Làm Sao Để Học Giỏi Môn Ngữ Văn Đạt Điểm Tối Đa
Bạn biết không, trong bất môn học nào, năng khiếu thiên bẩm chỉ chiếm chưa đến 10% thành công. Và môn văn cũng như vậy. Vì sao ư? Từ kinh nghiệm của bản thân mình và những người bạn học đại học Ngoại Thương thi văn với số điểm rất cao đã đồng ý điều này.
Tôi biết rằng bạn đang hào hứng với thông điệp trên, điều đó có nghĩa rằng nếu bạn học không giỏi môn văn, bạn vẫn có thể đạt điểm cao trong 2 – 3 tháng cuối nếu làm đúng phương pháp… Và bạn cũng đang tò mò về nó phải không?
Bạn có biết, để đạt điểm cao môn văn rất đơn giản. Trong những ngày tiếp theo, bạn phải rèn luyện cho mình ba yếu tố quan trọng sau:
Thứ nhất, các bạn phải có kiến thức.
Thứ hai, các bạn phải có phương pháp ôn thi.
Thứ ba, các bạn phải có kỹ năng làm bài hiệu.
Và bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từng bước sở hữu cho mình ba điều trên để đạt điểm tối đa trong kỳ thi sắp tới.
Bạn đã sẵn sàng chưa? Chúng ta cùng bắt đầu nhé…
Như bạn đã biết, môn văn là môn bắt buộc trong tất cả các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, là môn học quan trọng cho các bạn chọn khối C, khối D và đây cũng là vật cản quan trọng cho những bạn học chuyên các khối tự nhiên trong kỳ thi sắp tới. Chính vì vậy việc ôn luyện và làm tốt bài thi môn văn là vấn đề được nhiều bạn quan tâm.
Trong thực tế không ít bạn sai lầm khi suy nghĩ rằng môn văn là môn học thiên về năng khiếunên những bạn không có năng khiếu sẽ không thể học và làm bài thi tốt đối với môn này. Sự thật không hoàn toàn như thế, tất nhiên môn học này sẽ là lợi thế của những bạn có năng khiếu về văn chương, tuy nhiên năng khiếu chỉ là một phần, quan trọng là các bạn phải có kiến thức, có phương pháp ôn thi và kỹ năng làm bài tốt thì các bạn mới có thể đạt kết quả cao trong hai kỳ thi sắp tới. Tôi xin chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm về phương pháp ôn thi và kỹ năng làm bài thi môn văn mà tôi đã áp dụng và rất hiệu quả:
Thrive Leads Shortcode could not be rendered, please check it in Thrive Leads Section!
Học dứt điểm từng tác phẩm
Chương trình thi đại học các bạn nên tập trung vào lớp 11 và 12 nhưng chủ yếu vẫn là lớp 12. Các bạn cũng đừng quên là không được học “tủ” nhé, vì nếu bị “tủ đè” đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chờ đợi thêm 1 năm nữa để được bước chân vào giảng đường đại học đấy, “sai một ly đi một dặm” cơ mà.
Bên cạnh đó, các bạn cũng không nên bỏ qua những bài đã xuất hiện trong đề thi năm của những năm trước. Đề riêng về phần lý luận văn học và văn học nước ngoài không có trong kỳ thi tuyển sinh, vì thế các bạn nên tập trung vào phần văn học Việt Nam hiện đại, từ 1930 đến nay. Quan trọng nhất là các bạn phải chủ động trong khi học, khi ôn thi cũng như khi làm bài.
Nghiên cứu kĩ đề thi của những năm gần đây
Đây là mẹo nhỏ để các bạn có thể giới hạn phạm vi kiến thức học để giảm tải cho mình đó là, các bạn có thể nghiên cứu kỹ đề thi một vài năm gần đây, cả thi tốt nghiệp THPT và ĐH nữa nhé. Những câu đã được thi trước đây thường ít khi lặp lại hoặc nếu có chỉ là lặp lại tác phẩm thôi.
Nghiên cứu đề thi cũ cũng là một cách học thông minh giúp các bạn hiểu được bố cục của đề, từ đó có cách học hợp lý.
Chia ra kiến thức môn văn ra làm 2 phần: văn xuôi và thơ
Phần văn xuôi, yêu cầu đặt ra là các bạn phải tóm tắt được tác phẩm để nắm được linh hồn; nắm được bố cục của tác phẩm qua các bài giảng của giáo viên và sách tham khảo.
Hơn nữa, bạn cần nắm được tính cách của các nhân vật. Có những nhân vật từ đầu đến cuối tác phẩm không thay đổi, các bạn phải thấy được phẩm chất của nhân vật (như Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân). Có nhân vật tính cách thay đổi liên tục bởi thế các bạn cần tìm được thời điểm khiến tính cách thay đổi. Ví dụ: Chí Phèo trước và sau khi đi ở tù, trước và sau khi gặp Bá Kiến, trước và sau khi gặp Thị Nở…
Phần thơ, các bạn nên thuộc lòng bài thơ dù dài hay ngắn. Nếu bài thơ dài quá thì bạn có thể xác định theo giảm tải của bài học hoặc học những đoạn thơ trọng tâm. Vì khi học thuộc những câu thơ thì bạn sẽ dễ dàng nhập tâm và "hóa thân" để hiểu được linh hồn của bài thơ.
Các bạn cũng nên nắm chắc được đặc trưng của thơ. Ví dụ như: Thơ Mới (1932-1945), đặc trưng là thơ tự do, giọng điệu mượt mà, trữ tình, cái tôi cá nhân được đề cao, tinh thần yêu nước dù kín đạo vẫn được thể hiện… Trong khi đó, thơ giai đoạn 1945-1974 là thơ cách mạng: bao gồm các đề tài, các tác phẩm đề cập đến đất nước, tình yêu quê hương, tình yêu con người. Ngoài ra, tập “Nhật ký trong tù”, các bạn cũng cần lưu ý nắm vững để không bỏ sót bất kì một nội dung quan trọng nào trong quá trình ôn thi.
BÀI THI MÔN VĂN NHẤT THIẾT PHẢI CÓ CÁC Ý THẬT RÕ RÀNG
"Văn học nó cũng giống các môn khoa học tự nhiên ở chỗ là nó cũng có công thức, nếu em có thể nắm bắt được những công thức đó thì môn Văn cũng đơn giản thôi”.
Đồng ý rằng văn chương là phải lai láng, lãng mạn và cảm xúc. Nhưng cũng cần phải nói thẳng ra rằng, phần lớn hiện giờ chấm văn sẽ chẳng chấm cảm xúc của các em trong bài đâu, người ta chỉ quan trọng những gì em viết được, số trang em làm được, những ý nào em có trong bài, có ý là ok ta có điểm. Vậy nên đừng nên có suy nghĩ mình sẽ tự làm một bài văn hay theo cảm xúc của mình, em sẽ không thể đạt được điểm cao khi không có ý, ý và ý đâu.
Vậy nên, để có 1 bài thi môn Văn đạt điểm khá trở lên, trước hết em phải nắm chắc các kiến thức nền tảng cơ bản, học thật kĩ những kiến thức được dạy trên lớp, sau đó mới nghĩ đến chuyện trau chuốt bài văn cho thật hoa mỹ, bay bổng.
PHƯƠNG PHÁP HỌC VĂN THEO TỪNG DẠNG CÂU HỎI TRONG ĐỀ
Năm 2018, thời gian thi cho môn Văn rút lại còn 120 phút. Việc rút ngắn thời gian như vậy đòi hỏi các em cần có 1 chiến lược học ôn và làm bài thật hợp lý. Sau đây, anh chị sẽ đi theo từng dạng câu hỏi sẽ xuất hiện trong đề thi, sẽ bao gồm cả cách học và cách làm bài.
Phần 1: Đọc hiểu văn bản (3 điểm)
- Đây là câu đầu tiên và cũng là câu gỡ điểm cho các em.
- Cách học:
+ Đầu tiên các em cần nắm thật chắc những kiến thức Tiếng Việt mình đã học (các em có thể lên mạng tìm, hỏi thầy cô, hoặc tự mình tổng hợp lại)
+ Để củng cố cho những kiến thức trên thì các em phải chăm chỉ luyện đề.Hãy làm bất cứ đề nào lọt vào tầm mắt em, làm càng nhiều càng tốt (tùy theo khả năng sắp xếp thời gian học của em mà hãy đặt ra mục tiêu 1 ngày làm mấy đề).
- Cách làm bài: trình bày rõ ràng, câu cú súc tích, và quan trọng kiến thức phải thật chính xác.
Phần 2: Tập làm văn (7 điểm)
Nghị luận xã hội (2 điểm)
- Năm nay các em sẽ viết 1 đoạn văn chứ ko phải bài văn nữa, chú ý đoạn văn thì không được xuống dòng nhé.
- Phần này sẽ đánh giá học sinh về khả năng phân tích đề, tư duy logic, mức độ hiểu biết xã hội, sức thuyết phục của bài viết.
- Cách học:
+ Tích lũy cho mình thật nhiều kiến thức về xã hội (báo đài, Internet,…)
+ Nắm vững các bước làm 1 đoạn văn nghị luận xã hội (bao gồm cả 2 dạng: Nghị luận về tư tưởng đạo lý và nghị luận về 1 vấn đề xã hội)
+ Luyện đề chăm chỉ
+ Ngoài ra các em có thể chuẩn bị trước mở, kết đoạn. Tốt nhất nên là mở, kết đoạn có thể áp vào trong mọi trường hợp.
- Cách làm bài:
+ Nghiên cứu đề thật kỹ
+ Trước khi làm bài nên gạch sẵn các ý ra cho đỡ quên
+ Làm bài theo đúng các bước đã được dạy.
+ Chú ý chọn lọc ý để viết, ko nên viết dài vì đây là đoạn văn và điểm của câu này không nhiều
+ Tuy nhiên, các em hoàn toàn có thể sáng tạo cách viết của riêng mình, miễn sao em đảm bảo được tính logic, sức thuyết phục cho bài viết của em.
Các em có thể tham khảo cách làm bài của chị Linh Vân - giải nhất HSG Văn quốc gia. Bài văn nghị luận của chị ấy sẽ được làm theo trình tự như sau: phân tích đề (giải thích thật kỹ tất cả các khái niệm xuất hiện trong đề) – Liệt kê 3 dẫn chứng để minh họa cho đề bài – Phân tích, bàn luận – Phản đề - Mở rộng vấn đề - Liên hệ bản thân.
Thrive Leads Shortcode could not be rendered, please check it in Thrive Leads Section!
Nghị luận văn học (5 điểm)
- Đây là câu nhiều điểm nhất, yêu cầu các em dành nhiều sự đầu tư nhất cả về mặt kiến thức lẫn thời gian làm bài
- Cách học tác phẩm:
+ Đầu tiên phải nắm thật vững phần kiến thức cơ bản, bao gồm tác giả (tên, sinh ra vào giai đoạn nào, biến cố trong cuộc đời,…) và tác phẩm (bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh ra đời, nội dung, nghệ thuật tiêu biểu,…)
+ Có rất nhiều câu hỏi cho dạng đề này, nhưng tựu chung lại thì các em vẫn sẽ phải phân tích văn bản. Có nhiều cách học phân tích tác phẩm và mỗi người sẽ hợp với phương pháp khác nhau. Đối với bản thân chị thì SƠ ĐỒ CÂY thực sự là 1 cách học hiệu quả. Những gì em cần làm là đọc thật nhiều tài liệu để chọn ra những ý hay nhất, tự tổng hợp lại, tự làm sơ đồ cây, và tự học. Chỉ khi chính em làm ra cái sơ đồ đấy thì em mới có thể hiểu và học được.
+ Bước cuối cùng vẫn là luyện đề. Practice makes perfect
+ Dạng này các em cũng nên chuẩn bị trước mở, kết bài cho đỡ tốn thời gian làm bài khi đi thi nhé.
- Cách làm
+ Xác định đúng yêu cầu đề bài
+ Lập dàn ý sơ bộ trước khi làm (thật nhanh thôi nhé, thời gian không có nhiều mà)
+ Bắt tay vào viết, phóng bút hết sức có thể nhé các em
+ 1 số tip:
- Nếu vào các dạng phân tích đoạn thơ hoặc văn, cần phải tóm tắt qua nội dung tác phẩm trước khi đi vào phân tích
- Trước khi kết bài nên tóm tắt qua về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm để bài viết được hoàn chỉnh và cô đọng nhất….
Vậy là chị đã tóm tắt xong cho các em về cách học và làm của 1 bài thi Văn đại học rồi đó.
Lời gửi gắm cuối cùng…
- Các bước để chuẩn bị cho bài thi Văn đại học: HỌC – ÔN – LUYỆN ĐỀ - ĐI THI
- Trong thời gian ôn thi, chú ý giữ gìn sức khỏe, ăn ngủ điều độ, đừng học quá sức sẽ chỉ phản tác dụng mà thôi. Cố gắng giữ tinh thần thật thoải mái, đừng quá áp lực bởi vì kết quả em nhận được sẽ đúng với những gì em đã bỏ ra, thật đấy. À và đừng quên tận hưởng những tháng ngày học sinh cuối cùng, đại học không hẳn là thiên đường đâu và em sẽ nhớ những năm tháng học sinh lắm đó.
- Đi thi thì hãy nhớ Em đã học rất chăm chỉ và em sẽ làm bài tốt, vì thế hãy cứ tự tin mà lia bút thôi. Kiểm soát thời gian chặt vào. Đừng để thất thoát điểm 1 cách vô lý.
Khi các em đọc hết bài viết này, chị thấy được ý chí, sự quyết tâm và khao khát đạt điểm cao nhất trong kì thi sắp tới, bước đầu tiên trở thành tân sinh viên tương lai của ngôi trường mình hằng mơ ước. Chị chưa thấy ai hối hận khi nỗ lực hết mình trong học tập, để rồi hối hận vì họ đã không phấn đấu. Chính vì thế, chị đặt niềm tin vào sự hi sinh và cố gắng của các em. Để giữ lời hứa sẽ giúp đỡ các em hết mình, các anh chị sẽ đồng hành cùng các em trong những ngày tháng quyết định này. Cam kết đi cùng nhau nhé.
Và cuối cùng, hãy chia sẻ bài viết này cho ai đó đang cần. Chính xác là một điều đơn giản nhưng biết đâu có thể thay đổi cả tương lai…
- Cuối cùng, chúc các em may mắn và hẹn gặp các em ở FTU <3
Nguồn: FTU2 - Hỗ Trợ Tân Sinh Viên
P.S. Bạn không biết bắt đầu từ đâu? Làm theo những hướng dẫn dưới đây.
Bước #1 - Bắt đầu với:
Bước #2 - Hướng dẫn triển khai:
Bước #3 - Đề Thi, Tài Liệu:
Bước #4 - Online Training:
Tôi tin những điều trên sẽ giúp bạn tạo nên những điều kỳ diệu trong học tập của mình.