Th2 17

Trần Ngọc Nam

Bạn đang đọc bài viết của Trần Ngọc Nam - Co-Founder của Tự Học 365, người đã xuất sắc dành 28.25 điểm thi đại học năm 2016. Nhấn vào đây để tìm hiểu thêm.

Bạn đang bế tắc và muốn thành công trong cuộc sống?

Tham gia Tự Học 365 Uni

Để đảm bảo kiến tạo tuổi trẻ của bạn ngoại hạng và rực rỡ chỉ trong vòng 1 tháng với những khóa học, biểu mẫu, checklist có sẵn trong đó.​

February 17, 2019

Thanh Phương

Đầu tiên, chị xin chúc mừng em đã tìm đến bài viết làm sao để chọn trường đại học, chọn nghề mình thích.

Em biết không? Khi em đang đọc dòng chữ này, chị biết em lo cho tương lai của mình, điều đó cũng đồng nghĩa với việc em là người có ý chí, cầu tiến, ham học hỏi. Đó cũng là điều kiện cần và đủ để một người có thể chọn trường đại học phù hợp, đúng ngành nghề sau này. Có phải em đang háo hức muốn lắng nghe chị kinh nghiệm của chị đúng chứ?

Đừng nóng vội chứ, hãy để chị chia sẻ một chút về bản thân của mình ha. Hiện tại, chị đang là sinh viên năm hai rồi... còn nhớ cách đây vài năm, chị hoang mang, lo lắng khi đối mặt với ngã rẽ cuộc đời “Làm sao để trường đại học mình thích bây giờ?”.  May mắn thay, chị đã có một lựa chọn đúng, nhưng chị biết ngoài kia, ít người may mắn chọn trường đại học, đúng nghề như chị và chị chưa bao giờ thấy hối hận về ngành học hay trường đại học mà chị đang theo học cả, thậm chí còn thấy yêu thích việc học hơn rất nhiều.

LÝ DO CHIA SẺ LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Thật ra, chị hiểu là đâu đó sẽ có những bạn đang hoang mang khi đến giai đoạn cuối cấp, phải đưa ra quyết định chọn trường đại học. Chị từng có những sai lầm không đáng có, từng có kinh nghiệm trong việc chọn trường. Nên chị hy vọng những điều bên dưới đây, sẽ phần nào giúp ích được các bạn biết cách làm thế nào để chọn đúng trường đại học, đúng nghề mình thích. Mong các bạn sẽ dành cho mình thời gian để suy nghĩ nghiêm túc về tương lai của mình.

Thrive Leads Shortcode could not be rendered, please check it in Thrive Leads Section!

Đầu tiên, để chọn đúng đại học, đúng nghề, chúng ta cần phải hiểu được:

Phân biệt ngành, nghề, trường? Một điều đơn giản, quan trọng, nhưng lại ít người quan tâm và tìm hiểu, vì thế hãy đọc chăm chú nha.

Ngành là gì? là những kiến thức mà trường đại học sẽ dạy các bạn, một ngành thì có thể làm được nhiều nghề.

Nghề là gì? công việc nuôi sống các bạn, sau khi các bạn học xong đại học.

Ví dụ: Học ngành Marketing. Nhưng khi tốt nghiệp bạn có thể làm nghề Digital Marketing, truyền thông, PR, tổ chức sự kiện, content....

Trường là gì? trường ĐH là nơi đào tạo ngành học cho sinh viên. Một trường có thể đào tạo nhiều ngành và một ngành cũng có thể đào tạo ở nhiều trường.Làm sao chọn trường phù hợp Làm sao chọn trường phù hợp

Vậy để chọn trường đại học, đúng ngành, đúng nghề chúng ta nên bắt đầu từ đâu?

Chắc hẳn, để có câu trả lời cho quyết định quan trọng bạn sẽ trăn trở rất nhiều đêm, dĩ nhiên cũng không biết bắt đầu từ đâu trong mớ rối rắm của những lời khuyên, thông tin, và rối về chính mình.

Đừng quá lo lắng nhé! Đó là lý do chị viết bài chia sẻ này, nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, thì chúng ta sẽ bắt đầu từ đầu bằng việc chọn Nghề trước khi chọn trường đại học, chọn ngành.

Em đồng ý với chị chứ?

Làm sao để chọn đúng nghề mình thích?

Sẽ là một thiếu sót lớn nếu chúng ta bỏ qua việc chọn Nghề, vì nghề mới là cái quan trọng nhất mà ta phải biết, phải hiểu. Tại sao ư? Nó là cái sẽ đi theo ta một thời gian dài sau này.

Bản thân chị, chị cũng mắc phải thiếu sót này như phần đông các bạn khác, và chị không muốn em gặp phải. Mất thời gian, thậm chí đánh đổi cả tuổi xuân của mình. Thiếu sót lớn ấy chính là “chị không biết sau khi ra trường mình sẽ làm nghề gì?”. Hồi ấy, chị còn nghĩ rằng “trời, chọn nghề ý mà, mình còn nhiều thời gian, vào đại học rồi tính, chọn trường đại học là cái quan trọng trước mắt.”

Tưởng tượng thử xem, nếu em thi đỗ vào một trường đại học chất lượng, rồi tốt nghiệp loại giỏi. Nhưng khi đi làm được một thời gian, thì em phát hiện mình không phù hợp với nghề này hay không phù hợp với ngành này, thì sẽ như thế nào? “chắc là đau khổ và khổ đau lắm nhỉ?” Thế thì đã thấy tầm quan trọng của việc chọn nghề chưa?

Ví dụ ha: Ca sĩ Trịnh Thăng Bình từ lớp 2 rất đam mê bóng đá, từng có ý định đi theo nghề đội tuyển chuyên nghiệp. Cho đến khi anh học cấp 2, anh mới phát hiện nghề đó không thực sự phù hợp với mình, và may mắn lúc ấy anh còn rất trẻ nên có thể thay đổi. Tất nhiên, với những lựa chọn không phù hợp thì các bạn vẫn luôn có cơ hội để thay đổi.

Chị tin rằng, đối với công việc nào cũng sẽ có những tố chất nhất định cần có. Nếu ai có tố chất đó, thì sẽ làm rất tốt, rất say mê và cơ hội phát triển cũng rất cao. Nếu không có những tố chất đó, thì vẫn làm được, nhưng nó sẽ khó khăn hơn. Giống như việc bắt con mèo tập bơi, nếu thật sự nỗ lực thì vẫn được, nhưng sẽ vất vả hơn nhiều so với việc cho con mèo đó leo cây.

Nhưng vấn đề lớn ở đây là: Làm sao để biết mình có tố chất nào để chọn đúng nghề để rồi từ đó chọn trường đại học

Những câu hỏi trên thật sự rất quan trọng, có thể em cũng đã tự hỏi bản thân mình nhiều lần rồi đúng chứ? Và em biết không, nó sẽ như kim chỉ nam cho nhiều thứ sau này của chúng ta.

Còn bây giờ, chị sẽ giúp em trả lời tất cả câu hỏi trên, từ đó em có thể hiểu được bản thân của mình.

Xem thêm: https://tuhoc365.vn/3-cach-quan-ly-thoi-gian-hoc-tap-hieu-qua/

HIỂU BẢN THÂN ĐỂ CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CHỌN NGHỀ

Việc chọn đúng trường đại học, đúng nghề bắt nguồn từ việc hiểu bản thân. Đây là một điều mà chị nghĩ là gần như quan trọng nhất của cuộc đời mỗi người, nhưng đôi khi ta lại quên mất điều đó. Cuộc sống này là của các em, quyền quyết định cuộc đời mình là của các em và mỗi người chỉ có một lần để sống, nếu các em không biết mình muốn gì, không biết mình thích gì, không dành thời gian để hiểu về chính mình, thì cũng ai có khả năng làm điều đó cả.

Chị thách các em dành thời gian để tìm hiểu bản thân mình, thay vì cố gắng hiểu người khác. Yêu bản thân mình đầu tiên, thay vì lụy tình cho một cô gái, chàng trai nào đó. Đầu tư phát triển bản thân mình, thay vì tập trung cho những thứ vô giá trị như game online, Facebook.

Chị muốn nhấn mạnh một lần nữa: Thật sự việc này rất rất quan trọng, và bây giờ chị sẽ chia sẻ các bạn một số cách mà chị đã và đang làm để ngày càng hiểu bản thân mình hơn. Từ đó các em sẽ biết làm sao để chọn đúng trường, đúng ngành.

1. Tự đặt câu hỏi và khám phá bản thân

Đây là một cách rất hay mà chị đã làm. Nhân dịp Tết có nhiều thời gian rảnh, thì các bạn có thể dành cho chính mình một chút không gian riêng, thời gian riêng, tạm tắt các mạng xã hội dễ gây mất tập trung. Đó có thể ở một quán cà phê, phòng riêng, nơi nào mà bạn thấy thoải mái nhất. Sau đó, có thể tự đặt cho mình những câu hỏi hay nhớ lai những việc mà mình đã làm, mình thấy hứng thú khi làm việc gì? Mình làm việc gì mà thường nhận được sự công nhận?....

Chị sẽ để Link về một trang web có thể gợi ý một số câu hỏi mà các bạn có thể dùng:

https://hoctruongdoi.com/16-cau-hoi-de-hieu-ro-ban/

2. Xin feedback từ người khác

Một cách khác cũng khá dễ dàng thực hiện cũng như nó sẽ chỉ phản ánh được một phần nào đó về bạn. Đó là bạn có thể lập bảng theo mẫu sau (hoặc tùy ý), và gửi đến 20 người mà bạn thường xuyên tiếp xúc (bạn bè, người thân, giáo viên…), sau đó có thể tham khảo những ý kiến khách quan từ họ:

Tên người feedback:……………………………………………………………..…......( không bắt buộc)

Bạn cảm nhận về mình như thế nào? (Điểm mạnh, điểm cần cải thiện, tính cách, ngoại hình)

Xem thêm: 3 Cách Ghi Nhớ Công Thức, Từ Vựng Siêu Lâu

3. Các phương pháp khác

Các phương pháp này sẽ mang tính tâm lý và khoa học nhiều hơn, rất quan trọng trong việc chọn trường chọn nghề.

3.1. Trắc nghiệm tính cách MBTI

Đây là một phương pháp sử dụng những câu hỏi nhằm kiểm tra tâm lí, tính cách của một người trên cơ sở đáp án mà người đó chọn đối với vấn đề được đặt ra. Trong mỗi con người, tiềm ẩn với họ chính là những nét cá tính, tính cách riêng biệt. Sự riêng biệt sẽ tạo nên cách nhận biết giữa người này với người khác, giữa vấn đề này hoặc vấn đề nọ. Quay trở lại vấn đề câu hỏi được đặt ra ban đầu, bạn đã hiểu rõ chính bản thân của mình để phát huy được sức mạnh của bản thân.

Thrive Leads Shortcode could not be rendered, please check it in Thrive Leads Section!

3.2. Trắc nghiệm Holland

Mô hình của Tiến sĩ tâm lý John Holland đã được sử dụng rộng rãi nhất trong thực tiễn hướng nghiệp trên thế giới như: Áo, New Zealand, Canada, Hà Lan, Thụy Sĩ, Italia… và được đánh giá rất cao về tính chính xác trong việc khám phá, lựa chọn ngành, nghề phù hợp tính cách của bản thân.Theo tiến sĩ tâm lý John Holland, có 6 nhóm sở thích nghề nghiệp tương ứng với các loại ngành nghề khác nhau trong xã hội nhưng có quan hệ với nhau. Đó là:

(1) Thực tế – Realistic

(2) Nghiên cứu – Investigative,

(3) Nghệ thuật – Artistic,

(4) Xã hội – Social,

(5) Kinh doanh -Enterprise,

(6) Công chức – Conventional.

Link trắc nghiệm Holland:

http://www.caodangvietmy.edu.vn/trac-nghiem-dinh-huong-nghe-nghiep-holland/

3.3. Sinh trắc vân tay

Sinh Trắc Vân Tay là một hệ thống thông tin được phát triển bởi các nhà khoa học và các chuyên gia dựa trên những hiểu biết về gen, thai nhi, sinh trắc học vân tay, thần kinh và tâm lý, kết hợp với các phương pháp quan sát, theo dõi, so sánh và tổng hợp. Kỹ thuật Scientific Talents Analysis (STA) – Sinh Trắc Vân Tay 4.0 sẽ: Giúp hiểu rõ điểm yếu và điểm mạnh của bản thân. Khám phá những tố chất sẵn có (bẩm sinh) thông qua mối liên kết giữa vân tay và não bộ. Giúp lý giải những mâu thuẫn trong tính cách khiến bạn băn khoăn bấy lâu nay. Định hướng nghề nghiệp tốt hơn nhờ kết hợp hiểu biết về bản thân và thông tin bổ trợ từ bản báo cáo sự nghiệp.

Chị cũng từng trải nghiệm dịch vụ sinh trắc vân tay tại công ty TGM và thấy khá hài lòng. Đây là một phương pháp khoa học và có thu phí, các bạn có thể tham khảo thêm dịch vụ theo link: https://bit.ly/2WG0RbU

LÀM SAO CHỌN ĐÚNG NGÀNH ?

Tiếp theo sau việc chọn Nghề, đó là chọn Ngành.

Sau khi xác định Nghề yêu thích, thì chúng ta sẽ tìm hiểu thử với nghề đó thì học Ngành nào cho phù hợp. Chị nghĩ đến đây thì mọi việc có vẻ dễ dàng hơn rồi đúng không?

Bây giờ, em chỉ cần tìm hiểu xem,những ngành học để mình làm được cái nghề mình thích đó? Rồi chọn cái ngành phù hợp ấy, sau đó chọn trường có đào tạo ngành đó?

Theo quan điểm cá nhân của chị, mỗi trường thì sẽ có những chuyên môn khác nhau và có một số ngành được rất nhiều trường đào tạo. Chính vì vậy, chúng ta cũng nên tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn trường nào đó. Có một vài cách đơn giản mà chị thường thấy mọi người và cả chị cũng dùng để xem trường đó chuyên về lĩnh vực gì đó là:

1. Xem tên trường đại học

Ví dụ:

ĐH Kinh tế Tài chính - chắc chắn sẽ chuyên môn trong đào tạo các ngành trong khối kinh tế và tài chính.

ĐH Luật thì thường chuyên về các ngành Luật.

2. Hỏi những người có kinh nghiệm

Một điều khá quan trọng đó là HỎI. Hỏi về lĩnh vực mà bạn quan tâm, hỏi những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó để biết chính xác những khó khăn, thử thách thực tế sau này đi làm để xem là mình có phù hợp không. Có đủ thích nghề đó hay không? Hỏi những anh chị sinh viên đang theo học ngành nghề trường mà bạn đang hướng tới, xem cụ thể là cái mình đang hướng tới nó ra sao. Vân vân và mây mây…

LÀM SAO CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC?

Sau khi chọn nghề, chọn ngành xong xuôi, chúng ta sẽ chọn trường phù hợp. Sau đây là những lưu ý chị muốn gửi đến các bạn khi chọn một ngôi trường:

1. Học phí

Học phí là một trong những điều cần được quan tâm, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình để chọn lựa ngôi trường phù. Song song đó, lúc học 12, chị cứ hay nghe hỏi tín chỉ bao nhiêu? Nhưng lúc đó cũng chả biết là cái gì, mà trường thì toàn nói chuyện tín chỉ nên nghe xong cũng chả biết trường đó như vậy đắt hay rẻ, thì sẵn đây, chị sẽ giải thích sơ để các bạn dễ hiểu. Cụ thể:

Ở đại học, cách tính học phí sẽ rất khác với phổ thông. Vì đa phần Đại học tính học phí qua tín chỉ. Tín chỉ hiểu theo cách đơn giản và thực tế nhất là một đơn vị đo lường khối lượng học tâp. Các bạn có thể hiểu như này: Thường thì để tốt nghiệp sinh viên phải hoàn thành hình như trên 140 tín chỉ ( nếu chị không nhớ nhằm), nếu tụi em học hết 140 tín chỉ thì xem như học xong. Mà một môn học như trường chị thì có khoảng 3 tín chỉ, nên sẽ được tính như sau:

1 tín chỉ trường chị = 1.700.000 (tiếng việt)

1 môn (Kinh tế vi mô) = 3 tín chỉ

=> số tiền chị phải đóng cho môn đó là 5.100.000

Lưu ý:

Các bạn có thể google học phí của trường mà mình quan tâm. Mỗi trường mỗi khác nhau, dao động từ vài trăm nghìn, đến vài triệu đồng.

Trường có học phí cao thì nếu lỡ trượt môn thì phải học lại nên khả năng cao là tốn kém hơn. Nhưng tụi em có thể hỏi xem nếu thi trượt có được thi lại không, hay phải học lại. Và học lại thì đóng bao nhiêu. Tuy nhiên, cũng không cần quá lo lắng, vì nếu học phí cao thì sẽ có động lực học để không bị rớt môn :))

Và thường thì học phí các trường hay ghi "học phí tăng từ 6%" hay "tăng tối đa 10%" thì các em cũng nên biết luôn nhé, vì có thể năm sau học phí của trường sẽ tăng cao hơn hiện tại đó.

2. Vị trí địa lý ảnh hưởng đến chọn trường

Thật ra về việc này thì nó không phải vấn đề lớn. Nhưng nếu được thì cũng nên quan tâm xem là trường có những cơ sở nào và vị trí trường ở đâu. Nếu mình học trường đó thì mình sẽ phải thuê nhà, ở ký túc xá hay chạy xe đi học, đi xe buýt...thì xem thử là tụi em phù hợp với kiểu nào.

Nhưng nếu em thực sự thích trường ấy, nghề mà mình chọn, điều này cũng không quan trọng lắm.

3. Điểm sàn

Về phần này thì khá đơn giản, mình chỉ cần search thôi. Thêm vào đó, tụi em có thể coi tỷ lệ chọi, hay chỉ tiêu tuyển sinh của trường và số lượng người đăng ký thi vào để xem tỷ lệ chọi ra sao.

Nhưng lưu ý là đề mỗi năm độ khó dễ khác nhau, nên xem tham khảo chứ cũng chưa có gì chắc chắn được.

4. Gia đình

Trong suốt quá trình đó, theo chị thì mình nên trao đổi thêm với gia đình để tham khảo ý kiến, thảo luận, cân nhắc để cuối cùng đưa ra được quyết định chọn trường phù hợp nhất. Nghe thì rất là bình thường, nhưng đừng quên việc này, vì chị từng thấy những gia đình suốt quá trình không có sự trao đổi, tương tác với nhau, đến giờ phút cuối cùng, bạn đậu trường mà bạn thích, nhưng lại có sự bất hòa và không đồng ý từ gia đình, hay trường bạn đậu trường thì nhà lại không có đủ điều kiện để học. Nên mình nhớ trao đổi với gia đình trước nha.

Trên đây, là một phần nhỏ để cung cấp thêm cho các bạn một số thông tin cho việc lựa chọn và ra quyết định của mình. Và để có một góc nhìn toàn diện hơn thì các bạn có thể tham khảo thêm nhiều nguồn tài liệu và thông tin khác. Hy vọng giúp được phần nào cho các bạn.

Chúc các bạn có một năm mới thật vui vẻ và có sự chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới.

Chào thân ái và quyết thắng.

Mây,

Facebook của chị, có gì cần hỏi nhắn tịn cho chị nha: https://www.facebook.com/thanhphuong.nguyen.39395

P.S. Ở đâu đó ngoài kia vẫn có những bạn cũng đang thắc mắc “làm sao chọn trường chọn đại học, chọn nghề mình thích” như chị và em đã từng. Em hãy dành ra 60s để chia sẻ bài viết này đến những bạn ấy nhé. Như vậy cũng giúp chị, và giúp bạn ấy nữa. Cảm ơn em nhiều ha.

2 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận