Th6 06

Trần Ngọc Nam

Bạn đang đọc bài viết của Trần Ngọc Nam - Co-Founder của Tự Học 365, người đã xuất sắc dành 28.25 điểm thi đại học năm 2016. Nhấn vào đây để tìm hiểu thêm.

Lấy Gốc Hóa Cho Học Sinh Mất Gốc Trong 2 Tháng​

Cách Lấy Gốc Hóa Và Say Mê Hóa

Trong nhiều năm làm cố vấn học tập giúp đỡ các bạn học sinh ôn thi đại học. Thật sự tôi và Tự Học 365 đã giúp được rất nhiều bạn có những bước đột phá vượt trội không những về mặt điểm số mà còn trong các khía cạnh khác của cuộc sống. Một trong số rất nhiều câu hỏi tư vấn tôi nhận được, như bạn cũng biết đó là “Làm sao để lấy gốc hóa cho người mất căn bản?”

Và đó cũng là nội dung chính trong bài viết ngày hôm nay. Tôi sẽ đi từng bước, từng bước để giúp bạn từ mất gốc có thể đạt được những con điểm 9 – 10 trong kì thi sắp tới. 

Đùa ư??? Một người mất gốc có thể đạt được 9 điểm môn hóa?

Đúng vậy, tôi đã từng là một học sinh mất gốc hóa, kể cả hóa trị tôi còn không nhớ, phản ứng thường viết sai và không biết cân bằng, những bài toán hóa tôi không thèm đọc đề vì tôi biết rằng mình sẽ không làm được, thậm chí đã từng có lúc tôi không biết đổi từ khối lượng sang số mol… tôi biết, có thể bạn đã và đang gặp tình trạng như tôi kể trên. Bạn cũng đã tìm kiếm rất nhiều phương pháp, hỏi rất nhiều người, nhưng vẫn chưa tìm được hướng đi đúng đắn cho mình. Có thể, sau bao nhiêu cố gắng, đến bây giờ, môn hóa vẫn trở thành tình địch của bạn, nó không muốn bạn tiến đến cánh cổng đại học mơ ước. Và bạn biết không, đó không phải lỗi của bạn, chỉ vì bạn chưa tìm được một bài hướng dẫn cụ thể và chi tiết để có thể giúp bạn nhìn rõ ràng 2 tháng tiếp theo cần làm gì để lấy gốc môn hóa.

Vậy nên, nếu bạn là học sinh mất gốc đã bao năm nay muốn lấy lại tình yêu với môn hóa hoặc bạn là học sinh yêu thích hóa học nhưng vẫn chưa có những bước cách mạng trong việc học tập của mình, bài viết này là tất cả những gì bạn cần.

Lấy gốc hóa thứ nhất: Bạn có thể giỏi hóa!

Có người bảo rằng, có niềm tin là có tất cả. Tôi hiểu bạn đã bị áp lực với môn hóa bao lâu nay, và tiết hóa trở thành những tiết học ám ảnh bạn. Tôi sẽ phân tích lại từ đầu vì sao bạn lại ra nông nỗi như bây giờ?

Hãy nhớ lại những năm cấp hai, nhưng năm lớp 6 lớp 7, bạn đã bị đầu độc tâm hồn. Đầu độc tâm hồn ư? Đúng, những anh chị lớp trên đã nói với bạn những ngôn từ, nó như lưỡi gươm đâm thẳng vào tâm trí của bạn, nhưng bạn không để ý. Ngôn từ gì vậy nhỉ? “Hóa học khó lắm em ơi, môn hóa học rất chán, kể cả những bạn học sinh giỏi nhất cũng không vượt qua nỗi điểm 5 môn hóa.”

Bạn thấy đấy, khi bạn chưa tiếp xúc với bộ môn được đánh giá là có nhiều anti fan nhất thì người khác đã gieo vào tâm trí bạn một hạt mầm “Hóa rất khó”. Khi tôi chia sẻ cho các bạn học viên của mình, rất nhiều bạn hỏi tôi rằng” Làm sao anh Nam biết điều đó?”, không biết bạn có như họ không?

Haizz, quá đơn giản, tôi đã chia sẻ rồi, tôi đã từng mất gốc. Và những điều tôi vừa kể trên chính xác là những gì tôi đã trải qua. Hồi đó tôi ngây thơ lắm, ai nói gì cũng tin là đúng, đặc biệt là đàn anh chị.

Khi tôi lên lớp 8, tôi biết là môn hóa rất khó. Tôi cảm thấy mình học bao nhiêu cũng không vào nào là các hóa trị, cách tính số mol, phản ứng… nó làm tôi như muốn nổi khùng lên. Cũng chính vì lí do đó, về nhà tôi không làm bài tập và cũng không soạn bài trước khi đến lớp, tôi cũng chẳng chịu tìm hiểu về môn hóa. Giữa học kì 2 lớp 8, tôi trở thành học sinh mất gốc thật sự. Bạn biết không? Để được trên 6,5 môn hóa tôi phải đi học thêm, không phải để biết thêm kiến thức đâu. Nói nhỏ ở đây thôi nhé, học thêm để thầy cho biết đề trước và nâng điểm.

Bằng thái độ không tốt của mình trong việc học, tôi càng ngày càng bỏ môn hóa qua một góc nhỏ, coi như nó không tồn tại trong từ điển của mình. Hồi đó tôi nghiện game và lười học nữa, nên tình trạng dần dần tệ đi.

Bạn thấy đấy, lớp 6 và lớp 7 người khác gieo vào suy nghĩ tôi một hạt mầm cỏ dại. Lên lớp  8 lớp 9, tôi tưới nước cho hạt mầm đó mỗi ngày để nó lớn dần lên và chiếm hết tâm trí tôi. Để rồi nó tạo thành niềm tin “Tôi không học được môn hóa.”

Đó là một niềm tin ngu ngốc và tiêu cực. Tôi vẫn mang niềm tin ấy lên lớp 10. Tôi vẫn mất gốc hóa.

Học kì 2 lớp 10, cái ngày định mệnh của đời tôi, tôi bị điểm 4 bài kiểm tra 15 phút. Một đòn chí mạng vào sự bê tha và vô tâm trong việc học của mình. Bạn cũng biết đấy, lúc lớp 10, tôi đang mang ước mơ của dòng họ mình là phải vào được trường Y Đa Khoa. Điều đó khiến tôi thất vọng mỗi lúc nhìn vào thực tế bi đát và một tương lai không sáng lạng. Tôi dường như lâm vào bước đường cùng, một là tôi tìm cách để học giỏi môn hóa hoặc là tương lai bị dập tắt.

Bạn cũng biết tôi chọn con đường nào rồi nhỉ? Suốt 2  tháng sau đó, tôi vừa học trên lớp vừa lấy gốc hóa học ở nhà. Thật sự tôi có một bước chuyển rất lớn, từ một học sinh yếu hóa trở thành học sinh TOP 15 của lớp. Nhờ những kết quả bước đầu, hè tôi lên 11, tôi bắt đầu có sự đột phá và chỉ trong 2 tháng ngắn ngủi, tôi trở thành hiện tượng của ngôi trường nhỏ nhỏ xinh xinh mà mình đang theo học. Có thể nói, 4 tháng ấy như là giấc mơ đối với tôi. Và hôm nay, tôi ở đây để giúp bạn, tôi sẽ chia sẻ với bạn những điều tôi thực sự đã làm trong 2 tháng để lấy lại được gốc. Khi bạn đã lấy được nền tảng và sự yêu thích môn hóa, tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng bạn để có những bước tiến thật sự, những con điểm 7, 8 rồi 9 thậm chí điểm 10. Tôi muốn khẳng định với bạn, điều đó hoàn toàn có thể.

Và bạn biết điều đầu tiên để tôi lấy lại gốc hóa là gì không?

Niềm tin vào bản thân rằng “tôi giỏi hóa, tôi yêu thích môn hóa”

Câu hỏi đặt ra là, bạn chưa giỏi thì làm sao bạn có thể tin được? Hãy nhìn và tôi, tôi đã làm được và nhìn vào những học sinh xung quanh bạn, rất rất nhiều người học giỏi hóa, cái môn mà bạn đang ghét cay ghét đắng đấy. Bạn biết không? Thật ra cảm xúc là một sự lựa chọn.

Quay lại câu chuyện khiến tôi mất gốc hóa, – tôi bị gieo hạt mầm tiêu cực về môn hóa. Và trong suốt những năm cấp hai, tôi vô tình tưới nước cho nó… Nó cản trở tôi đến với danh hiệu học sinh giỏi môn hóa.

Việc của bạn cần làm, ngay lúc này hãy nói những câu khẳng định tích cực với bản thân:

Tôi là học sinh giỏi hóa.

Môn hóa rất đơn giản.

Tôi yêu môn hóa.

Tôi đủ thông minh để có thể chinh phục môn hóa.

Bài tập này khá đơn giản, nhưng tác dụng của nó là rất lớn. Chỉ cần có niềm tin là có tất cả. Rất nhiều học viên của tôi ban đầu cũng nghi ngờ về nó, nhưng chỉ sau một tuần thực hành liên tục, tôi đã có những lời cám ơn từ họ về sự hiệu quả không ngờ.

Bạn biết đấy, hạt mầm năm xưa đã lớn thành cây củ thụ. Bây giờ, bạn cần đốn cây đó đi và trồng lại cây mới. Nó cần thời gian, không phải ngày một ngày hai được, cho nên, hãy nói những lời tích cực với bản thân. Một ngày nào đó, nó sẽ trở thành sự thật.

Trong một trải nghiệm thực tế tôi được tham gia vào đầu năm nhất về tiềm năng con người.

Trải nghiệm hít đất đến khi không còn sức nữa… Chỉ với cái tên thôi cũng khiến cả lớp tắt chế độ vui vẻ, bật chế độ phòng thủ.

Hồi đó tôi chưa tập thể dục hay tập gym gì đó, cơ thể mảnh mai như mặt bàn vậy đó, tôi dự kiến mình sẽ hít được 30 cái liên tục.

Bạn biết không, đến cái thứ 25, đôi tay tôi run như muốn bảo rằng nó đã sức cùng lực cạn, bỏ cuộc đi. Nhưng tôi cố gắng “thêm một chút”, đến cái thứ 29 thì “đùng” tôi nằm bẹp xuống sàn…

Tôi nghĩ đó là giới hạn của tôi, tôi mệt lắm luôn rồi, xanh mày tím mặt.

KHÔNG!

“Khi các em đã đến giới hạn, nếu em nào muốn vượt qua bài kiểm tra này, thì phải hít thêm 15 cái nữa?”

Thật điên rồ! Các bạn biết đấy, giá như tôi biết trước thầy “giở trò” thì tôi đã “giả vờ” đóng chung màn kịch này rồi.

Ban đầu tôi không nghĩ là mình đủ sức hit thêm nữa đâu, nhưng vì bị ÉP BUỘC, tôi đã vượt qua.

Cuối bài học, thầy dạy rằng:”Các em thấy không, đôi khi chúng ta nghĩ bầu trời là giới hạn, nhưng thật sự giới hạn là những vì sao. Chỉ cần các em QUYẾT TÂM thực hiện, các em sẽ phá bỏ được những giới hạn do mình tạo ra”

Ồ! Một bài học hay, tôi xin lỗi bạn đến bây giờ tôi mới chia sẻ. Nên tặng bạn câu này: Hãy QUYẾT TÂM vươn đến những vì sao, khi đó bầu trời không còn là giới hạn. Bây giờ, đặt mục tiêu trở thành học sinh giỏi môn hóa, khi đó việc lấy gốc hóa không còn là giới hạn.

Lấy gốc hóa thứ hai: Nắm chắc kiến thức cấp hai.

Khi bạn đã quyết tâm rằng mình phải lấy gốc hóa, phải giỏi môn hóa rồi, thì bước tiếp theo là hành động.

Bạn biết sao môn hóa khó không? Bởi vì kiến thức nó liên qua lẫn nhau, khi bạn không nắm rõ kiếm thức ở một vấn đề nào đó, có thể bạn sẽ không bao giờ học giỏi được.

Điều đầu tiên tôi muốn bạn làm, dành 1 tháng để ôn lại kiến thức lớp 8 và lớp 9 nếu bạn là người mất gốc hoàn toàn. Kiến thức cơ bản cấp hai nhé, còn lớp 10 và 11 chưa cần thiết trong giai đoạn này đâu.

Hãy lướt lại kiến thức hóa học cấp hai, xem mình chưa nắm vững chỗ nào. Rồi dành thời gian để ôn tập lại. Nếu bạn không hiểu, bạn có thể lên mạng để xem các video của các giáo viên giảng. Bạn sẽ hiểu hơn.

Còn nếu bạn đã hiểu được các lý thuyết cơ bản như hóa trị các chất, cách tính số mol, những phản ứng cơ bản. Bạn sẽ chuyển sang bước tiếp theo.

Lấy gốc hóa thứ ba: Học các định luật bảo toàn.

Có khi nào bạn cảm thấy như có điều gì đang ngăn cản mình không? Cho dù bạn đã biết hết lý thuyết, học cách giải của dạng toán đó rồi, nhưng bạn vẫn không thể giải được, và thường giải rất chậm.

Khi tôi còn lớp 10, tôi không hiểu vì sao tôi đã học hết nguyên cả bài, nhưng khi làm những bài tập cuối sách thì không được? Tôi đi tìm câu hỏi đó suốt 1 tháng trời, cuối cùng, tôi cũng đã tìm được đáp án. Một cuốn sách đã cứu rỗi cuộc đời tôi “16 phương pháp và kỹ thuật giải nhanh hóa học”

Tôi biết được rằng, bạn muốn giỏi bài tập hóa, bạn chỉ cần biết một số phương pháp nền tảng.

Bảo toàn khối lượng.

Bảo toàn nguyên tố.

Bảo toàn electron

Phương pháp qui đổi…

Tôi liền tải cuốn sách ấy về, nó như mở ra một chân trời mới cho tôi. Không chỉ tôi lấy lại được gốc môn hóa, mà tôi còn có được niềm say mê với hóa học.

Vậy nên, nếu chưa thuần thuộc các phương pháp cơ bản này, 1 tháng tiếp theo hãy tải cuốn sách tuyệt vời ấy về và làm bài tập trong đó.

Tải sách 16 phương pháp giải hóa giúp bạn lấy gốc hóa.

Cần lưu ý rằng, trong sách có những bài hóa hữu cơ. Nếu bạn chưa học, thì bỏ qua nó thôi, không sao cả. Khi bạn hoàn thành xong cuốn này, hãy tiếp tục luyện tập các dạng vận dụng khó hơn, nâng cao hơn nhé. Cuốn sách chỉ là bước khởi đầu thôi.

Đừng dừng lại ở đó. Khi bạn học phương pháp bảo toàn khối lượng, để hiểu rõ bản chất hơn hãy lên google và youtube để search các bài giảng, bài tập. Nó sẽ khiến bạn giỏi lên trong một thời gian ngắn. 

Khi bạn đã đọc đến đây, tôi biết được bạn đang rất khao khát để học giỏi môn hóa. Tôi chân thành khuyên bạn hãy đăng ký vào Tự Học 365 Master – Lộ Trình Học Giỏi Và Đỗ Đại Học , vì nó có hết tất cả những tài liệu để giúp bạn có bước đột phá trong hè này, không chỉ môn hóa. Nếu bạn biết rõ, tôi cũng nhờ nguồn tài liệu năm xưa tôi mới có được như ngày hôm nay. Tôi lấy danh dự của mình để đảm bảo điều đó.

Lấy gốc hóa thứ tư: Vừa học vừa lấp lỗ.

Trong lúc bạn làm bài tập, sẽ có những lỗ hổng xuất hiện. Chẳng hạn như bạn không biết phản ứng này, bạn không hiểu chỗ kia, bạn không biết tại sao lại như vậy?

Có thể bạn đang bị hổng kiến thức (mất gốc ở đó). Chẳng hạn, sắt có hai hóa trị, nếu bạn cứ đinh ninh rằng sắt có 1 hóa trị, đôi khi bạn sẽ giải hoài không ra một bài toán. Và khi bạn làm sau, bạn sẽ có cơ hội học hỏi thêm một kiến thức mới hoặc lấp lại lỗ hổng năm xưa. Dần dần bạn sẽ lấy lại gốc môn hóa cho mình. Đặc biệt là các chuỗi phản ứng, một số muối tan trong nước, một muối thành rắn khan. Từ từ, bạn sẽ gặp thôi. Cứ học đi, chỗ nào không hiểu thì hỏi, chỗ nào sai thì sữa.

Đến khi đã nắm vững các định luật bảo toàn, tôi nghĩ bạn đã lấy được gốc hóa. Bây giờ tùy vào trình độ của bạn, bạn có 2 lựa chọn. Ôn lại những kiến thức chưa chắc chắn lớp 10 và 11 hoặc học trước chương trình, đến chỗ nào không hiểu thì ôn lại. Tôi thấy cách hai là hiệu quả nhất, đúng bản chất vừa học vừa lấp lỗ.

Tôi sẽ dừng lại bài viết tại đây, để có đầy đủ chiến lược để tự học hiệu quả, có ước mơ và các phương pháp học tập tốt nhất. Bạn hãy đọc hết bài viết ở Blog này, bài 3 bước tự học hiệu quả đầu tiên nhé. Và một vũ khí mạnh mẽ nhất đó là cuốn sách Tôi Lái Máy Bay Đến Đại Học của tôi. Chúc bạn lấy gốc môn hóa sớm nhất nha.

P.s: Nếu bạn thấy hay và  giá trị, hãy chia sẻ nó lên Facebook để nhiều bạn nhận được những điều tuyệt vời này. Cảm ơn các bạn nhiều.

4.3 94 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

25 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Giang Tuấn Kiệt
Giang Tuấn Kiệt

ad ơi giờ em đang rất buồn ! điểm tổng kết của em tất cả điều có thể lên được tiên tiến chỉ dính mỗi môn hóa !! ( vì hóa em không biết cái gì !) có lẽ có một lần thầy gọi em lên em lỡ nói thật với thầy là em không biết gì về hóa !! điều đó có lẽ là một sai lầm khi em học ban tự nhiên và đã chắc chắn rằng mình theo ban A và không học hóa !! thế nhưng em lỡ nói như vậy là một sai lầm để… Đọc tiếp »

vũ thị thùy linh
vũ thị thùy linh

e học lớp 10,bị mất gốc hóa.E muốn hỏi là:Làm thế nào để vừa cân bằng được học trên lớp mà vừa học lấy lại gốc hóa ở nhà ạ. Thực sự e cảm thấy rất khó..bởi vì nếu chỉ học lấy gốc lớp 8,9 thì e sẽ bỏ qua phần ct trên lớp..còn nếu chọn cách tiếp tục học theo chương trình trên lớp(ko học lại) thì cũng ko thể hiểu được vì đã bị mất gốc trước đó.vậy bằng cách nào để e có thể tiếp nhận tốt cả 2 nguồn kiến thức ạ.

Khanh
Khanh

Em thấy bài viết này của anh rất bổ ích và nhờ có bài này mà đã truyền cảm hứng cho em phần nào

Nguyễn Sĩ Chiên
Nguyễn Sĩ Chiên

Rất Hay!!!

Vũ Hồng
Vũ Hồng

Cho e hỏi đặt cuốn sách ở trên có mất tiền o ạ

Như
Như

ủa vậy mua sách có mất tiền không vậy ?

Nhung
Nhung

ủa bao h moi nhận đc vậyy

Trung
Trung

Cái quyển này dành cho hs mất gốc ạ ?

Trung
Trung

Quyển này dành cho hs mất gốc hóa từ đầu ạ?

Phạm Thị Huyền
Phạm Thị Huyền

mong mk nhận đc mail

Mon
Mon

Hay lắm bạn , cảm ơn

kiệt
kiệt

AD cho em hỏi cách nào để có thể chữa mất gốc hóa ngay từ lớp 9
và cả thời gian hợp lý để chữa luôn

Huyền Trang
Huyền Trang

Ad cho mk hỏi cách chữa mất gốc hóa cho lớp 10

Quằn
Quằn

E muốn làm bác sĩ ngoại khoa hoá và sinh e đều rất thích nhưng toán e rất đuối k làm được. Điểm thi vào Đh y Hà Nội quá khả năng của em . Mọi ngươig bảo đừng mơ mộng :)( e phải làm sao ạ
Nay e học lớp 11

Ánh
Ánh

Thầy giảng nhanh so với em nên từ năm lớp 8 em đã luống cuống trong việc ghi nhớ các hóa trị và một số nguyên tử khối. Về sau cảm thấy nản vì không có khả năng ghi nhớ và vận dụng, cả năm trừ một con 7 (do em dùng tài liệu), em không có bài kiểm tra nào trên 5. Đến năm lớp 9 em mới mơ màng biết cân bằng, nhưng lượng kiến thức nhiều lên không ít, cafnghocj càng hoang mang, điểm của em giờ chỉ còn lẹt đẹt 2, 3. Mua sách về học… Đọc tiếp »

Thanh
Thanh

Thầy ơi ngày mai em kiểm tra r mà hiện tại em ko bt j về mô hoá và.Em muốn đc điểm cao thì em phải làm j.

Quang
Quang

nói thật chứ em lớp 11 rồi mà kt hóa 4điểm thì làm j đây thầy

Vô hình
Vô hình

Em mới học lớp 8 thôi mà đã bị mất gốc rồi. Sau đợt nghỉ dịch covid thì đầu óc em ko còn một tẹo kiến thức gì về hoá nữa. Năm sau em lên lớp 9 rồi mà thời gian nghỉ hè vô cùng ít. Em phải làm gì để lấy lại gốc hoá đây thầy

Cựu chuyên hóa nhưng bỏ Hóa theo lý
Cựu chuyên hóa nhưng bỏ Hóa theo lý

um trường học không dạy “hóa thực” làm mọi thứ gần như học thuộc lòng nhưng bản thân không có khả năng học thuộc lòng(vì nhiều lí do) có cách nào giải quyết? cứ tiếp tục thế này sẽ không thể theo được chương trình nâng cao của lớp học phải làm sao?