔−x3−3x2+4=2m+4(∗). Phương trình (*) là phương trình hoành độ giao điểm của đường thẳng y=2m+4 và đồ thị hàm số y=f(x)=−x3−3x2+4. Phương trình có 3 nghiệm phân biệt khi hai đồ thị có 3 giao điểm. Khi đó 0<2m+4<4⇔−2<m<0⇒m∈(−2;0). Chọn B.
Bài tập 15: Cho đồ thị hàm số y=f(x)=−x4+2x2+3 như hình vẽ.
Số các giá trị nguyên của tham số m∈[−10;10] để phương trình x4−2x2=m4−2m2 có đúng 2 nghiệm phân biệt là A. 17 B. 18 C. 19 D. 20 |
Lời giải chi tiết
Ta có: x4−2x2=m4−2m2⇔−x4+2x2+3=−m4+2m2+3(∗)
Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy: Phương trình (*) có đúng hai nghiệm phân biệt ⇔−m4+2m2+3<3⇔[m<−√2m>√2
Kết hợp {m∈[−10;10]m∈Z⇒ có 18 giá trị của tham số m. Chọn B.
Bài tập 16: Cho hàm số y=x3−6x2+9x+m (với m là tham số thực) có đồ thị (C). Giả sử (C) cắt trục hoành tại 3 điểm phân biệt có hoành độ x1,x2,x3 (với x1<x2<x3). Khẳng định nào sau đây đúng?
A. 0<x1<1<x2<3<x3<4 B. 1<x1<x2<3<x3<4 C. 1<x1<3<x2<4<x3 D. x1<0<1<x2<3<x3<4 |
Lời giải chi tiết
Đồ thị (C) cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt.
Khi đó PT x3−6x2+9x+m=0 có ba nghiệm phân biệt.
Suy ra PT x3−6x2+9x=−m có ba nghiệm phân biệt, suy ra đường thẳng y=−m cắt đồ thị hàm số y=x3−6x2+9x tại 3 điểm phân biệt.
Ta có đồ thị hai hàm số như hình bên.
Hai đồ thị có 3 giao điểm khi và chỉ khi −4<m<0.
Khi đó 0<x1<1<x2<3<x3<4. Chọn A.
TOÁN LỚP 12