Hiện tượng quang điện
Hiện tượng quang điện thuộc CHƯƠNG 6: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. Và tài liệu được sưu tầm chọn lọc có đáp án chi tiết.
Bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu và phương pháp học. Trước khi tải Hiện tượng quang điện
Trích trong tài liệu:
Lưỡng tính sóng – hạt của ánh sáng.
Ánh sáng vừa có tính chất sóng, vừa có tính chất hạt. Ta nói ánh sáng có lưỡng tính sóng – hạt.
Trong mỗi hiện tượng, ánh sáng thường thể hiện rõ một trong hai tính chất trên. Khi tính sóng thể hiện rõ thì tính hạt lại mờ nhạt và ngược lại.
Hiện tượng giao thoa ánh sáng là bằng chứng thực nghiệm quan trọng khẳng định ánh sáng có tính
chất sóng.
Hiện tượng quang điện là bằng chứng quan trọng chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt.
Sóng điện từ có bước sóng càng ngắn, photon có năng lượng càng lớn thì tính chất hạt thể hiện càng rõ, như hiện tượng quang điện ở khả năng đâm xuyên, khả năng phát quang,... còn tính chất sóng càng mờ nhạt. Trái lại, sóng điện từ có bước sóng càng dài, photon ứng với nó có năng lượng càng nhỏ thì tính chất sóng lại thể hiện rõ hơn như ở hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ, tán sắc,... còn tính chất hạt thì mờ nhạt.
HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN TRONG.
Chất quang dẫn và hiện tượng quang điện trong
Chất quang dẫn là chất bán dẫn có tính chất cách điện khi không bị chiếu sáng và trở thành dẫn điện khi bị chiếu sáng thích hợp như Si, Ge, PbS,...
Hiện tượng quang điện trong hay còn gọi là hiện tượng quang dẫn (HTQD) là hiện tượng ánh sáng giải phóng các êlectron liên kết để chúng trở thành các êlectron dẫn đồng thời giải phóng các lỗ trống tự do.
Electron quang dẫn thoát ra để lại lỗ trống, lỗ trống cũng tham gia dẫn điện. Khi dừng chiếu sáng, tái hợp, không dẫn điện nữa.
Hy vọng với tài liệu Hiện tượng quang điện sẽ giúp bạn giỏi hơn nhanh chóng. Và hy vọng bạn sẽ học giỏi hơn cùng Tự Học 365.